Viêm dạ dày mãn tính: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm
Viêm dạ dày mãn tính được đánh giá là bệnh lý đường tiêu hóa có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Nếu không kịp thời phát hiện và điều trị có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như ung thư dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày…Vì vậy, nắm rõ triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị là điều người bệnh nên làm.
Viêm dạ dày mãn tính là gì?
Viêm dạ dày mạn tính là một trong nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng liên quan đến hệ tiêu hóa. Nó xảy ra khi lớp niêm mạc dạ dày đã bị viêm nhiễm trong thời gian dài. Tình trạng viêm gây nên sự thay đổi ở lớp niêm mạc dạ dày, làm mất dần một số tế bào bảo vệ dạ dày theo thời gian. Đồng thời, đây cũng là yếu tố dẫn đến cảm giác no sớm.

Ở dạ dày có những tuyến chịu trách nhiệm sản xuất dịch dạ dày gồm nhiều hợp chất quan trọng có tính axit, nhằm tham gia vào quá trình tiêu hóa thức ăn. Ví dụ như enzyme pepsin là một sản phẩm trong đó, đảm đương trọng trách phân giải protein.
Thực tế, lượng axit trong dạ dày đủ mạnh để tổn thương đến chính cơ quan này. Do đó, lớp niêm mạc dạ dày có nhiệm vụ ngăn chặn tình huống này xảy ra bằng cách tiết ra chất nhầy. Nếu bạn không điều trị dứt điểm viêm dạ dày mãn tính, lớp niêm mạc sẽ bị phá hủy đi kèm dị sản hoặc loạn sản. Bạn cần lưu ý rằng đây là những thay đổi tiền ung thư, có nguy cơ phát sinh khối u ác tính nếu không được chữa trị kịp thời.
Nguyên nhân gây viêm dạ dày mãn tính
Có 3 nhóm nguyên nhân chủ yếu gây viêm dạ dày mạn tính đó là:
- Nhóm A: viêm dạ dày do yếu tố tự miễn. Hệ thống miễn dịch tự phá hủy lớp bảo vệ ở dạ dày làm tăng nguy cơ thiếu máu và ung thư.
- Nhóm B: Theo một số nhà nghiên cứu, viêm dạ dày mạn tính loại B là tình trạng phổ biến nhất, do nguyên nhân bắt nguồn từ nhiễm khuẩn Hp (Helicobacter pylori hay H. pylori). Vi khuẩn H. pylori có nhiều khả năng gây loét dạ dày hay đường ruột, từ đó trực tiếp dẫn đến ung thư dạ dày.
- Nhóm C: Hầu hết trường hợp, nguyên nhân viêm dạ dày mạn tính thuộc loại C xuất phát từ sự lạm dụng các chất kích thích của người bệnh, bao gồm: Thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAIDs) như aspirin và ibuprofen. Chất cồn trong bia, rượu…

Ngoài những nguyên nhân chính như trên, viêm dạ dày mạn tính cũng có thể xảy ra bởi: Căng thẳng lâu ngày ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, thói quen ăn uống không lành mạnh, chế độ sinh hoạt không khoa học.
Những đối tượng có nguy cơ cao bị viêm dạ dày mãn tính đó là:
- Những người vốn đã bị viêm dạ dày cấp tính nhưng không điều trị triệt để thì có thể chuyển biến thành dạng mạn tính.
- Nhân viên văn phòng: do thói quen ăn uống tùy tiện, ăn không đúng bữa, thường ăn uống và làm việc cùng lúc khiến cho hoạt động của hệ tiêu hóa bị rối loạn gây ảnh hưởng đến dạ dày.
- Công nhân làm việc theo ca kíp: thường hay ăn khuya, làm việc nặng nhọc, ăn uống vội vàng…
- Lái xe đường dài: lịch trình làm việc, ngủ nghỉ, ăn uống không điều độ khiến dạ dày bị viêm
- Những người nghiện nhiều bia rượu, thuốc lá và sử dụng các chất kích thích tương tự khác.
- Một người có thể vị viêm dạ dày mãn tính nếu trong gia đình họ cũng có người bị bệnh này, nhất là trường hợp viêm dạ dày do vi khuẩn HP.
Bên cạnh ghi nhớ nguyên nhân, người bệnh nên nắm rõ triệu chứng để nhận biết bệnh sớm, từ đó điều trị dứt điểm, phòng tránh biến chứng.
Triệu chứng viêm dạ dày mãn tính
Người bị viêm loét dạ dày mãn tính cũng có những biểu hiện tương tự như viêm dạ dày cấp tính, chẳng hạn như là:
- Đau vùng thượng vị, cơn đau ngâm ngẩm, đặc biệt là đau khi đói
- Đầy hơi, chướng bụng ngay sau khi ăn
- Buồn nôn, ợ chua
- Hơi thở nóng hay còn gọi là ợ nóng
- Đại tiện lúc tiêu chảy, lúc táo bón
- Phân sẫm màu hoặc có lẫn máu
- Có thể bị sốc

