Bệnh viêm dạ dày có nguy hiểm không? 3 cách điều trị dứt điểm an toàn cho người bệnh

Viêm dạ dày là bệnh tiêu hóa thường gặp xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Triệu chứng của bệnh lý gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và cuộc sống của con người. Vậy, viêm dạ dày có nguy hiểm không? Cách điều trị như thế nào? Hãy theo dõi bài viết để tìm được lời giải đáp.

Bệnh viêm dạ dày có nguy hiểm không?

Bệnh viêm dạ dày xuất hiện khi lớp niêm mạc lót trong dạ dày bị các phản ứng viêm tấn công. Biểu hiện đặc trưng nhất là gây đau vùng thượng vị. Cùng với đó là các triệu chứng khác đi kèm như khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng, ợ hơi, ợ chua…

Viêm dạ dày là bệnh đường tiêu hóa tương đối phổ biến, rất nhiều người mắc phải. Khi mới khởi phát, các triệu chứng của bệnh thường kích hoạt ở mức độ nhẹ nên khiến nhiều người chủ quan.

Viêm dạ dày có chữa được không
Viêm dạ dày có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm

Chính sự chủ quan này sẽ khiến cho bệnh tình có cơ hội diễn tiến xấu với các triệu chứng kích hoạt ở mức độ nặng nề, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và cuộc sống người bệnh. Nhiều người băn khoăn không biết bệnh viêm dạ dày có nguy hiểm không?

Nếu người bệnh chủ quan thì tình trạng bệnh có thể sẽ diễn tiến xấu rất nhanh. Cùng với đó là sự tổn thương nghiêm trọng ở niêm mạc dạ dày và tiềm ẩn nguy cơ phát sinh nhiều biến chứng điển hình như:

1/ Loét dạ dày

Đây chính là biến chứng thường gặp nhất của bệnh viêm dạ dày. Các phản ứng viêm nếu không được can thiệp thì sẽ phát triển rất nhanh khiến nhiễm trùng lan rộng. Từ đó làm hình thành nên các ổ loét trong dạ dày.

Mức độ loét có thể nhẹ như vết trợt ở niêm mạc dạ dày nhưng đôi khi cũng có thể trở nên nặng nề và ăn sâu vào tận lớp cơ hình thành một hay một vài ổ loét tùy thuộc vào mức độ tổn thương. Hang vị, bờ cong nhỏ và môn vị là những vị trí dễ hình thành vết loét nhất.

Loét dạ dày
Loét dạ dày rất nguy hiểm

Đi cùng với biến chứng loét dạ dày, người bệnh thường sẽ gặp phải một số triệu chứng đặc trưng dưới đây:

  • Đau quẳn quại vùng thượng vị theo từng cơn
  • Cơn đau xuất hiện với tần suất dày đặc
  • Ợ chua và ợ hơi rất nhiều

2/ Hẹp môn vị

Môn vị chính là phần nối nằm ở giữa dạ dày và ruột non. Bộ phận này được coi là 1 van giữ thực phẩm, có tác dụng đưa thức ăn xuống ruột non từ từ và đều đặn. Những người bị viêm dạ dày sẽ có nguy cơ cao bị hẹp môn vị, nhất là khi tình trạng viêm diễn tiến và phát triển thành loét.

Khi bị hẹp môn vị, bạn có thể sẽ thường xuyên gặp phải các triệu chứng sau đây:

  • Đau bụng âm ỉ và kéo dài
  • Buồn nôn
  • Nôn ra thức ăn chưa tiêu hóa hết
  • Bụng đầy chướng
Viêm dạ dày có nguy hiểm không
Hẹp môn vị ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa thức ăn thành năng lượng

3/ Thủng dạ dày

Đây được cho là một trong những biến chứng cấp tính của bệnh viêm dạ dày. Khi gặp phải biến chứng này, tính mạng người bệnh trong nhiều trường hợp còn bị đe dọa nếu không được cấp cứu kịp thời.

Các triệu chứng nhận biết thường là:

  • Đau cứng bụng
  • Đau dữ dội như bị dao đâm
  • Thở mạnh cũng có thể khiến mức độ đau tăng lên

Những triệu chứng thủng dạ dày thường diễn ra một cách đột ngột và không đáp ứng với thuốc, có xu hướng tăng dần về cả mức độ và tần suất. Người bệnh thường bị mệt mỏi, nhiều trường hợp còn bị tụt huyết áp hay tay chân lạnh.

Giai đoạn muộn, người bệnh có thể còn bị sốt do bệnh đã chuyển sang viêm phúc mạc. Khi gặp phải các dấu hiệu trên đây, người bệnh cần được đưa ngay đến cơ sở y tế để được can thiệp kịp thời và đúng cách.

4/ Xuất huyết tiêu hóa

Tình trạng viêm kéo dài mà không được kiểm soát thì sẽ khiến cho niêm mạc dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng. Lúc này có thể khiến dạ dày bị xuất huyết.

