Bệnh tiểu đường là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, phân loại, biến chứng và cách điều trị
Tiểu đường (đái tháo đường) là căn bệnh đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng. Để phòng ngừa hay điều trị bệnh hiệu quả thì việc hiểu đúng, hiểu đủ về nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, phân loại cũng các biến chứng của tiểu đường là vấn đề quan trọng hàng đầu mà nhiều người nên biết.
Bệnh tiểu đường là gì?
Để tìm hiểu sâu hơn về bệnh thì trước tiên bạn cần biết tiểu đường thực chất là gì? Theo, tiểu đường hay còn được gọi là đái tháo đường, đây là bệnh mãn tính do lượng đường trong máu luôn cao hơn mức bình thường. Khi cơ thể bị thiếu hụt hay đề kháng với insulin sẽ dẫn đến sự rối loạn chuyển hóa đường trong máu và làm tăng lượng đường ở mức rất cao. Có thể hiểu đơn giản thì bệnh tiểu đường chính là lượng đường trong máu cao hơn mức thông thường dẫn đến những vấn đề nguy hiểm về sức khỏe.

Trong 10 năm qua, số người mắc bệnh tiểu đường tăng 200%, đây là lý do bệnh này được xếp vào nhóm có tốc độ gia tăng “chóng mặt”. Với triệu chứng đa dạng, khó xác định và những biến chứng khôn lường nên tiểu đường luôn là nỗi ám ảnh đối với nhiều người. Hãy cẩn trọng và tìm hiểu kỹ về bệnh để sớm phát hiện hoặc có những phương pháp phòng tránh, điều trị thích hợp.
Bệnh tiểu đường gồm những loại nào?
Bệnh đái tháo đường (tiểu đường) tuýp 1
Chúng được hiểu là chứng rối loạn tự miễn. Khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào tuyến tụy – nơi sản xuất insulin sẽ gây ra sự thiếu hụt insulin và làm tăng lượng trong máu. Các triệu chứng của bệnh lý tiểu đường tuýp 1 cũng xuất hiện tương đối sớm và ở độ tuổi trẻ như vị thành niên hay thậm chí là trẻ nhỏ.
Bệnh đái tháo đường (tiểu đường) tuýp 2
Còn được gọi là tiểu đường không phụ thuộc insulin. Loại tiểu đường này phổ biến nhất, chiếm đến 90-95% số người mắc phải trong tổng số bệnh nhân đái tháo đường. Theo đó, khi các tế bào trong cơ thể đề kháng với insulin, song song với đó tuyến tụy không thể cung cấp đủ lượng insulin để vượt qua sự đề kháng này dẫn đến sự thay đổi hoạt động và chuyển hóa của đường. Thông thường đường sẽ di chuyển vào các tế bào để tạo ra năng lượng cho cơ thể nhưng khi tees bào đề kháng với insulin sẽ khiến đường không thể di chuyển mà tích tụ lại trong máu của bạn. Điều này khiến lượng đường huyết tăng nhanh chóng, quá mức cho phép gây nên nhiều hệ quả.

Loại tiểu đường khác
Một số loại điển hình như tiểu đường thai kỳ hay đái tháo nhạt. Nếu đái tháo nhạt xảy ra khi thận mất khả năng trữ nước thì tiểu đường thai kỳ lại chỉ xuất hiện ở phụ nữ mang thai và sẽ tự biến mất sau khi sinh con. So với đái tháo nhạt thì tiểu đường thai kỳ phổ biến hơn, nếu không được điều trị thì bệnh có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với thai phụ và cả thai nhi nên mẹ bầu cần lưu ý.
Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường
Có thể nói tiểu đường xuất hiện do sự thay đổi, rối loạn trong quá trình chuyển hóa glucose của cơ thể. Những vấn đề xảy ra trong quá trình trao đổi chất là nguyên nhân khiến glucose không thể đi vào tế bào, cung cấp năng lượng mà chúng khiến lượng đường tích tụ dần trong máu, lâu ngày lượng đường càng tăng cao, quá mức cho phép gây nên bệnh đái tháo đường.
Nguyên nhân gây nên bệnh tiểu đường cũng không hề rõ ràng và chưa có bất cứ kết luận nào chính xác. Tuy nhiên, về cơ bản bạn nên lưu ý:
Bệnh tiểu đường tuýp 1: Xuất hiện do yếu tố di truyền (bố mẹ hoặc anh chị em bị bệnh) hay do sự thiếu hụt vitamin D, tiếp xúc với kháng thể gây bệnh hay có sự xuất hiện của kháng thể bệnh tiểu đường.
Bệnh tiểu đường tuýp 2: Do thừa cân, béo phì là nguyên nhân chính. Ngoài ra, yếu tố di truyền, ăn uống thiếu khoa học, lười vận động hay những người mắc bệnh lý về huyết áp, tim mạch đều có nguy cơ cao bị bệnh.