Khi quan sát thể trạng người bị đau dạ dày mãn tính còn nhận thấy một số dấu hiệu sau:
- Lưỡi đỏ, có rêu vàng nhớt và dày
- Miệng khô, đắng
- Mặt nhợt nhạt, trắng bệch
- Không cảm thấy thèm ăn, tiêu hóa kém khiến cơ thể gầy yếu, xanh xao
- Những người bị viêm dạ dày mạn tính lâu năm thường hay bị thiếu sắt, suy nhược cơ thể
- Tâm lý thay đổi hay cáu gắt, ngủ không ngon giấc
Theo cảnh báo của chuyên gia y tế, nếu viêm dạ dày mãn tính không kịp thời phát hiện và chữa trị sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng còn người.
Viêm dạ dày mãn tính có nguy hiểm không? Có chữa được không?
Bác sĩ đánh giá, viêm dạ dày mạn tính có thể kéo theo hàng loạt vấn đề nguy hiểm hơn nếu không được kiểm soát tốt, ví dụ như:
- Xuất huyết tiêu hóa: Lớp niêm mạc dạ dày chảy máu do đã chịu tổn thương nặng, dẫn đến các dấu hiệu như nôn và đi ngoài ra máu. Thông thường, chảy máu dạ dày dạng nhẹ chỉ gây ra những triệu chứng như: mệt mỏi, đau bụng, mạch và huyết áp thay đổi bất thường.
- Thủng dạ dày: Người bị thủng dạ dày có xu hướng biểu hiện những triệu chứng nguy kịch, bao gồm: Đau vùng thượng vị với cường độ mạnh, cơ bụng căng cứng, đau vai, ngực hoặc lưng, cơ thể suy yếu, mặt mũi tái xanh, tứ chi lạnh do toát nhiều mồ hôi, huyết áp thấp.
- Ung thư dạ dày: Người mắc bệnh ung thư dạ dày thường có những biểu hiện như: đau dạ dày dữ dội, mất khẩu vị, chán ăn, đầy hơi chướng bụng, khó nuốt, ợ chua hoặc ợ nóng, đi ngoài ra máu.
- Hẹp môn vị: Viêm dạ dày mãn tính lâu ngày sẽ làm cho tổ chức của tá tràng bị xơ hóa dẫn đến biến chứng chít hẹp môn vị. Biến chứng này hay xảy ra nếu vùng viêm loét dạ này nằm ở bờ cong nhỏ gần sát môn vị. Môn vị bị thu hẹp gây ra sự ách tắc thức ăn từ dạ dày xuống hành tá tràng khiến người bệnh thường xuyên buồn nôn.
- Teo niêm mạc dạ dày: Khi viêm dạ dày mãn tính phát triển đến giai đoạn cuối, điều trị bằng thuốc không có hiệu quả thì lớp niêm mạc bị tổn thương, mất khả năng tái tạo và phục hồi sẽ dẫn đến tình trạng teo niêm mạc dạ dày. Teo niêm mạc dạ dày có thể khiến cho cơ thể bị thiếu vitamin B12 gây thiếu máu và rối loạn tâm thần.