Triệu chứng thường gặp nhất là đau bụng, buồn nôn, nôn, đại tiện ra máu đỏ hay phân có màu đen như bã cà phê, người mệt mỏi. Xuất huyết tiêu hóa là biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm dạ dày. Tính mạng người bệnh đôi khi có thể bị đe dọa nếu lượng máu mất đi quá nhiều mà không được can thiệp kịp thời.

Xuất huyết tiêu hoá
Xuất huyết tiêu hóa khiến người bệnh gặp tình trạng nôn và đi ngoài ra máu

5/ Ung thư dạ dày

Đây là biến chứng ác tính rất nguy hiểm của bệnh viêm dạ dày. Nhất là trường hợp tình trạng viêm là do nhiễm vi khuẩn Hp gây ra thì khả năng chuyển sang ung thư là rất cao nếu không sớm điều trị.

Ở giai đoạn sớm, các triệu chứng ung thư dạ dày thường không rõ ràng. Người bệnh có thể thấy mệt mỏi, ăn không ngon, gầy sút cân hay gặp một số triệu chứng thiếu máu.

Chính vì các triệu chứng mờ nhạt nên dễ khiến người bệnh chủ quan và thường chỉ phát hiện khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn muộn. Lúc này việc điều trị không chỉ rất khó khăn mà còn tốn kém nhiều chi phí.

Ung thư dạ dày - Biến chứng nguy hiểm nhất
Ung thư dạ dày – Biến chứng nguy hiểm nhất

Viêm dạ dày mặc dù là bệnh lành tính và có thể điều trị triệt để nhưng bạn tuyệt đối không được chủ quan. Cần sớm phát hiện và điều trị theo phác đồ bác sĩ để có thể kiểm soát bệnh tốt nhất.

3 phương pháp điều trị viêm dạ dày hiệu quả

Đông y, thuốc tân dược là 2 phương pháp điều trị viêm dạ dày phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, mỗi phương pháp có những ưu, nhược điểm riêng, người bệnh nên cân nhắc sử dụng.

1/ Sử dụng thuốc tân dược

Thuốc Tây y là phương pháp được nhiều người bệnh tin tưởng lựa chọn. Bởi lẽ, thuốc có hiệu quả điều trị cao, đẩy lùi cơn đau dạ dày. Một số loại thuốc được bác sĩ tiêu hóa khuyên dùng:

  • Thuốc giảm tiết axit dạ dày:nizatidine, cimetidin, famotidine,…
  • Thuốc kháng axit dạ dày:stomafar, hy droxyd, magnes, maalox,…
  • Thuốc tiêu diệt vi khuẩn HP: amoxicilline, clarithromycin, imidazole, …
  • Thuốc ức chế proton ngăn chặn bài tiết dịch vị:omeprazole, lanzoprazole, pantoprazole,…
  • Thuốc tạo màng bảo vệ niêm mạc: silicate al, silicate mg, subcitrate,…

Chuyên gia đánh giá: Thuốc tân dược có rất nhiều tác dụng phụ. Người bệnh khi sử dụng thuốc thường xuyên buồn nôn, đau đầu chóng mặt, nhờn thuốc. Đặc biệt hơn nữa, lạm dụng thuốc tân dược khiến tình trạng viêm loét dạ dày trở nên tồi tệ hơn. Người bệnh nên cẩn trọng.

2/ Thuốc Đông y

Trong nhiều tài liệu YHCT còn ghi chép rất nhiều bài thuốc Đông y có tác dụng điều trị bệnh viêm dạ dày hiệu quả. Người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc nổi tiếng sau:

  • Hương sa lục quân tử thang: Đảng sâm, bạch truật, bạch linh, hương phụ (chế) mỗi vị 12g, trần bì, bán hạ (chế/sao tẩm) mỗi vị 8g, mộc hương, sa nhân, cam thảo mỗi vị 4g, gừng khô 4g.
  • Bài Tiêu dao tán hợp với Kim linh tử tán: Sài hồ 12g, hương phụ 12g, bạch thược 12g, bạch linh 12g, cam thảo 4g, diên hồ 12g, xuyên luyện tử 10g, tô ngạnh 12g, chỉ xác 12g.
  • Bài Thông ứ tiễn hợp với Dưỡng vị thang: Thanh bì, bạch thược, trần bì, đơn bì, sa sâm, ngọc trúc, mạch môn, thạch hộc mỗi vị 12g, chi tử 10g, diên hồ sách 12g, xuyên luyện tử 10g.
Thuốc Đông y có thời gian điều trị dài
Thuốc Đông y có thời gian điều trị dài

Chuyên gia đánh giá: Ít người bệnh biết rằng cơ chế điều trị dạ dày bằng Đông y xuất phát từ nguyên căn bệnh lý. Thành phần dược chất đi sâu vào cơ thể, giải quyết từng triệu chứng đồng thời bồi bổ cơ thể người bệnh, nâng cao sức đề kháng, phòng bệnh tái phát. Tuy nhiên, với cơ chế điều trị trên, quá trình điều trị bằng thuốc Đông y thường có thời gian dài. Tùy theo cơ địa mỗi người bệnh, mức độ hấp thụ thuốc sẽ thay đổi. Đặc biệt đối tượng người già kết quả điều trị sẽ kém hơn.

