Trào ngược dạ dày khi ngủ: Nguyên nhân, cách phòng tránh và điều trị nhanh
Bị trào ngược dạ dày khi ngủ có thể gây rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, ngưng thở khi ngủ và một số bệnh lý liên quan khác. Do đó, người bệnh nên tìm hiểu rõ các biện pháp điều trị và phòng ngừa hợp lý.
Trào ngược dạ dày khi ngủ là gì? Nguyên nhân và triệu chứng
Trào ngược dạ dày khi ngủ chính là hiện tượng aicd trào ngược vào đêm khuya, gây nên tình trạng nóng rát thượng vị vô cùng khó chịu.
Nguyên nhân gây ra bệnh lý thường là do ăn uống thiếu điều độ, hút thuốc lá, uống rượu bia, nằm sai tư thế hay căng thẳng thần kinh. Các yếu tố này khiến cho dịch vị dạ dày bài tiết quá mức. Acid trong dạ dày dư thừa sẽ có xu hướng trào ngược lên phía trên thực quản và các cơ quan hô hấp vào ban đêm hoặc rạng sáng.
Tình trạng trào ngược dạ dày khi ngủ còn đi kèm với một số triệu chứng điển hình như:
- Đau tức vùng ngực
- Thở khò khè, khó thở
- Ho nhiều
- Nóng rát thực quản và dạ dày
- Khó ngủ, mất ngủ, ngủ không sâu giấc
- Buồn nôn, đôi khi còn nôn ói

Đa phần những triệu chứng trên thường kéo dài đến tận buổi sáng khi thức dậy. Lúc này bạn có thể nhận thấy một số biểu hiện khác như đắng miệng, hôi miệng, khàn giọng, mất tiếng, ứ đờm nhiều ở cổ họng…
Bị trào ngược dạ dày khi ngủ gây ảnh hưởng như thế nào?
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng mãn tính khi axit dạ dày chảy lên thực quản. Điều này dẫn đến kích thích niêm mạc dạ dày và có thể gây ho, viêm họng khó thở và một số bệnh lý liên quan khác.
Theo một số nghiên cứu, nguyên nhân hàng đầu gây rối loạn giấc ngủ ở người trưởng thành trong độ tuổi 45 – 64 có liên quan đến chứng trào ngược dạ dày vào ban đêm và dẫn đến một số ảnh hưởng như:
1/ Mất ngủ
Các triệu chứng bệnh như ho, nghẹt thở thường có xu hướng nghiêm trọng hơn về đêm, đặc biệt là khi người bệnh nằm xuống. Dòng chảy của axit từ dạ dày có nguy cơ chảy vào thực quản đến cổ họng, thanh quản và gây cảm giác khó thở.
Ngoài ra, bệnh nhân có thể thức dậy với cảm giác hồi hộp, đau rát ở cổ họng và vị chua trong miệng. Tình trạng này kéo dài gây mất ngủ thường xuyên, suy nhược cơ thể.
2/ Ngủ ngày
Bị trào ngược dạ dày khi ngủ dẫn đến tình trạng mệt mỏi, thiếu năng lượng. Người bệnh thường có nhu cầu ngủ nhiều hơn vào ban ngày dẫn đến rối loạn và làm tăng nguy cơ mắc các chứng bệnh như mất ngủ vô căn, ngưng thở khi ngủ và rối loạn nhịp ngủ sinh học.
Ngủ ngày hoặc buồn ngủ vào ban ngày có thể dẫn đến một số rủi ro và nguy hiểm nhất định, nhất là khi cần lái xe hoặc vận hành máy móc. Do đó, người thường hay mệt mỏi, buồn ngủ vào ban ngày nên đến bệnh viện và trao đổi với bác sĩ để được tư vấn, điều trị phù hợp.
3/ Ngưng thở khi ngủ
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản được xác định là một yếu tố gây ngưng thở khi ngủ. Các nhà nghiên cứu cho rằng axit dạ dày trào ngược gây co thắt thanh quản, làm tắc nghẽn đường thở và ngăn không khí chảy vào phổi. Tình trạng này dẫn đến rối loạn hô hấp và tình trạng ngưng thở khi ngủ.
Tình trạng trên có thể diễn ra trong vài phút hoặc kéo dài từ 30 phút đến 1 tiếng. Sau thời gian này, hô hấp có thể được khôi phục bình thường. Tuy nhiên người bệnh có thể bị ngạt mũi dẫn đến thở khò khè.

