Xung huyết dạ dày là gì? Có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Xung huyết dạ dày nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường, thậm chí đe dọa tính mạng. Vì vậy việc hiểu về nguyên nhân, triệu chứng sẽ giúp bạn tìm ra phương pháp xử lý kịp thời và điều trị tốt nhất.
Viêm xung huyết dạ dày là gì?
Xung huyết dạ dày là tình trạng mà một số người bị đau dạ dày gặp phải. Theo đó, có thể hiểu chúng là tình trạng niêm mạc dạ dày bị viêm loét, kéo theo sự giãn nở của các mạch máu ở vùng viêm do ứ máu nhiều gây nên viêm nhiễm. Đây là một trong những tình trạng không quá phổ biến nhưng cũng có một số trường hợp gặp phải nên bạn cần đặc biệt lưu ý.
Nguyên nhân viêm xung huyết dạ dày
Bất cứ vấn đề hay bệnh lý nào mà cơ thể gặp phải đều xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó viêm xung huyết dạ dày cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, một số nguyên nhân gây xung huyết dạ dày điển hình phải kể đến như:

- Thứ nhất, người bệnh sử dụng thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) trong một khoảng thời gian dài. Loại thuốc trên ức chế prostaglandin, đối phó với viêm nhiễm nhưng nếu sử dụng trong thời gian dài có thể gây ức chế sản sinh chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày và tạo điều kiện cho axit trong bao tử “càn quét” vào bên trong, tiếp xúc trực tiếp với lớp niêm mạc và gây nên xung huyết dạ dày.
- Thứ hai, do vi khuẩn (Helicobacter pylori) hoặc nhiễm virus cytomegalo xâm nhập vào dạ dày và gây bệnh.
- Thứ ba, xung huyết dạ dày do chế độ ăn uống thiếu khoa học, sử dụng quá nhiều đồ ăn chua, cay, nhiều chất béo mà lại thiếu các dưỡng chất khác.
- Thứ tư, do sử dụng quá nhiều rượu bia và các loại đồ uống có cồn khác gây xung huyết dạ dày.
- Thứ năm, thường xuyên bỏ bữa, ăn quá no hoặc quá đói.
- Thứ sáu, do căng thẳng, stress kéo dài.
- Thứ bảy, do mạch máu bị tổn thương, mất ngủ lâu ngày, chấn thương trực tiếp đến dạ dày.
- Thứ tám, do biến chứng nguy hiểm từ đau dạ dày hay viêm loét dạ dày – tá tràng,…
Triệu chứng xung huyết dạ dày
Tình trạng trên xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, chính vì vậy chúng cũng có biểu hiện triệu chứng vô cùng đa dạng. Tuy nhiên, bạn có thể nhận biết thông qua những dấu hiệu điển hình phải kể đến như:
- Xuất hiện những cơn đau ở vùng thượng vị cồn cào, âm ỉ hay thậm chí là quằn quại, dữ dội.
- Thường xuyên ợ hơi, ợ chua, đặc biệt là sau khi ăn.
- Bụng đầy hơi, chướng, khó tiêu, khó chịu.
- Buồn nôn hoặc nôn.
- Chán ăn và sụt cân đột ngột trong thời gian ngắn.
- Lợi bị chảy máu và xuất hiện rêu trắng nhiều ở lưỡi.

