5 triệu chứng xuất huyết dạ dày người bệnh thường chủ quan cực kỳ nguy hiểm
Xuất huyết dạ dày là một trong những căn bệnh dễ gây tử vong nhất hiện nay nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vậy triệu chứng xuất huyết dạ dày là gì? Điều trị như thế nào? Nên ăn gì, kiêng gì? Tất cả thông tin giải đáp sẽ có trong bài viết dưới đây.
5 biểu hiện xuất huyết dạ dày bất cứ ai cũng gặp phải
Sau khi tham khảo ý kiến nhiều bác sĩ tiêu hóa đầu ngành, chuyên mục đã đúc rút được 5 triệu chứng xuất huyết dạ dày dưới đây:
1/ Thay đổi sắc tố da
Do hoạt động của dạ dày yếu, không thể chuyển hóa các chất dinh dưỡng nên khả năng hấp thu dưỡng chất của cơ thể cũng bị giảm sút, từ đó gây ra mệt mỏi, lâu ngày cơ thể bị suy nhược, sắc mặt nhợt nhạt. Biểu hiện xuất huyết dạ dày này rất dễ nhận biết.
2/ Đau vùng thượng vị dạ dày
Tình trạng đau vùng thượng vì thường xảy ra ở khu vực trên rốn và dưới xương ức. Trong đó cơn đau xuất hiện ở vùng thượng vị dạ dày và lan rộng khắp vùng bụng. Người bệnh có thể cảm nhận cơn đau dữ dội, vã hồi hôi và bụng căng cứng,… điều này cho thấy các tổn thương nhất định ở dạ dày.

3/ Buồn nôn và nôn ra máu
Nếu bạn có dấu hiệu nôn ra máu, kèm đau bụng âm ỉ thì khả năng bạn bị xuất huyết dạ dày rất lớn. Hơn 90% bệnh nhân bị viêm loét dạ dày đều nôn ra máu trong giai đoạn cấp tính. Những triệu chứng đi kèm là tình trạng đầy bụng, chướng bụng, buồn nôn, có mùi tanh lợm ở miệng và sau đó bạn có thể nôn ra máu tươi hoặc máu đen với số lượng ít.
4/ Đi ngoài ra máu
Đặc trưng ở bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày là tình trạng đi ra ngoài ra phân có màu đen như màu bã cà phê. Chất phân sền sệt và có mùi hôi thối rất khó chịu, đây là dấu hiệu xuất huyết trong phân. Lượng phân càng nhiều và càng có màu đen sậm cho thấy mức độ xuất huyết càng nghiêm trọng.
5/ Cơ thể thiếu máu
Nôn và đi ngoài ra máu sẽ khiến cơ thể mất máu nhanh chóng. Dấu hiệu cho thấy người bệnh bị thiếu máu thường gặp là tình trạng choáng váng, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, cơ thể ướt mồ hôi, huyết áp tụt nhanh…
Khi thấy một trong các dấu hiệu xuất huyết dạ dày kể trên, người bệnh nên nhập viện càng sớm càng tốt để kiểm tra tình hình và tiến hành cầm máu. Tuyệt đối không tự điều trị tại nhà vì nếu để lâu bệnh nhân có thể tử vong do mất máu quá nhiều.
Với các trường hợp xuất huyết dạ dày nhẹ có thể nội soi để kiểm tra và sử dụng thuốc điều trị tại nhà. Các trường hợp xuất huyết dạ dày nặng cần được cầm máu ngay lập tức, nhất là xuất huyết do vi khuẩn Hp gây ra. Sau đó, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh và thuốc chữa lành vết loét.