3/ Điều trị viêm dạ dày bằng thảo dược tự nhiên

Điều trị viêm dạ dày bằng phương pháp dân gian cũng được một số bệnh nhân lựa chọn như:

  • Nghệ: Thành phần chính mang của nghệ là curcumin – đây là một trong những hoạt chất có khả năng ức chế vi khuẩn HP trong dạ dày cũng như giảm tiết dịch vị. Hoạt chất có tác dụng phục hồi những vết thương, tổn thương ở dạ dày, bảo vệ niêm mạc cũng như ngăn ngừa sự xuất hiện của những khối u.
  • Lá khôi có chứa tanin và glucosid – những hoạt chất có khả năng chống viêm và làm se vết loét cực tốt. Ngoài ra, chúng còn làm giảm sự gia tăng dịch acid tại dạ dày, làm liền sẹo nhanh hơn cũng như hỗ trợ giảm thiểu triệu chứng mà bệnh dạ dày mang đến như: ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, giảm cơn đau,…
  • Bồ Công Anh: có chứa nhiều hoạt chất kháng sinh như: xanthophyl, lecithin, violaxanthin, taraxanthin,… cùng vitamin, khoáng chất có tác dụng kháng viêm, giảm đau mà còn giảm vết loét và giảm tổn thương do bệnh đau dạ dày gây.
  • Khổ Sâm: Alcaloid toàn phần – một trong những thành phần chính của khổ sâm có tác dụng tốt cho bệnh nhân đau dạ dày. Bên cạnh đó chúng giàu tannin và chứa hợp chất polyphenl… mang đến khả năng kháng khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn HP.
  • Cam thảo: Thành phần của cam thảo không chỉ ức chế tiết acid dịch vị và histamine mà còn ngăn ngừa hình thành vết loét và thúc đẩy quá trình bài tiết dịch nhầy. Đặc biệt, cam thảo còn có tác dụng tuyệt vời trong việc thúc đẩy sản xuất tế bào mới trong niêm mạc dạ dày, tá tràng và hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày hiệu quả.

Bên cạnh những cách điều trị bệnh lý, người bệnh nên ghi nhớ một số lưu ý về thực đơn ăn uống và chế độ sống khoa học, giúp bảo vệ dạ dày.

Lời khuyên cho những người bị viêm dạ dày

Bạn cần chú ý đến các biện pháp chăm sóc và dự phòng để hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát. Dưới đây là những lời khuyên hữu ích cho những người đang sống chung với bệnh viêm dạ dày:

  • Dừng hay hạn chế sử dụng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm để ổn định lại các enzyme có trong hệ thống bảo vệ niêm mạc dạ dày.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh, điều độ, đúng bữa và khoa học, hạn chế uống rượu bia, cà phê, tránh hút thuốc lá, ăn đồ cay nóng, chế biến sẵn. Thay vào đó nên bổ sung các loại thực phẩm giúp dạ dày giảm bớt áp lực co bóp.
  • Ăn chậm, nhai kỹ, bỏ ngay thói quen vừa ăn vừa làm việc. Người bệnh không vận động mạnh hay nằm ngay khi vừa mới ăn xong.
  • Tránh thức khuya, đồng thời tránh xa những căng thẳng, mệt mỏi, stress cả trong công việc lẫn cuộc sống.
  • Nghiêm túc điều trị theo phác đồ mà bác sĩ đưa ra, tái khám đúng lịch hẹn để luôn kiểm soát tốt hiện trạng bệnh.
  • Ngoài ra, việc thường xuyên tập thể dục, đi ngủ sớm, làm việc khoa học cũng là những thói quen tốt có thể hỗ trợ điều hòa hoạt động niêm mạc, và tốt hơn cho quá trình điều trị bệnh.
Ăn uống khopa học giúp ngăn chặn bệnh viêm dạ dày
Ăn uống khoa học giúp ngăn chặn bệnh viêm dạ dày

Trong bài viết chuyên mục đã cung cấp thông tin chi tiết, giải đáp cho câu hỏi “Viêm dạ dày có nguy hiểm không?”. Cũng như gợi ý 3 phương pháp điều trị bệnh lý dạ dày dứt điểm. Người bệnh có thể tham khảo.

Nếu còn thắc mắc nào về bệnh lý, hãy để lại bình luận bên dưới, Metaherb sẽ giải đáp nhanh chóng.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (1 bình chọn)
Hoàng Vân
Chuyên khoa

Dạ dày, Tiểu đường, Gout, Sinh lý

Nơi công tác

Phòng tư vấn và chăm sóc bệnh nhân Metaherb

Nếu có một trong các biểu hiện sau cần tư vấn tôi sẽ hỗ trợ miễn phí

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?