Thậm chí một số trường hợp người bệnh toát mồ hôi, người tái xanh, đi ngoài phân đen có mùi khó chịu hay thậm chí là nôn ra máu. Biểu hiện bệnh của mỗi người khác nhau cũng phần nào phán ảnh nguyên nhân xuất hiện cũng như mức độ nặng nh. Vì vậy bạn nên lưu ý đến tất cả những bất thường của cơ thể để sớm có phương án xử lý kịp thời.
Xung huyết dạ dày có nguy hiểm không?
Nhiều người vẫn thường chủ quan với tình trạng trên mà không biết rằng nếu không điều trị kịp thời thì xung huyết dạ dày có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường. Trong đó một số biến chứng nguy hiểm như loét tá tràng, chảy máu dạ dày nhiều dẫn đến mất máu nếu không cấp cứu kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Bên cạnh đó, một trong những biến chứng nghiêm trọng do đau dạ dày hay viêm xung huyết dạ dày gây ra nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách đó là ung thư dạ dày. Chính vì vậy, viêm xung huyết dạ dày vô cùng nguy hiểm mà nhất định bạn đừng chủ quan. Hãy thăm khám và điều trị ngay khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường điển hình như gợi ý phía trên để tránh biến chứng nguy hiểm nhé.
Cách điều trị viêm xung huyết dạ dày
Để xác định xung huyết dạ dày có nhiều phương pháp như: Xét nghiệm máu, kiểm tra mẫu phân, chụp X-quang dạ dày hay xét nghiệm H.pylori. Đồng thời, song song đó là nội soi dạ dày để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và những vấn đề mà dạ dày gặp phải, từ đó có hướng điều trị thích hợp, hiệu quả. Người bệnh nên đến những cơ sở y tế uy tín để quá trình thăm khám bệnh và chẩn đoán được chính xác nhất. Sau khi xác định xung huyết dạ dày thì có thể điều trị theo nhiều cách khác nhau, điển hình:
Sử dụng thuốc Tây
Điều trị theo phác đồ của bác sĩ và uống thuốc theo đơn chính là phương pháp phổ biến hàng đầu mà nhiều người lựa chọn hiện nay. Hiện nay, một số nhóm thuốc được sử dụng phổ biến như thuốc kháng sinh, thuốc ức chế bơm proton, thuốc chẹn Histamine, thuốc phục hồi tổn thương và bảo vệ niêm mạc dạ dày,… Tùy thuộc vào tình trạng của mỗi người mà bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định sử dụng các loại thuốc vời liều lượng thích hợp.

Thuốc tây cho hiệu quả nhanh nhưng hầu như chúng tập trung nhiều hơn vào giải quyết triệu chứng biểu hiện và trị bệnh ở phần “ngọn” chứ chưa phải “gốc rễ”. Điều này lý giải vì sao dùng thuốc tây sau một thời gian có hiện tượng lờn thuốc và dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng đến các hệ cơ quan khác. Vì vậy người bệnh nên cân nhắc khi có ý định sử dụng và điều trị lâu dài. Đặc biệt, không tự ý dùng thuốc nếu chưa có sự chỉ định, hướng dẫn từ bác sĩ.
Bài thuốc từ Đông y
Bên cạnh thuốc tây thì hiện nay một số bài thuốc từ đông y cũng được người bệnh khá ưa chuộng. Cách chữa xung huyết dạ dày với những bài thuốc từ đông y cũng mang đến hiệu quả nhất định. Một trong những bài thuốc điển hình như:
Chuẩn bị:
- Đẳng sâm, Bạch linh, Ý dĩ, Bạch truật, Quy đầu: mỗi vị 12g
- Đan bì, Cam thảo, Bán hạ: mỗi vị 8g
- Bạch thược: 16g
- Táo đỏ: 4g
Cách thực hiện:
- Đem tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị vào nồi rồi sắc lấy nước uống
- Chia nước thuốc thành 3-4 phần bằng nhau rồi uống sau khi ăn 30 phút và trước khi đi ngủ 1 tiếng.

Bên cạnh bài thuốc từ bạch thược thì hiện nay việc trị xung huyết dạ dày bằng bạch truật hay một số vị thuốc khác trong Đông y cũng mang đến hiệu quả bảo vệ niêm mạc, làm lành vết loét, giảm đau cũng như cải thiện triệu chứng của xung huyết dạ dày hiệu quả. Đây cũng là phương pháp điều trị mà người bệnh có thể tham khảo.
Phương pháp dân gian
Sử dụng thảo dược tự nhiên để trị viêm xung huyết dạ dày đang là phương pháp được nhiều người truyền tai nhau. Theo đó, những bài thuốc điển hình đang được nhiều người áp dụng như:
- Nghệ + mật ong: Dùng nghệ trộn lẫn với mật ong để ăn trước bữa cơm khoảng 30 phút, ngày áp dụng 2 lần.
- Chuối xanh + mật ong: Đem chuối xanh phơi khô rồi nghiền thành bột và trộn cùng mật ong để sử dụng. Người bị xung huyết dạ dày nên ăn khoảng 2 lần/ngày là tốt nhất.
- Lá mơ lông: Đem lá mơ lông rửa sạch, phơi khô rồi nghiền thành bột mịn. Dùng bột gạo vo thành viên rồi cho bột lá mơ lông vào trong giữa và hấp chín, mỗi ngày dùng vài lần sẽ cải thiện xung huyết niêm mạc dạ dày hiệu quả.
- Nha đam + mật ong: Dùng thịt nha đam xay nhuyễn rồi trộn cùng mật ong và bảo quản trong tủ lạnh để sử dụng hàng ngày. Mỗi lần sử dụng 2 thìa canh và áp dụng 2 lần/ngày.

