Viêm dạ dày kiêng gì? 5 thực phẩm người bệnh càng tránh xa càng tốt
Theo khuyến cáo của nhiều chuyên gia y tế, người bệnh viêm dạ dày nên thiết lập cho bản thân một thực đơn ăn uống khoa học. Để hỗ trợ điều trị và phòng bệnh tái phát. Vậy, bệnh viêm dạ dày kiêng gì? Nên ăn gì? Tất cả những thông tin giải đáp sẽ được Metaherb cung cấp trong bài viết dưới đây.
Viêm dạ dày kiêng gì?
Viêm dạ dày (tiếng Anh: Stomachache) là tình trạng niêm mạc dạ dày bị viêm, kích ứng hoặc bị xói mòn. Trong một số trường hợp viêm dạ dày không được điều trị sớm sẽ gây nên loét dạ dày và nhiễm trùng.
Theo nhiều chuyên gia y tế nhận định, 9/10 người bệnh viêm dạ dày mắc phải triệu chứng ợ chua, ợ hơi, đau thượng vị, buồn nôn, nôn ra máu hoặc đi ngoài ra phân đen. Để cải thiện những triệu chứng khó chịu, người bệnh nên thiết lập cho mình thực đơn ăn uống bảo vệ dạ dày, tránh xa những thực phẩm có hại cho lớp niêm mạc.

Tùy vào cơ địa từng người và mức độ của bệnh mà các bác sĩ chuyên khoa sẽ có những tư vấn chi tiết, cụ thể chế độ ăn của mỗi bệnh nhân. Tuy nhiên, nếu bị bệnh ở giai đoạn đầu các biểu hiện còn chưa diễn biến quá phức tạp, người bệnh nên lưu ý đến chế độ ăn uống sao cho khoa học. Đặc biệt, nên tránh xa những thực phẩm có hại cho dạ dày.
1/ Đồ cay nóng
Người viêm dạ dày tuyệt đối không nên ăn đồ gia vị cay nóng như tiêu, ớt bởi sẽ làm tăng axit trong dạ dày khiến cho tình trạng viêm loét dạ dày ngày một trầm trọng hơn. Không những vậy, ăn đồ cay nóng sẽ kích thích niêm mạc dạ dày từ đó, làm cho chứng viêm dạ dày nặng hơn.
2/ Thực phẩm giàu chất béo
Thực phẩm giàu chất béo kích thích đường ruột dẫn đến làm chậm quá trình tiêu hoá và di chuyển thức ăn trong dạ dày gây nên tình trạng táo bón. Ngoài ra, thức ăn giàu chất béo còn làm hệ tiêu hoá vận động nhiều hơn, lâu hơn gây ra sự mệt mỏi dẫn đến nguy cơ bị tiêu chảy. Vì vậy, khi bị viêm dạ dày bệnh nhân không nên ăn loại đồ ăn có chứa quá nhiều chất béo như bơ, phô mai, thịt…
3/ Các loại đậu
FODMAPs là một loại đường có trong các loại đậu. Đây là loại đường không gây bất kỳ điều gì cho người khoẻ mạnh. Nhưng với người viêm dạ dày, FODMAPs lại gây ra tình trạng đau bụng, đầy hơi, ợ chua, khó tiêu thậm chí là tiêu chảy.
Ngoài ra, trong các loại đậu như đậu Hà Lan, đậu tương…sẽ chứa nhiều hoạt chất carbohydrat phức hợp khiến cho axit trong dạ dày bị dư thừa. Dẫn đến tình trạng bị đầy hơi rất khó chịu. Vì vậy, với bệnh viêm dạ dày, tốt nhất bạn nên hạn chế việc ăn các loại đậu cùng lúc. Nếu ăn, chúng ta chỉ nên ăn ít một để tiêu hoá nhanh và không gây ảnh hưởng cho dạ dày.

