Viêm dạ dày là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị dứt điểm
Viêm dạ dày không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống và năng suất lao động. Nhiều nghiên cứu khoa học đã nhận định, bệnh có thể biến chứng thành ung thư dạ dày cực kỳ nguy hiểm. Để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm, người bệnh nên tìm hiểu kỹ bệnh lý, nắm rõ triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm.
Viêm dạ dày là gì? Giai đoạn phát triển như thế nào?
Viêm dạ dày là dấu hiệu tổn thương xảy ra khi lớp mô phía dưới bị lộ ra do lớp niêm mạc cuối cùng bị bào mòn. Từ đó gây nên viêm loét trên vùng niêm mạc. Về lâu dài nếu ổ loét càng lớn và chảy máu bệnh có thể dẫn đến xuất huyết tiêu hóa. Nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời, biến chứng xuất huyết càng nặng có thể dẫn đến nguy cơ tử vong.

Bệnh lý viêm dạ dày phát triển theo 2 giai đoạn cấp và mãn tính, có mức độ nguy hiểm khác biệt:
- Mức độ cấp tính: Người bệnh được chẩn đoán viêm dạ dày cấp tính khi tình trạng viêm, sưng niêm mạc dạ dày xảy ra đột ngột. Bệnh có tính chất tạm thời và thường đi kèm với triệu chứng xuất huyết dạ dày.
- Mức độ mãn tính: Khác với tình trạng cấp tính, tình trạng mãn tính diễn ra một cách từ từ và âm ỉ trong cơ thể người bệnh trong một thời gian dài. Bên cạnh đó, nếu viêm dạ dày cấp tính không được giải quyết nhanh gọn thì cũng sẽ dẫn đến tình trạng mãn tính.
Chuyên gia cho biết, tình trạng dạ dày bị viêm thường bắt đầu với những cơn cấp tính và có những biểu hiện tương đối rõ ràng. Chính vì vậy, khi thấy những dấu hiệu bệnh thì bạn cần đi khám ngay lập tức, tránh để bệnh phát triển thành mãn tính.
4 triệu chứng viêm dạ dày phổ biến nhất
Biểu hiện của bệnh lý này khá dễ nhận biết. Bạn hoàn toàn có thể nghi ngờ mình bị viêm dạ dày nếu gặp phải những vấn đề sau đây:
1/ Đau tức vùng thượng vị
Khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương, chắc chắn người bệnh không thể nào tránh khỏi tình trạng đau dạ dày. Căng tức và đau vùng thượng vị (vùng bụng trên rốn) chính là cảnh báo đầu tiên cho thấy dạ dày bạn đang bị viêm.
Cơn đau có thể diễn ra âm ỉ hoặc dữ dội, cũng có trường hợp thấy đau quặn từng cơn. Ở mức độ nặng, cơn đau thậm chí còn lan ra vùng bụng xung quanh, lên ngực và sau lưng. Đau thượng vị là triệu chứng đầu tiên cảnh báo bạn bị viêm đau dạ dày.

2/ Buồn nôn và nôn
Người bệnh sẽ hay cảm thấy buồn nôn, kể cả khi no lẫn khi đói. Cảm giác thường dễ chịu hơn sau khi nôn, tuy nhiên sau đó cơn đau sẽ lại tiếp tục hoành hành. Nhiều người bệnh khi thấy nôn nao trong người hay có thói quen móc họng để cảm thấy thoải mái hơn, nhưng ngược lại việc này lại rất hại cho dạ dày, gây mất nước và chất điện giải.
3/ Ợ hơi, ợ chua
Lượng axit trong dạ dày thường tăng cao khi dạ dày bị viêm, dẫn tới triệu chứng ợ hơi, ợ chua ở người bệnh sau mỗi bữa ăn. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn có thể cảm thấy nóng rát ngực và cổ trong trường hợp bị trào ngược.