Bệnh tiểu đường thai kỳ: Có thể bạn chưa biết, trong quá trình mang thai thì nhau thai sẽ tạo ra kích thích tố khiến tế bào có khả năng kháng insulin tốt hơn. Trong khi đó, tuyến tụy không sản xuất đủ insulin để chống lại đề kháng này sẽ dẫn đến lượng đường được vận chuyển vào tế bào thì giảm còn lượng đường tích tụ trong máu tăng và gây bệnh.
Dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường
Có thể nói triệu chứng của bệnh vô cùng đa dạng và khó để phân biệt. Tuy nhiên bạn vẫn nên lưu ý nếu thấy một số biểu hiện điển hình dưới đây.
Liên tục khát nước
Khi lượng đường tích tụ trong máu quá nhiều, cơ thể sẽ tạo ra cơ chế tự động tách nước từ tế bào để bơm vào máu, giúp pha loãng lượng đường. Điều này dẫn đến các tế bào bị thiếu nước trầm trọng và liên tục cần bổ sung. Chính vì vậy khi uống nhiều nước hay vừa uống nước xong đã cảm thấy vô cùng khát, hiện tượng trên lặp đi lặp lại trong nhiều ngày thì bạn cần chú ý bởi chúng có thể cảnh báo bệnh lý đái tháo đường đấy.
Đi tiểu nhiều lần trong ngày
Người bình thường đi tiểu 4-10 lần/ngày và trung bình khoảng 6-7 lần. Tuy nhiên nếu bạn thấy bản thân liên tục đi tiểu quá nhiều lần trong ngày và lặp lại trong một khoảng thời gian thì hãy chú ý bởi đây có thể là biểu hiện của bệnh tiểu đường. Việc tế bào thiếu nước khiến bạn liên tục thấy khát, uống nhiều nước cùng với việc cơ thể muốn loại bỏ lượng đường dư thừa nên đẩy mạnh cơ chế đào thải qua đường nước tiểu. Nếu thấy triệu chứng trên thì hãy lưu ý nhé.

Đói quá mức
Khi đường không được di chuyển vào tế bào để tạo nên năng lượng mà lại tích tụ trong máu khiến nhu cầu nạp thức ăn để cung cấp năng lượng cho cơ thể ngày càng gia tăng. Đây cũng chính là lý do vì sao bạn cảm thấy liên tục đói quá mức. Thậm chí ăn nhiều hơn bình thường mà vẫn cảm thấy vô cùng đói.
Miệng khô, da ngứa
Tế bào thiếu nước và chất lỏng sử dụng để đào thải (đi tiểu) nhiều khiến độ ẩm cho những bộ phận khác suy giảm, điều này có thể dẫn đến tình trạng da khô, miệng khô và có thể xuất hiện tình trạng ngứa ngáy vô cùng khó chịu. Đây cũng là một trong những dấu hiệu nhận biết bệnh lý tiểu đường mà bạn nên lưu ý.
Sút cân bất thường
Lượng đường vốn được biết đến như “nhiên liệu” cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể, khi lượng đường tích tụ trong máu và thiếu ở các tế bào khiến cơ thể buộc phải sử dụng năng lượng từ mỡ và cơ. Đây là lý do lượng mợ được đốt cháy nhiều hơn và cơ thể sẽ giảm cân đột ngột. Nếu thấy triệu chứng giảm cân bất thường thì hãy coi chừng mắc bệnh tiểu đường đấy!
Thị lực suy giảm
Có thể bạn chưa biết nhưng ảnh hưởng của lượng đường trong máu cao đến nhiều cơ quan, trong đó chúng phá hủy mao mạch ở đáy mắt và dẫn tới xuất huyết hay phù nề ở hoàng điểm. Điều này khiến thị lực của mắt bị suy giảm đáng kể. Tùy mức độ cũng như ảnh hưởng khác nhau của bệnh tiểu đường mà độ mờ của mắt có thể sẽ khác biệt.