Cách sơ cứu xuất huyết dạ dày tại chỗ
Hầu hết những người bệnh bị xuất huyết dạ dày đều không có đủ nhận thức để xử lý nên người thân, và những người gần bệnh nhân nhất cần sơ cứu người bệnh duy trì chỉ số sinh tồn trong thời gian đợi cấp cứu. Cách xử lý khi xuất huyết dạ dày cho người bệnh tiến hành tại chỗ theo hướng dẫn sau:
- Người bị xuất huyết dạ dày cần được đặt trong tư thế nằm yên trên giường, không nên đi lại sẽ gây xuất huyết vết thương nghiêm trọng hơn. Để bệnh nhân nằm trong khu vực thoáng đãng, gác cái gối để nâng phần thân dưới cao hơn. Đối với bệnh nhân có dấu hiệu hạ huyết áp, nên đắp thêm chăn để làm ấm cơ thể.
- Sử dụng nước muối loãng để cầm máu theo tỷ lệ 8g muối với 100 ml nước ấm rồi cho bệnh nhân uống. Mục đích của bước thực hiện này là cung cấp nước và bổ sung chất điện phân nếu bệnh nhân có triệu chứng xuất huyết bao tử ra máu và bị tiêu chảy.
- Nếu như không có nước muối, gia đình có thể cầm máu bằng một số thực phẩm như rễ cỏ tranh, ngó sen…

Sau khi sơ cứu tại chỗ, người bệnh nên được di chuyển nhẹ nhàng đến trung tâm y tế gần nhất để được điều trị kịp thời, bảo vệ tính mạng bản thân.
2 cách điều trị chảy máu dạ dày phổ biến
Sau khi tham khảo ý kiến nhiều chuyên gia, chuyên mục đã tổng hợp được 4 cách điều trị xuất huyết dạ dày phổ biến hiện nay.
1/ Điều trị tích máu và hồi sức
Đối với trường hợp người bệnh xuất hiện viêm loét dạ dày nặng, có dấu hiệu xuất huyết nhẹ, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến điều trị không phẫu thuật theo những bước sau:
- Chống sốc và hồi sức cấp tốc: Bệnh nhân được hỗ trợ thở oxy từ 30-50 phút tuỳ vào tình trạng xuất huyết. Sau đó bù một lượng hồng cầu vừa đủ để phòng tránh kiệt sức do mất máu. Kết hợp bù dung dịch Natri Clorua nồng độ 0.9% theo liều lượng phụ thuộc vào lượng máu bị mất.
- Kiểm tra mức độ bệnh: Thông qua một số biểu hiện trên cơ thể và hình ảnh siêu âm nhằm xác định triệu chứng bệnh đang tiến triển ở mức độ nào.
- Xác định vị trí xuất huyết
- Nội soi cấp cứu: Bệnh nhân được tiêm một mũi PPI 2 lần mỗi ngày để nâng độ PH trong dạ dày.
- Nhận định nguyên nhân và kiểm soát xuất huyết: Để kiểm soát xuất huyết, bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp nhiệt đông, chích xơ, kết hợp buộc thắt tĩnh mạch, chèn bóng.
- Ngăn ngừa biến chứng và tái phát bệnh: Để phòng tránh các biến chứng hạ huyết áp, thủng dạ dày, rối loạn tuần hoàn… thì khi nội soi, bệnh nhân sẽ được tiêm liều thuốc PPI hoặc Ranitidin 50mg vào vùng tĩnh mạch.
2/ Phẫu thuật
Phương pháp điều trị được chỉ định cho một số trường hợp viêm loét dạ dày, thủng dạ dày gây xuất huyết đặc biệt nghiêm trọng. Điều trị phẫu thuật chủ yếu hướng đến nhóm đối tượng đã qua điều trị bảo tồn nhưng không đạt được kết quả như kỳ vọng. Trong đó mục đích chính của phẫu thuật dạ dày là cầm máu và bảo toàn tính mạng cho bệnh nhân.

Tùy thuộc vào vị trí và diện tích của vùng niêm mạc bị tổn thương mà bác sĩ điều trị có thể cắt bỏ một phần hoặc toàn phần dạ dày của người bệnh. Thời gian theo dõi và hồi sức sau khi phẫu thuật được chỉ định cụ thể từ bác sĩ điều trị. Tuy nhiên do phẫu thuật dạ dày là phẫu thuật mở nên người bệnh cần nằm viện ít nhất 2 tuần cho đến khi cơ thể phục hồi hoàn toàn.