Theo chuyên gia tiêu hóa, viêm dạ dày mãn tính hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm. Hiện nay, có 3 phương pháp điều trị phổ biến đó là thuốc tân dược, Đông y và thảo dược tự nhiên. Tùy theo tình trạng mỗi người bệnh, chuyên gia sẽ chỉ định liệu trình điều trị thích hợp.
Ưu, nhược điểm 3 phương pháp chữa viêm dạ dày mãn tính
Thuốc Tây y, Đông y và thảo dược tự nhiên là những phương pháp chữa viêm dạ dày mãn tính được nhiều người bệnh tin tưởng và lựa chọn. Tuy nhiên, mỗi phương pháp đều có ưu, nhược điểm riêng, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi điều trị.
1/ Thuốc tân dược
Viêm dạ dày mãn tính có nguy cơ tái phát cao. Phác đồ điều chủ yếu nhằm mục đích giảm đau và khắc phục các triệu chứng do bệnh gây ra để phòng tránh biến chứng.
Các loại thuốc thường được chỉ định cho bệnh nhân viêm loét dạ dày mạn tính đó là:
- Thuốc bọc niêm mạc dạ dày: Sucralfate, Bismuth subcitrat, Misoprostol, cytotec,…
- Thuốc trung hòa axit dạ dày: Rolaids, Tums, Mylanta, Maalox,…
- Thuốc chống H2: Cimetidin, Famotidine, Ranitidine, Nizatidine,…
- Thuốc ức chế bơm proton: Rabeprazole (AcipHex), Esomeprazole (Nexium), Omeprazole (Prilosec, Zegerid), Dexlansoprazole (Dexilant), Lansoprazole (Prevacid), Pantoprazole (Protonix),…
- Kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn HP: Tindamax, Flagyl, Tetracycline HCL, Levaquin…

Lưu ý: Người bệnh tuyệt đối không được sử dụng các loại thuốc kháng viêm không chứa steroil (NSAIDs) – nguyên nhân gây viêm loét dạ dày.
Theo nhiều nghiên cứu khoa học, thuốc tân dược có rất nhiều tác dụng phụ. Người bệnh khi sử dụng thuốc thường xuyên buồn nôn, đau đầu chóng mặt, nhờn thuốc. Đặc biệt hơn nữa, lạm dụng thuốc tân dược khiến tình trạng viêm loét dạ dày trở nên tồi tệ hơn. Người bệnh nên cẩn trọng.
2/ Thuốc Đông y
Trong nhiều tài liệu YHCT còn ghi chép rất nhiều bài thuốc Đông y có tác dụng điều trị bệnh viêm dạ dày hiệu quả. Người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc nổi tiếng sau:
- Hương sa lục quân tử thang: Đảng sâm, bạch truật, bạch linh, hương phụ (chế) mỗi vị 12g, trần bì, bán hạ (chế/sao tẩm) mỗi vị 8g, mộc hương, sa nhân, cam thảo mỗi vị 4g, gừng khô 4g.
- Bài Tiêu dao tán hợp với Kim linh tử tán: Sài hồ 12g, hương phụ 12g, bạch thược 12g, bạch linh 12g, cam thảo 4g, diên hồ 12g, xuyên luyện tử 10g, tô ngạnh 12g, chỉ xác 12g.
- Bài Thông ứ tiễn hợp với Dưỡng vị thang: Thanh bì, bạch thược, trần bì, đơn bì, sa sâm, ngọc trúc, mạch môn, thạch hộc mỗi vị 12g, chi tử 10g, diên hồ sách 12g, xuyên luyện tử 10g.
Ít người bệnh biết rằng cơ chế điều trị dạ dày bằng Đông y xuất phát từ nguyên căn bệnh lý. Thành phần dược chất đi sâu vào cơ thể, giải quyết từng triệu chứng đồng thời bồi bổ cơ thể người bệnh, nâng cao sức đề kháng, phòng bệnh tái phát.
Tuy nhiên, với cơ chế điều trị trên, quá trình điều trị bằng thuốc Đông y thường có thời gian dài. Tùy theo cơ địa mỗi người bệnh, mức độ hấp thụ thuốc sẽ thay đổi. Đặc biệt đối tượng người già kết quả điều trị sẽ kém hơn.
3/ Thảo dược tự nhiên
Điều trị viêm dạ dày mãn tính bằng những loại thuốc có chứa thành phần:
- Bồ Công Anh: có chứa nhiều hoạt chất kháng sinh như: xanthophyl, lecithin, violaxanthin, taraxanthin,… cùng vitamin, khoáng chất có tác dụng kháng viêm, giảm đau mà còn giảm vết loét và giảm tổn thương do bệnh đau dạ dày gây.
- Khổ Sâm: Alcaloid toàn phần – một trong những thành phần chính của khổ sâm có tác dụng tốt cho bệnh nhân đau dạ dày. Bên cạnh đó chúng giàu tannin và chứa hợp chất polyphenl… mang đến khả năng kháng khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn HP.
- Cam thảo: Thành phần của cam thảo không chỉ ức chế tiết acid dịch vị và histamine mà còn ngăn ngừa hình thành vết loét và thúc đẩy quá trình bài tiết dịch nhầy. Đặc biệt, cam thảo còn có tác dụng tuyệt vời trong việc thúc đẩy sản xuất tế bào mới trong niêm mạc dạ dày, tá tràng và hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày hiệu quả.
- Nghệ: Thành phần chính mang của nghệ là curcumin – đây là một trong những hoạt chất có khả năng ức chế vi khuẩn HP trong dạ dày cũng như giảm tiết dịch vị. Hoạt chất có tác dụng phục hồi những vết thương, tổn thương ở dạ dày, bảo vệ niêm mạc cũng như ngăn ngừa sự xuất hiện của những khối u.
- Lá khôi có chứa tanin và glucosid – những hoạt chất có khả năng chống viêm và làm se vết loét cực tốt. Ngoài ra, chúng còn làm giảm sự gia tăng dịch acid tại dạ dày, làm liền sẹo nhanh hơn cũng như hỗ trợ giảm thiểu triệu chứng mà bệnh dạ dày mang đến như: ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, giảm cơn đau,…