Triệu chứng khác
Vết thương lâu lành, tay chân tê bì, thường xuyên mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, dễ bị nhiễm trùng,… đều có thể là dấu hiệu để nhận biết bệnh tiểu đường. Vì vậy người bệnh cần chú ý để sớm nhận biết những bất thường đó và thăm khám để xác định tình trạng và điều trị kịp thời, đúng cách, hiệu quả.
Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không (biến chứng tiểu đường)?
Không thể nào phủ nhận được tầm ảnh hưởng và mức độ nguy hiểm của căn bệnh này. Có thể nói, tiểu đường được ví như “đại dịch” không chỉ với tốc độ gia tăng “vun vút” mà còn tiềm ẩn vô cùng nhiều biến chứng nguy hiểm. Nếu thắc mắc bệnh tiểu đường có nguy hiểm hay không thì câu trả lời là “có”. Bệnh có nhiều biến chứng, điển hình:
Biến chứng cấp tính
Xảy ra đột ngột trong thời gian ngắn với biểu hiện người bệnh run rẩy, cồn cào, hoa mắt, chóng mặt,.. nhẹ thì gây mệt mỏi, ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc. Trường hợp nặng người bệnh có thể ngất, đe dọa tính mạng nên cần cấp cứu kịp thời.
Biến chứng mạn tính
Gây biến chứng đến nhiều hệ cơ quan trong cơ thể, trong đó phải kể đến:
- Mắt: Không chỉ khiến thị lực suy giảm mà bệnh tiểu đường còn có thể gây biến chứng tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể và dẫn đến mù lòa cho mắt.
- Thận: Gây biến chứng suy giảm chức năng lọc, bài tiết của thận và dẫn đến suy thận.
- Tim mạch: Tiểu đường tác động gây biến chứng đến hệ tim mạch như cao huyết áp, xơ cứng động mạch, nhồi máu cơ tim hay thậm chí là tai biến mạch máu não vô cùng nguy hiểm.
- Hệ thần kinh: Biến chứng của tiểu đường gây tổn thương thần kinh thực vật hay thần kinh ngoại biên. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời có thể phải cắt cụt chân hay nguy hiểm hơn là tử vong.
- Biến chứng nhiễm trùng: Khi lượng đường trong máu quá cao sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây nên nhiễm trùng máu, nhiễm trùng đường tiết niệu hay nhiễm trùng tiêu hóa,… vô cùng nguy hiểm.

Ngoài ra, bệnh nhân tiểu đường thai kỳ nếu biến chứng có thể nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và thai nhi nên nhất định phải đặc biệt lưu ý.
Tiểu đường có chữa được không?
Một trong những tin buồn cho bệnh nhân tiểu đường là bệnh không thể chữa khỏi triệt để. Mặc dù y học ngày càng phát triển, tuy nhiên việc điều trị bệnh chỉ giúp điều hòa đường huyết và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh chứ chưa thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Chính vì vậy, bạn nên phòng bệnh là hơn cả. Nếu chẳng may mắc bệnh thì cần điều trị ngay để tránh những biến chứng nguy hiểm.
Với bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 thì không có cách nào để điều trị, tuy nhiên nếu bị tiểu đường tuýp 2 ở giai đoạn đầu thì việc chữa bệnh sẽ dễ dàng hơn, thậm chí người bệnh vẫn có thể sống khỏe, thậm chí đến hơn 20 năm không cần sử dụng thuốc. Vì vậy việc phát hiện và điều trị bệnh sớm đóng vai trò vô cùng quan trọng nên người bệnh cần lưu ý đặc biệt.
Cách điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả
Điều trị theo phương pháp Tây y
Việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ và sử dụng những loại thuốc tây cần thiết theo chỉ dẫn của bác sĩ đang là phương pháp được nhiều người lựa chọn hiện nay. Những loại thuốc có tác dụng điều hòa đường huyết, giảm lượng đường hay ngăn ngừa biến chứng của bệnh,… sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng theo tình trạng cụ thể của người bệnh. Tuy có nhiều tác dụng nhưng thuốc tây cũng có thể gây nên những tác dụng phụ không mong muốn nên người bệnh cần lưu ý. Đặc biệt, người bị bệnh tiểu đường tuyệt đối không tự ý dùng thuốc bởi chúng có thể gây nguy hiểm khôn lường.