4/ Chán ăn, rối loạn tiêu hóa
Do tất cả các vấn đề trên mà bệnh nhân viêm đau dạ dày luôn cảm thấy chán ăn, ăn không ngon miệng hoặc lo sợ khi ăn xong thì sẽ càng đau và khó chịu hơn. Đau dạ dày do viêm loét khiến người bệnh lười ăn, chán ăn, làm cho cơ thể cũng bị suy nhược.
Với những vấn đề trên, cuộc sống hàng ngày của người bệnh cũng sẽ bị ảnh hưởng. Bởi vậy mà cần phải tìm ra nguyên nhân gây bệnh để có thể khắc phục kịp thời vấn đề của bản thân.
Nguyên nhân gây viêm dạ dày theo từng dạng bệnh lý
Có rất nhiều nguyên nhân gây tổn thương niêm mạc dạ dày dẫn đến viêm đau, trong đó bao gồm: chế độ ăn uống và sinh hoạt không khoa học, căng thẳng, stress, nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng, sử dụng nhiều chất kích thích hoặc do dùng các loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau,…
Tuy nhiên, mỗi nguyên nhân là yếu tố dẫn đến nhiều dạng bệnh lý viêm đau dạ dày khác nhau. Người bệnh nên nắm rõ 4 dạng bệnh lý dưới đây:
1/ Viêm dạ dày HP
Nguyên nhân chính gây nên viêm dạ dày chính là vi khuẩn HP. Khi đi vào cơ thể con người, loại vi khuẩn này có khả năng tiết ra hoạt chất giúp trung hòa môi trường acid và phát triển trong dạ dày. Từ đó, vi khuẩn HP bắt đầu xâm nhập lớp niêm mạc, gây tổn thương thành dạ dày, phá hủy lớp màng bảo vệ, gây viêm loét.
Theo thống kê của Bộ Y tế, có khoảng 80% dân số Việt Nam nhiễm vi khuẩn HP và bệnh lý viêm dạ dày HP. Đồng thời, bệnh lý đang có xu hướng phát triển trẻ hóa và có biến chứng khó lường.

2/ Viêm dạ dày – tá tràng
Viêm loét dạ dày-tá tràng là căn bệnh gây tổn thương viêm và loét trên niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng (phần đầu của ruột non). Những tổn thương này xảy ra khi lớp niêm mạc (màng lót bên trong cùng) của dạ dày hay tá tràng bị bào mòn và các lớp bên dưới thành dạ dày hay thành ruột sẽ bị lộ ra. Vết loét ở tá tràng chiếm 95%, vết loét ở dạ dày chiếm 60%, trong đó vết loét ở bờ cong nhỏ dạ dày chiếm 25% các trường hợp.
Nguyên nhân có thể do ăn uống, do nhiễm khuẩn hoặc do dùng thuốc giảm đau, kháng sinh.
3/ Viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột là tình trạng viêm niêm mạc ruột, thường do nhiễm trùng. Một số người có thể nghĩ rằng họ bị cúm dạ dày nhưng thuật ngữ chính xác hơn là viêm dạ dày ruột.
Virus là tác nhân hàng đầu gây nên viêm dạ dày ruột, ở Anh 2 chủng virus gây nên bệnh này là Norovirus và Adenvirus. Virus hiện diện sau khi ta đi vệ sinh, dễ lây lan từ người sang người bằng các tiếp xúc trực tiếp hoặc tiếp xúc gián tiếp qua đụng chạm đồ vật.

4/ Viêm dạ dày trào ngược
Đây là bệnh lý xuất phát từ tình trạng trào ngược dạ dày. Nguyên nhân là do chúng ta thường xuyên đồ chua, cay, nóng hoặc thức ăn khó tiêu, làm kích thích dạ dày tiết ra nhiều axit. Từ đó dẫn đến dư axit dạ dày, lâu ngày sẽ làm tổn thương niêm mạc và gây ra trào ngược.
Nhìn chung, viêm niêm mạc dạ dày là bệnh lý khá phức tạp khi mỗi trường hợp lại có thể dẫn đến những vấn đề khác nhau. Vậy nhưng dù xảy ra vì nguyên nhân gì thì đây vẫn là bệnh lý không thể coi thường khi vô tình mắc phải.