Những bài thuốc đơn giản từ dân gian nhưng mang đến hiệu quả khá tốt trong việc giảm đau cũng như cải thiện những triệu chứng của xung huyết dạ dày hữu hiệu. Đây cũng là một trong những gợi ý mà người bệnh có thể tham khảo và áp dụng.
Lời khuyên cho người bị viêm xung huyết dạ dày
Xung huyết dạ dày nên ăn gì và kiêng gì?
Chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi người nói chung và người bị xung huyết dạ dày nói riêng. Vậy nếu chẳng may rơi vào tình trạng trên thì bạn nên điều chỉnh chế độ ăn uống như thế nào mới thích hợp, tốt nhất cho dạ dày và sức khỏe? Hãy bổ sung thực phẩm có lợi, tránh xa những đồ ăn gây hại.
Thực phẩm NÊN bổ sung
- Người bệnh nên bổ sung các loại thực phẩm giàu axit béo omega 3: cá hồi, cá thu, quả óc chó, bơ,…
- Thực phẩm giàu vitamin và chất xơ: Rau xanh, trái cây
- Thực phẩm chứa probiotic: sữa chua uống, sản phẩm lên men vi sinh,…
- Bên cạnh đó, bạn nên bổ sung những thực phẩm có tác dụng kháng khuẩn như mật ong và nên thường xuyên ăn đồ luộc, hấp, nấu chín mềm là tốt nhất.
Thực phẩm cần TRÁNH
- Đồ ăn, gia vị cay, nóng như ớt, hạt tiêu
- Đồ ăn chua, chứa nhiều axit: dưa muối, cà muối, xoài chua, cóc, nhót,…
- Không ăn quá mặn.
- Hạn chế protein khó hấp thụ: thịt đỏ, hải sản,…
- Tránh ăn đồ tái sống, đồ ăn chiên xào, rán nhiều dầu mỡ.
- Thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn như thịt hộp, xúc xích, thịt hun khói,…
- Tránh xa rượu bia, nước ngọt có ga và các loại đồ uống chứa cồn khác.

Đồng thời, ăn uống đúng cách, ăn chậm, nhai kỹ, không ăn quá no hay quá đói là tốt nhất. Người bị bệnh liên quan đến dạ dày cũng nên chú ý tránh ăn đồ quá cứng, không chanh canh cùng cơm (nên ăn canh sau khi ăn hết cơm) là tốt nhất. Xây dựng và duy trì thói quen ăn uống khoa học không chỉ cải thiện triệu chứng, hỗ trợ điều trị viêm xung huyết dạ dày mà còn bảo vệ sức khỏe cũng như sự hoạt động thuận lợi của các hệ cơ quan khác trong cơ thể mà bạn cần lưu ý.
Xung huyết dạ dày nên lưu ý những gì?
Bên cạnh chế độ ăn uống thì người bệnh cần chú ý đến thói quen sống và sinh hoạt sao cho khoa học. Người bệnh tránh thức khuya, làm việc quá sức hay vận động mạnh sau khi vừa ăn. Hãy ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi và hạn chế căng thẳng, lo âu, luôn vui vẻ, thoải mái để quá trình điều trị bệnh hiệu quả, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy đến.
Xung huyết dạ dày hoàn toàn có thể kiểm soát và điều trị nếu bạn phát hiện sớm và có phương pháp điều trị đúng cách, kịp thời. Với những thông tin mà Metaherb cung cấp về xung huyết dạ dày là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, mức độ nguy hiểm và cách điều trị bệnh hy vọng sẽ hữu ích dành cho nhiều người. Nếu có bất cứ thắc mắc hay thông tin cần chia sẻ, hãy để lại bình luận cho chúng tôi ở khung phía dưới nhé!
Có thể bạn quan tâm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!