Phòng chống chảy máu dạ dày tái phát sau điều trị bằng thảo dược
Từ xa xưa, ông cha ta đã phát hiện ra nhiều vị thảo dược tự nhiên có công năng làm lành viêm loét niêm mạc dạ dày, nâng cao sức khỏe hệ tiêu hóa, phòng chống xuất huyết dạ dày tái phát. Một trong những thảo dược quý có công năng khôi phục sức khỏe người bệnh, phòng ngừa chảy máu có thể kể đến:
- Bồ Công Anh: có chứa nhiều hoạt chất kháng sinh như: xanthophyl, lecithin, violaxanthin, taraxanthin,… cùng vitamin, khoáng chất có tác dụng kháng viêm, giảm đau mà còn giảm vết loét và giảm tổn thương dạ dày.
- Khổ Sâm: Alcaloid toàn phần – một trong những thành phần chính của khổ sâm có tác dụng tốt cho bệnh nhân đau dạ dày. Bên cạnh đó chúng giàu tannin và chứa hợp chất polyphenl… mang đến khả năng kháng khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn HP.
- Cam thảo: Thành phần của cam thảo không chỉ ức chế tiết acid dịch vị và thúc đẩy quá trình bài tiết dịch nhầy. Đặc biệt, cam thảo còn có tác dụng tuyệt vời trong việc thúc đẩy sản xuất tế bào mới trong niêm mạc dạ dày.
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ rõ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị và phục hồi tổn thương niêm mạc dạ dày. Để nâng cao hiệu qủa điều trị, người bệnh nên sử dụng những món ăn tốt cho tiêu hóa.
Xuất huyết dạ dày nên ăn gì? Kiêng gì?
Nhóm thực phẩm bệnh nhân xuất huyết dạ dày cần bổ sung phải giúp giảm tiết acid dịch vị, cung cấp đủ chất dinh dưỡng và bảo vệ tốt niêm mạc dạ dày.
- Thực phẩm giàu tinh bột: Gạo tẻ, khoai tây, bánh ngọt, khoai lang…
- Thực phẩm nhiều đạm: Thịt nạc, cá, sữa đậu nành…
- Nhóm chất béo: Dầu đậu nành, dầu hướng dương, vừng…
- Thực phẩm giàu vitamin: Các loại trái cây như quả bơ, táo, đu đủ chín…
- Nhóm chất xơ tự nhiên: Một số loại rau củ như bắp cải, đậu bắp, cải xanh…

Bên cạnh việc bổ sung thực phẩm tốt cho bao tử thì bệnh nhân cũng nên chú ý đến những nhóm đồ ăn, thức uống khiến tình trạng bệnh trở nên xấu hơn như:
- Thực phẩm chế biến sẵn: Xúc xích, lạp xưởng, đồ ăn nhanh…
- Thực phẩm nhiều dầu mỡ: Đồ rán, chiên xào, khoai tây chiên…
- Thịt màu đỏ: Thịt bò, thịt lợn…
- Thực phẩm cay nóng: Ớt, tiêu, mù tạt…
- Thực phẩm nhiều acid: Các loại hoa quả nhiều vitamin C (bưởi, cam, dâu tây…) hoặc đồ ăn quá cứng, có gân sụn.
- Chất kích thích: Rượu bia, thuốc lá, cafe, trà đặc…
Xuất huyết dạ dày nếu không điều trị kịp thời, có thể ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. Vì vậy, khi gặp phải những triệu chứng xuất huyết dạ dày kể trên, hãy thăm khám ngay. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì về bệnh lý, người bệnh hãy để lại bình luận dưới bài viết, Metaherb sẽ giải đáp nhanh chóng.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!