Chuẩn đoán viêm dạ dày như thế nào?
Để bảo vệ sức khỏe bản thân, khi có triệu chứng, người bệnh nên thăm khám và điều trị ngay. Hiện nay, y học phát triển, có rất nhiều phương pháp chẩn đoán nhanh chóng và chính xác. 2 trong số những phương pháp thăm khám viêm dạ dày tốt nhất hiện nay có thể kể đến:
- Chẩn đoán bằng nội soi: Thủ thuật này giúp bác sĩ có thể quan sát chi tiết và rõ ràng nhất về mức độ của bệnh. Đối với những ổ loét nhỏ và đơn giản thì có thể sử dụng quá trình điều trị nội khoa. Tuy nhiên với các trường hợp nặng hơn, bác sĩ sẽ đánh giá khả năng điều trị và chẩn đoán sớm ung thư nếu có.
- Tiến hành xét nghiệm máu và phân: Xét nghiệm này sẽ được tiến hành nhằm xác định các tình trạng thiếu máu, biến chứng xuất huyết tiêu hóa, hồng cầu trong phân… Từ đó bác sĩ đưa ra một phương pháp điều trị thích hợp.
Chuyên gia tiêu hóa khuyên rằng, sau khi có kết quả chẩn đoán, người bệnh nên điều trị ngay. Từ đó phòng tránh biến chứng xuất huyết tiêu hóa hoặc ung thư dạ dày, bảo vệ tính mạng.

Viêm dạ dày có nguy hiểm không? Có chữa được không?
Với nhịp sống của xã hội hiện đại, viêm đau dạ dày trở thành căn bệnh vô cùng phổ biến. Ở mức độ nhẹ, bệnh lý này chưa có gì nguy hiểm nhưng đã có thể làm giảm chất lượng cuộc sống và ảnh hưởng đến công việc cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh do đau bụng và khó chịu.
Tuy nhiên, vì nhiều người vẫn còn xem nhẹ tình trạng đau dạ dày, cho rằng đây không phải là vấn đề nghiêm trọng thì đó là sai lầm. Bệnh nếu kéo dài lâu và không có bất cứ biện pháp nào can thiệp thì nguy cơ dẫn đến biến chứng là rất cao. Tuy bệnh lý viêm dạ dày có diễn biến phức tạp, nhưng nếu được nhận biết sớm và điều trị kịp thời thì có thể khỏi dứt điểm.
Review chi tiết 3 cách điều trị bệnh lý viêm dạ dày phổ biến hiện nay
Điều trị viêm dạ dày là vấn đề được nhiều người bệnh đặc biệt quan tâm. Nhiều tài liệu y khoa đã nhận định, thuốc tân dược, Đông y và bài thuốc dân gian là 3 phương pháp chữa viêm dạ dày phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, mỗi phương pháp có ưu, nhược điểm riêng, người bệnh nên cân nhắc trước khi điều trị.
1/ Thuốc Tây y
Khi dạ dày bị tổn thương, người bệnh có thể phải kết hợp sử dụng rất nhiều loại thuốc. Các nhóm thuốc điều trị tình trạng đau dạ dày bao gồm:
- Thuốc giảm tiết axit dạ dày: nizatidine, cimetidin, famotidine,…
- Thuốc kháng axit dạ dày: stomafar, hy droxyd, magnes, maalox,…
- Thuốc tiêu diệt vi khuẩn HP: amoxicilline, clarithromycin, imidazole, …
- Thuốc ức chế proton ngăn chặn bài tiết dịch vị: omeprazole, lanzoprazole, pantoprazole,…
- Thuốc tạo màng bảo vệ niêm mạc: silicate al, silicate mg, subcitrate,…

Ưu điểm: Thuốc tân dược có tác dụng nhanh chóng, chấm dứt cơn đau dạ dày hiệu quả. Chỉ sau 3-4 liều thuốc đầu tiên, người bệnh sẽ thấy triệu chứng đau thượng vị, buồn nôn thuyên giảm hẳn.
