Top 10 nguyên nhân gây bệnh gout (gút) và cách phòng tránh

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh gout (gút), trong đó trực tiếp nhất là sự lắng đọng tinh thể muối urat tại khớp xương gây đau nhức cho người bệnh. Việc hiểu rõ các nguyên do của bệnh giúp bạn phòng ngừa hoặc điều trị hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin hữu ích.

10 nguyên nhân gây bệnh gout là gì?

1. Do giới tính

Theo thống kê, tỷ lệ nam giới mắc bệnh gout ngày càng tăng cao hơn so với nữ giới. Theo đó, nguyên nhân chính có thể đến từ thói quen sinh hoạt không điều độ, nam giới cũng là đối tượng dễ béo phì, nghiện bia rượu, cà phê, hút thuốc lá, … nên nguy cơ mắc phải cao hơn.

Nguyên nhân gay ra bệnh Gout thường gặp
Nguyên nhân gay ra bệnh Gout thường gặp

2. Yếu tố di truyền

Nằm trong nguyên nhân Gout nguyên phát, những người có tiền sử gia đình mắc bệnh gout thường cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những người bình thường. Những bệnh nhân này có quá trình tổng hợp purin nội sinh tăng nhiều gây tăng axit uric. 

3. Thừa cân, béo phì

Béo phì và bệnh gout có cùng điểm chung đó là các rối loạn chuyển hóa. Do hàm lượng axit uric trong máu cao, tuy nhiên khả năng đào thải axit uric ra ngoài cơ thể lại kém nên tỉ lệ bệnh gout ở những người béo phì cũng cao hơn so với những đối tượng khác là 10%.

4. Do suy giảm chức năng thận

Axit uric được cơ thể sản sinh ra hằng ngày và được đào thải chủ yếu qua thận. Tuy nhiên, vì lý do nào đó khiến chức năng thận bị suy giảm thì kéo theo đó là khả năng đào thải axit uric cũng giảm. Dần dần, lượng axit uric tích tụ ngày này qua ngày nọ và gây ra bệnh gout.

Một số dấu hiệu cho thấy thận bị suy giảm chức năng như: người bệnh mất ngủ, hoa mắt, chóng mặt, mất tập trung, thường xuyên tiểu đêm, đau nhức xương khớp, suy giảm chức năng sinh lý…

5. Thói quen uống nhiều rượu bia

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, bia rượu là loại thức uống chứa lượng purin rất lớn, làm tăng nồng độ axit uric trong máu, khi lượng axit uric vượt quá ngưỡng cho phép sẽ gây tích tụ muối urat tại các khớp. 

6. Chế độ ăn uống thiếu khoa học

Chế độ ăn uống thiếu khoa học chính là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh gout. Theo đó, khi cơ thể nạp vào quá nhiều loại thực phẩm giàu chất purin thì nguy cơ dễ mắc bệnh gout càng tăng cao. Các loại thực phẩm giàu purin phải kể tới là: các loại thịt đỏ (thịt bò, thị lợn, thịt dê,…); Hải sản (Tôm, cua, cá ngừ,..), Các loại rau chứa nhiều purin (măng tây, nấm, rau bina, cà chua…).

7. Do uống vitamin có chứa niacin

Một số loại thuốc làm giảm thải axit uric qua thận, rối loạn chuyển hóa axit uric: Thuốc lợi tiểu Thiazid, thuốc trị bệnh Packinson, thuốc aspirin, … cũng có thể là nguyên nhân gây nên bệnh gout.

8. Mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa khác

Qua nghiên cứu, nguy cơ mắc bệnh gout ở các nhóm đối tượng mắc bệnh rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipid máu, … thường cao hơn những người bình thường.

9. Do cấy ghép nội tạng

Bệnh gout cũng thường xảy ra ở những người phải cấy ghép các cơ quan trên cơ thể nhiều hơn những người bình thường. Đây được xem là một trong những biến chứng có thể xuất hiện kèm theo khi thực hiện cấy ghép nội tạng.