Những vị thảo dược tự nhiên rất an toàn, lành tính, có hiệu quả điều trị cao. Hiện nay, nhiều cơ sở nghiên cứu khoa học đã ứng dụng công nghệ hiện đại trong chiết xuất hoạt chất chữa viêm dạ dày từ thảo dược. Từ đó, mang đến hiệu điều trị cao, nhanh chóng.
Người bệnh viêm dạ dày mãn tính nên lưu ý gì?
Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, một vấn đề quan trọng không kém trong điều trị viêm dạ dày mãn tính đó là bệnh nhân cần kiên trì thực hiện chế độ sinh hoạt lành mạnh, giảm căng thẳng toàn diện, tăng cường vận động và đảm bảo vệ sinh ăn uống.
- Tránh sử dụng các chất kích thích như bia rươu, thuốc lá, cà phê hoặc trà đặc
- Không nên ăn đồ chua cay, quá mặn, tẩm ướp nhiều gia vị, thức ăn quá nóng, thức ăn cứng khó tiêu hóa
- Nên chọn những món ăn thanh đạm, mềm dễ tiêu hóa
- Ăn chín uống sôi, sơ chế thực phẩm sạch sẽ trước khi nấu
- Nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để tránh cho dạ dày bị ì ạch
- Nên ăn uống đúng giờ
- Ăn nhiều rau củ xanh, hoa quả để bổ sung vitamin và dưỡng chất giúp làm lành vết loét
- Hạn chế sử dụng thuốc chống viêm, giảm đau có corticoid
- Tích cực rèn luyện thể thao tăng cường sức khỏe
- Tập ngồi thiền hoặc yoga để giảm tránh stress gây hại cho dạ dày

Đau dạ dày mãn tính tuy diễn biến âm thầm nhưng rất nguy hiểm. Ngay khi nhận thấy dấu hiệu bất thường của dạ dày, người bệnh hãy thăm khám và điều trị dứt điểm ngay. Nếu còn bất cứ thắc gì về bệnh lý cũng như cách điều trị, hãy để lại bình luận bên dưới, Metaherb sẽ giúp bạn giải đáp nhanh chóng.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!