Nhược điểm: Xét về hiệu quả dứt điểm, thuốc tân dược khó có thể chữa hết bệnh. Bởi lẽ, những hoạt chất không đi sâu vào bên trong cơ thể, không điều trị tận gốc nguyên căn. Từ đó gây nên tình trạng tái phát cơn đau khi dùng thuốc. Ngoài ra, thuốc có nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng lớn đến chức năng hệ tiêu hóa. Người bệnh nên cân nhắc sử dụng.
2/ Thuốc dân gian
Có rất nhiều các mẹo dân gian giúp người bệnh bị viêm niêm mạc dạ dày giảm bớt các cơn đau, giúp dễ tiêu hóa hơn để hạn chế việc dạ dày phải tiết nhiều axit, hoặc giúp tạo lớp màng bảo vệ phần bị viêm, loét. Người bệnh có thể thực hiện các bài thuốc dân gian từ những nguyên liệu hết sức đơn giản và quen thuộc.
- Nghệ vàng: Mỗi ngày người bệnh nên sử dụng 2 thìa tinh bột nghệ và mật ong, trước bữa ăn 30 phút để điều trị bệnh lý.
- Đậu rồng: Nhai hạt đậu rồng cùng một ít muối trắng cũng là bài thuốc dân gian hiệu nghiệm được lưu truyền lâu đời.
- Lá mơ lông: Sử dụng nước ép lá mơ lông hoặc chế biến vào nhiều món ăn khác nhau giảm ngay tình trạng trào ngược acid, ợ chua, ợ hơi.
Ưu điểm: Thuốc dân gian có nguyên liệu dễ tìm kiếm, cách làm đơn giản, có thể sử dụng ngay tại nhà.
Nhược điểm: Những bài thuốc từ dân gian chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm khó chịu cho người bệnh viêm dạ dày. Xét về hiệu quả dứt điểm, phương pháp này khó có thể làm được.
3/ Điều trị viêm dạ dày bằng dược liệu thiên nhiên
Từ xa xưa, ông cha ta đã phát hiện ra nhiều vị thảo dược tự nhiên có thành phần dược chất điều trị bệnh viêm dạ dày hiệu quả. Người bệnh có thể sử dụng những sản phẩm Đông y có chứa những vị thuốc quý sau đây:
- Bố chính sâm: Bổ khí kiện tỳ
- Bạch thược: Dưỡng huyết, hòa can chỉ thống, giảm đau, trị viêm loét
- Ô tặc cốt (Mai mực): Trung hòa dịch vị dạ dày
- Cam thảo: Kích thích sự phòng thủ của cơ thể, ngăn chặn các vết loét
- Chè dây: Tiêu diệt vi khuẩn HP, ức chế HP phát triển
- Tam thất: Cầm máu, giảm đau, bổ khí huyết, chống viêm
- Sài hồ: Tán nhiệt giải độc, giảm đau
- Đương quy: Bổ huyết, hoạt trường, điều huyết, thông kinh

Ưu điểm: Dược liệu tự nhiên rất an toàn, lành tính và không có tác dụng phụ, có thể áp dụng cho nhiều đối tượng. Bên cạnh đó, cơ chế điều trị được nhiều chuyên gia đánh giá toàn diện. Thành phần dược chất đi sâu vào cơ thể, điều trị bệnh từ nguyên căn, đồng thời bồi bổ cơ thể, khôi phục chức năng hệ tiêu hóa, phòng tái phát cơn đau.
Nhược điểm: Chữa viêm dạ dày bằng thảo dược có hiệu quả chậm hơn thuốc tân dược. Người bệnh nên kiên trì sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.
Bên cạnh phương pháp điều trị hiệu quả, để hạn chế cơn đau viêm dạ dày tái phát, người bệnh nên thiết lập chế độ ăn uống khoa học, tập luyện phù hợp, nâng cao sức đề kháng.
Viêm dạ dày nên ăn gì? Kiêng gì?