Sử dụng thảo dược từ thiên nhiên
Bên cạnh thuốc tây thì việc sử dụng một số loại thảo dược tự nhiên để chữa bệnh đái tháo đường cũng đang được nhiều người bệnh lựa chọn.
Neem Ấn Độ
Không chỉ có tác dụng làm chậm hấp thu đường sau khi ăn, kích thích tuyến tụy sản xuất insulin mà neem Ấn Độ còn có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, tăng cường lưu thông máu, bảo vệ tế bào và mạch máu, từ đó ngăn ngừa biến chứng xơ vữa động mạch mà tiểu đường có thể gây ra.
Cam thảo đất
Có chứa hoạt chất amelin đã được các nhà khoa học chứng minh công dụng ổn định đường huyết, từ đó hỗ trợ bệnh nhân điều trị tiểu đường hiệu quả. Đây cũng là một trong những thảo dược tự nhiên đang được bệnh nhân tiểu đường yêu thích và “săn lùng”.
Hoài Sơn
Theo nghiên cứu của TS.DS. Trần Hữu Dũng tại trường đại học Y dược Huế cho thấy, Hoài sơn có chứa thành phần là các men với tác dụng thủy phân ở đường trong cơ thể. Chính vì vậy chúng giúp làm giảm đáng kể lượng đường trong máu. Bên cạnh đó, hoài sơn còn có tác dụng ngăn ngừa biến chứng thần kinh ngoại biên, tốt cho gan, thận, cải thiện các triệu chứng và vấn đề mà bệnh nhân tiểu đường gặp phải.
Dây thìa canh
Thành phần Acid Gymnemic có trong dây thìa canh giúp kích thích sản xuất ra 1 loại hormon chịu trách nhiệm chuyển hóa đường ở tuyến tụy, tăng khả năng bài tiết insulin cũng như làm chậm lại quá trình hấp thu glucose ở ruột. Thêm nữa, loại thảo dược này còn có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm tốt nên được nhiều người bệnh tiểu đường ưa chuộng.

Tỏi đen
Chứa allicin giúp phân hủy đường nhanh và chất alkaloid giúp kích thích sản xuất insulin ở tuyến tụy, làm giảm đường huyết. Bên cạnh đó, với nhiệt độ và sử dụng tỏi đen lâu ngày có thể tạo nên những phản ứng hóa học giúp chuyển hóa lượng đường thành năng lượng nhiều hơn, từ đó hỗ trợ điều trị đái tháo đường hữu hiệu.
Khổ qua rừng
Chứa hàm lượng lớn chất chống oxy hóa, vitamin C và carotene giúp ức chế sự hấp thu glucose ở các tế bào. Đồng thời, chúng cung cấp những hoạt chất tương tự như insulin, từ đó có công dụng cân bằng và ổn định đường huyết.
Những lưu ý kiểm soát bệnh tiểu đường
Kiểm soát chỉ số HbA1C
Đây là chỉ sổ trong xét nghiệm, phản ánh tình trạng đường huyết của bạn trong 3 tháng. Chính vì vậy, người bệnh cần thường xuyên kiểm tra chỉ số này (3 tháng/1 lần) để nắm được tình trạng của bản thân và có hướng điều chỉnh, kiểm soát tốt nhất. Theo đó, chỉ số HbA1c < 6.5% có nghĩa đường huyết của bạn đang được kiểm soát tốt. Đồng thời, chúng biểu thị khả năng làm chậm và ngăn ngừa biến chứng về mắt, thận, tim mạch và thần kinh do bệnh tiểu đường gây ra được tốt hơn. Kiểm soát chỉ số HbA1C là vấn đề hàng đầu mà bệnh nhân tiểu đường nên lưu tâm.
Lưu ý trong chế độ ăn uống
Để kiểm soát bệnh, hỗ trợ điều trị, ngăn ngừa biến chứng và sống khỏe với bệnh tiểu đường thì chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số lời khuyên mà bệnh nhân mắc đái tháo đường nên tham khảo:

- Nên ăn các loại rau xanh, hoa quả có chứa nhiều chất xơ như: cải xanh, bông cải xanh, rau bina, cam, quýt, táo, bưởi,…
- Hạn chế chất đường bột, sử dụng thực phẩm chứa tinh bột lành mạnh như: ngũ cốc nguyên hạt, đậu đỗ,…
- Hạn chế chất đạm và sử dụng chất béo có lợi.
- Nên ăn nhiều cá (2 lần/tuần).
- Không ăn đồ ngọt, nước ngọt có ga,..
- Ăn ít cơm trắng, hạn chế tối đa hoa quả sấy khô, chất béo bão hòa, mỡ và nội tạng động vật,…
- Nên chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.
- Ăn chậm, nhai kỹ và vận động nhẹ nhàng sau khi ăn.
Người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể sống khỏe nếu biết cách kiểm soát đường huyết, duy trì chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học. Hy vọng với những thông tin tổng hợp về bệnh tiểu đường mà Metaherb cung cấp như trên sẽ hữu ích dành cho nhiều người. Hãy nhờ phòng bệnh hơn chữa bệnh nên từ bây giờ nên điều chỉnh chế độ ăn uống thích hợp nhé. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc gì, hãy để lại bình luận ở khung phía dưới để được chúng tôi giải đáp nhé!
Có thể bạn quan tâm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!