10. Cơ thể bị nhiễm chì

Cơ thể bị nhiễm độc chì cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh gout. Cơ chế ngộ độc chì dẫn đến bệnh gout là do sự gia tăng nồng độ axit uric. Sau đó, axit uric kết tinh ở các khớp cuối cùng và dẫn tới bệnh gout. 

Cách phòng tránh bệnh gout đơn giản

Bệnh gout hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu chúng ta xây dựng một chế độ sinh hoạt lành mạnh và khoa học để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và duy trì nồng độ axit uric trong ngưỡng cho phép. Để đề phòng bệnh gout cần có một số lưu ý cụ thể sau:

Cách phòng tránh bệnh gout ngay tại nhà
Cách phòng tránh bệnh gout ngay tại nhà
  •  Duy trì chế độ độ ăn uống khoa học
  • Tăng cường nhiều loại rau xanh, hoa quả trong thực đơn hàng ngày. Đồng thời, cung cấp thêm các loại thực phẩm như: ngũ cốc, bánh mì trắng, các loại rau xanh, cà rốt, bắp cải, đậu phụ, hoa quả.
  • Chỉ nên ăn tối đa 15g thịt một ngày. Hạn chế ăn nội tạng tạng động vật (lòng lợn, tiết canh, gan, thận, óc, dạ dày, lưỡi…), các loại thịt đỏ (thịt trâu, bò, chó, dê), các loại hải sản (tôm, cua, cá béo). Có thể ăn trứng, sữa, phomat, thịt trắng như thịt gia cầm, cá nạc.
  • Hạn chế các món ăn có độ chua như dưa hành muối, hoa quả chua, uống nước chanh,…
  • Tránh rượu, bia, đồ uống có cồn và các chất kích thích.
  • Uống đủ nước mỗi ngày để tăng khả năng bài tiết thải axit uric ra ngoài cơ thể
  • Giữ mức cân nặng hợp lý, tránh thừa cân, béo phì.
  • Vận động hợp lý

Việc lựa chọn môn thể thao phù hợp và tập luyện đều đặn mỗi ngày, mỗi lần 30 phút sẽ giúp ích trong việc lưu thông khí huyết, cũng như tăng cường chức năng thận hoạt động để đào thải axit uric ra ngoài. Từ đó, chức năng trao đổi chất và dịch khớp được tiết ra nhiều hơn để bôi trơn khớp sẽ giúp giảm sưng đau hiệu quả.

  • Lối sống, sinh hoạt lành mạnh
  • Không nên thức khuya 
  • Thường xuyên tắm giặt vệ sinh cơ thể 
  • Giữ tâm lý vui vẻ, thoải mái, tránh căng thẳng
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như cafe, thuốc lá,…
  • Đi ngủ và thức dậy đúng giờ
  • Theo dõi sát sao các thay đổi bất thường của cơ thể

Việc chúng ta thường xuyên quan sát, theo dõi các thay đổi bất thường trên cơ thể như sưng đau, tấy đỏ, nóng rát ở các khớp sau những bữa ăn giàu đạm hay uống rượu bia… cũng sẽ góp phần vào việc phát hiện và ngăn chặn bệnh kịp thời, tránh diễn tiến bệnh lý nguy hiểm.

Phía trên là những thông tin giải đáp nguyên nhân bệnh gout. Hy vọng bài viết hữu ích cho nhiều người. Nếu có bất cứ băn khoăn nào cần giải đáp, hãy để lại bình luận phía dưới bài viết để được chuyên gia Metaherb tư vấn chi tiết!

Có thể bạn quan tâm

5/5 - (2 bình chọn)
Hoàng Vân
Chuyên khoa

Gout, Dạ dày, Tiểu đường, Sinh lý

Nơi công tác

Phòng tư vấn và chăm sóc bệnh nhân Metaherb

Nếu có một trong các biểu hiện sau cần tư vấn tôi sẽ hỗ trợ miễn phí

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?