Dưới đây là những nhóm thực phẩm nên dùng và những thực phẩm nên kiêng cho người bị viêm loét dạ dày.
1/ Thực phẩm tốt cho dạ dày
Người bị viêm dạ dày nên sử dụng:
- Thực phẩm chứa nhiều tinh bột: Các nhóm thực phẩm chứa nhiều tinh bột mềm trong cơm, cháo, bánh mì,…sẽ giúp người bệnh giảm cơn đau dạ dày và dễ dàng hấp thụ các chất tinh bột.
- Các thực phẩm giàu vitamin: Người bệnh nên ưu tiên những loại rau củ non, nấu mềm dạng súp hay luộc. Hạn chế các thực phẩm sống. Các loại đậu cũng là một trong các thực phẩm tốt cho người bị viêm loét dạ dày.
- Các thực phẩm chứa protein và chất béo thực vật: Protein trong dầu ăn sống sẽ giúp giảm tiết dịch vị, hỗ trợ tiêu hóa. Ngoài ra, các protein sạch có trong cá đánh bắt từ tự nhiên và các động vật chuyên ăn cỏ. Các chất béo thực vật có trong dầu dừa, dầu ô liu, bơ,…Và thực phẩm chứa Omega-3 trong cá hồi giúp kháng viêm, hỗ trợ tiêu hóa cho người bệnh.
- Thực phẩm chứa Flavonoid có chứa chất chống oxy hóa cao, ngăn cản khuẩn HP phát triển. Flavonoid có trong các thực phẩm như: Rau cần tây, táo, hành tây, việt quất, quả anh đào.
- Các thực phẩm diệt khuẩn, kháng viêm: Theo các nghiên cứu, trong cải xanh có chứa hợp chất isothiocyanate sulforaphane, đây là hợp chất diệt khuẩn HP, ngoài ra, isothiocyanate sulforaphane còn giúp kháng viêm, tăng cường đề kháng cho dạ dày và cơ thể.

2/ Những loại thực phẩm người bệnh nên tránh xa
Người bệnh viêm dạ dày tuyệt đối không được sử dụng những thực phẩm:
- Các thức ăn khó tiêu hóa các thức ăn chứa hàm lượng đạm cao, dầu mỡ động vật,…sẽ ảnh hưởng đến dạy dày.
- Các chất kích thích: cà phê, rượu, bia và các món ăn cay, nóng,..sẽ làm tăng quá trình bài tiết dịch vị của dạ dày, dẫn đến các cơn đau sẽ lặp đi lặp lại.
- Các thức ăn không phù hợp: Rau muống, mướp, bí đỏ,…Các loại thịt chứa nhiều gân,..sẽ gây tổn thương niêm mạc làm dạ dày bị đau.
3/ Một số lưu ý trong đời sống dành cho cho người bệnh viêm dạ dày
Người bệnh nên:
- Kiểm soát stress: stress có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của loét dạ dày tá tràng. Cần biết cách đối phó cơn stress bằng nhiều biện pháp như: tập thể dục, dành thời gian cho bạn bè, gia đình, viết nhật ký. .
- Không hút thuốc: Thuốc lá làm tăng axit dạ dày, do đó làm tăng nguy cơ phát triển ổ loét, cũng như kéo dài thời gian lành ổ loét.
- Hạn chế hoặc ngưng uống rượu nếu có thể: rượu sẽ gây kích ứng và xoáy mòn niêm mạc dạ dày – ruột, gây nên loét, chảy máu.
- Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ giúp cho hệ thống miễn dịch và giúp bạn chống lại stress. Tránh vừa ăn xong, ngủ liền.
- Luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên, nâng cao sức đề kháng, phòng chống bệnh tái phát hiệu quả.
Như vậy chuyên mục đã cung cấp thông tin chi tiết về bệnh lý viêm dạ dày và cách điều trị hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên tuân thủ thực đơn ăn uống tốt cho dạ dày, phòng chống bệnh tái phát. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì về bệnh lý và cách điều trị, hãy để lại bình luận bên dưới, Metaherb sẽ giải đáp nhanh chóng.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!