4/ Kiêng các chất kích thích
Rượu bia, thuốc lá, cà phê…là tác nhân gây ra bệnh viêm dạ dày, gây nên tổn thương nặng nề. Nếu không kiêng cữ và áp dụng đúng theo chỉ dặn của bác sĩ chắc chắn nguy cơ chảy máu dạ dày, thủng dạ dày là rất cao. Vì vậy, muốn dạ dày khỏe mạnh tốt nhất bạn nên loại bỏ ngay các chất kích thích cấm này ra khỏi chế độ ăn uống của mình.
5/ Thức ăn lên men và đồ chua
Cà muối, dưa muối và các loại trái cây có vị chua như cam, quýt, xoài, chanh…thường làm cho nồng độ axit trong dạ dày tăng cao. Vì vậy, khi ăn vào người bệnh sẽ gặp tình trạng đầy bụng, khó tiêu, ợ chua, ợ nóng nên bị viêm dạ dày tuyệt đối không nên ăn các loại thức ăn này.
Bên cạnh những thực phẩm gây hại cho dạ dày, người bệnh cần tuân thủ nguyên tắc ăn uống tốt cho hệ tiêu hóa được chuyên gia khuyên dùng. Nguyên tắc bao gồm: hoạt động ăn uống, tập luyện, thực phẩm nên sử dụng trong quá trình điều trị.
Nguyên tắc ăn uống dành cho người bệnh viêm dạ dày
Cùng tìm hiểu về những thực phẩm tốt cho người bị viêm dạ dày và những lưu ý khi lựa chọn thực phẩm để giúp bệnh nhân viêm dạ dày nhanh chóng khỏi bệnh.
1/ Nguyên tắc lựa chọn thực phẩm cho người bệnh dạ dày
Người bệnh nên tuân thủ những nguyên tắc sau đây:
- Chọn thực phẩm mềm, dễ hấp thu: Khi bị viêm dạ dày, hoạt động của hệ tiêu hóa hạn chế hơn hẳn so với bình thường. Vì vậy, nên lựa chọn những thực phẩm mềm, dễ hấp thu, điều này sẽ giúp dạ dày hoạt động nhẹ nhàng, tránh tạo thêm áp lực cho dạ dày. Nhờ đó giảm thiểu những cơn đau.
- Chọn nhóm thực phẩm giàu chất xơ: Trái cây, rau củ non có màu sẫm chứa nhiều vitamin U giúp làm lành niêm mạc dạ dày bị tổn thương.
- Bổ sung tinh bột giúp trung hòa acid, tạo nên lớp màng bảo vệ dạ dày khỏi sự tấn công của vi khuẩn HP.
- Bổ sung protein ít béo giúp hỗ trợ quá trình tái tạo lớp niêm mạc dạ dày

2/ Những thực phẩm tốt cho người bệnh viêm dạ dày
Để hỗ trợ quá trình điều trị, bệnh nhân nên sử dụng những loại thực phẩm sau:
- Chuối: Thành phần bao gồm chất xơ hoà tan pectin, chuối rất tốt cho dạ dày, giúp hạn chế tình trạng rối loạn tiêu hoá, táo bón cũng như tiêu chảy ở người bệnh. Những dưỡng chất và thành phần cấu tạo của chuối có khả năng trung hòa được lượng axit vượt ngưỡng trong dạ dày.
- Thực phẩm thô: Có nhiều dưỡng chất nhóm B – dưỡng chất này có tác dụng hỗ trợ tối ưu cho việc chuyển hóa thức ăn. Một số thực phẩm thô có thể sử dụng như: Gạo lứt, bắp, đậu, hạt mè, hạt điều hay hạt bí chưa tách kĩ vỏ…Đặc biệt, trong thực phẩm thô có chứa nhiều dưỡng chất chống oxy hoá giúp bảo vệ lớp màng trong của dạ dạy một cách tốt nhất.
- Táo: Vỏ táo có chứa hoạt chất hỗ trợ rất tốt cho việc bôi trơn hệ tiêu hóa, gây ức chế những tác nhân gây viêm dạ dày. Ngoài ra, dưỡng chất pectin có tác dụng thúc đẩy hoạt động dạ dày và đường ruột.
- Bánh mì nướng: Bánh mì nói chung hay bánh mì nướng có tác dụng rất tốt trong việc tạo thêm các chất axit trong dạ dày.
- Nước dừa có nhiều các chất Mg, Ca, Ka…và các chất khoáng tốt cho cơ thể. Uống nước dừa thường xuyên sẽ giúp giảm thiểu các bệnh về đường tiết niệu cũng như giúp tiêu diệt các vi khuẩn đường ruột một cách hiệu quả.
- Sữa Chua cung cấp nhiều probiotic dưỡng chất có tác dụng tốt trong hoạt động đường ruột, tiêu diệt được vi khuẩn gây hại cũng như tăng khả năng tiêu hoá cho người bệnh.
- Đậu bắp có nhiều chất như vitamin B, E, C, carotene…và một số hoạt chất khác có tác dụng bồi bổ sức khỏe và đặc biệt là tốt cho dạ dày. Hoạt chất protein kết dính trong đậu khi kết hợp một số chất như pectin, polysaccharides giúp làm lành vết thương ở dạ dày một cách tuyệt vời. Loại chất nhầy này còn có tác dụng lớn trong việc bảo vệ niêm mạc dạ dày, ngăn ngừa được các nguy cơ gây tổn thương cho niêm mạc của dạ dày.

3/ Người bệnh nên làm gì sau khi ăn để giảm đau dạ dày?
Người bệnh nên thực hiện một số hoạt động như:
- Nghỉ ngơi thư giãn sau khi ăn
- Thực hiện massage bụng hỗ trợ tiêu hóa
- Đi bộ nhẹ nhàng giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn. Mặc dù đi bộ sau bữa ăn rất tốt nhưng bạn cũng nên lưu ý không nên bị bộ ngay sau khi ăn để tránh gây đau bụng, tổn thương cho dạ dày. Bạn nên dành thời gian khoảng 30 phút sau khi ăn để nghỉ ngơi trước khi bắt đầu đi bộ.
Như vậy, trong bài viết chuyên mục đã cung cấp chi tiết lời giải đáp cho câu hỏi “viêm dạ dày kiêng ăn gì? Nên ăn gì?”. Rất mong những thông tin bổ ích trên giúp người bệnh giảm được những triệu chứng khó chịu. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì bệnh lý hãy để lại bình luận bên dưới, Metaherb sẽ giải đáp nhanh chóng.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!