Ngưng thở khi ngủ có thể dẫn đến cảm giác mệt mỏi. Tình trạng này thường phát triển thành mãn tính và có thể gây cản trở các hoạt động ban ngày do hệ thống thần kinh không được nghỉ ngơi và phục hồi thích hợp.
Theo các chuyên gia, những người có triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản vào ban đêm nên thực hiện sàng lọc chứng ngưng thở khi ngủ để tránh các rủi ro và ảnh hưởng không mong muốn.
Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia khuyên rằng, người bệnh nên kết hợp thêm thực đơn ăn uống khoa học, rèn luyện thân thể, ngăn bệnh tái phát hiệu quả.
Phòng tránh tình trạng trào ngược dạ dày khi ngủ
Hầu hết các trường hợp trào ngược dạ dày khi ngủ không nghiêm trọng và có thể xử lý bằng cách thay đổi lối sống và chế độ ăn uống. Tuy nhiên, trong các trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng thuốc hoặc các biện pháp điều trị chuyên môn khác.
1/ Thay đổi thói quen sinh hoạt phù hợp
Người bệnh có thể tham khảo một số cách xử lý tình trạng trào ngược dạ dày khi ngủ phổ biến như sau:
- Ngủ nghiêng về bên trái: Vị trí nằm ngày được cho là có thể cải thiện các triệu chứng ợ nóng và trào ngược vào ban đêm.
- Giảm cân: Giảm cân, thậm chí là 1 – 2 cân cũng có thể ngăn ngừa các triệu chứng trào ngược trở nên nghiêm trọng hơn.
- Nâng cao đầu giường: Điều này có thể ngăn ngừa axit dạ dày trào ngược lên thực quản, gây ợ nóng và tổn thương cổ họng. Người bệnh có thể ngủ trên một chiếc gối cao, mềm khoảng 5 – 8 cm hoặc nâng cao đầu giường lên khoảng 8 cm.
- Mặc quần áo rộng rãi: Quần áo chật, đặc biệt là ở khu vực thắt lưng và ngực có thể gây áp lực lên dạ dày. Điều này hạn chế nguy cơ đau dạ dày và các triệu chứng ợ nóng.
- Bỏ thuốc lá: Hút thuốc và khói thuốc lá có thể gây kích ứng hệ thống tiêu hóa, gây giãn các cơ thực quản và làm tăng nguy cơ ợ nóng, trào ngược dạ dày và khó thở khi ngủ.

2/ Thiết lập thực đơn ăn uống khoa học
Thay đổi phong cách ăn uống và tránh các thực phẩm gây ra chứng ợ nóng có thể cải thiện các triệu chứng. Thực phẩm gây ra chứng ợ nóng thường khác nhau giữa các đối tượng bệnh. Tuy nhiên, các loại thực phẩm và đồ uống phổ biến có thể gây ợ nóng và gây ảnh hưởng đến giấc ngủ thường bao gồm:
- Rượu
- Đồ uống chứa caffein như nước có gas, cà phê và trà
- Chocolate, sản phẩm chứa chocolate và ca cao
- Bạc hà
- Tỏi
- Hành
- Sữa
- Thức ăn béo, cay, dầu mỡ, hoặc chiên
- Thực phẩm có tính axit như cam quýt hoặc các sản phẩm cà chua.
Tránh những bữa ăn khuya hoặc những bữa ăn lớn, đặc biệt là vào buổi tối. Không nên sử dụng các bữa ăn từ 2 – 3 giờ trước khi đi ngủ để giảm axit dạ dày và hạn chế tình trạng kích ứng khi người bệnh đi ngủ. Thay vì những bữa ăn lớn gây áp lực lên dạ dày của bạn, người bệnh có thể thử bữa nhỏ hơn vào buổi tối để giúp ngăn ngừa các triệu chứng ợ nóng vào ban đêm.
Các triệu chứng trào ngược dạ dày khi ngủ có thể ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng giấc ngủ của người bệnh. Tuy nhiên, người bệnh có thể áp dụng nhiều biện pháp để cải thiện và giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng đó. Trong các trường hợp cần thiết, người bệnh có thể cần điều trị y tế để tránh các rủi ro không mong muốn.
Cách điều trị bệnh trào ngược dạ dày khi ngủ
Với căn bệnh trào ngược dạ dày khi ngủ, bác sĩ chỉ định thực hiện một số phương pháp chẩn đoán như nội soi dạ dày, xét nghiệm độ PH, đo áp lực thực quản, chụp X-quang,… để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và điều trị bằng thuốc.
1/ Thuốc tân dược
Với căn bệnh trào ngược dạ dày, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc để kiểm soát bệnh. Một số loại thuốc được sử dụng phổ biến để điều trị căn bệnh này.
- Thuốc kháng axit: Giúp trung hòa, cân bằng lượng axit bên trong dạ dày, hạn chế hiện tượng trào ngược
- Thuốc đối kháng histamin: Cimetidine, Ranitidine (Zantac), Famotidine (Pepcid), Nizatidine (Axid),…
- Thuốc ức chế bơm proton: Kiểm soát sự tăng dịch tiết axit ở dạ dày, giảm nhanh các triệu chứng ợ hơi, ợ chua, nóng rát bụng,…
- Thuốc điều hòa vận động: Điều hòa cơ chế hoạt động của hệ tiêu hóa, tăng áp lực cơ thắt thực quản dưới. Đồng thời tăng cường cơn co thắt thực quản, cải thiện hiện tượng trào ngược axit lên thực quản.
- Thuốc pro-motility: Hỗ trợ điều trị các triệu chứng trào ngược dạ dày

Khi sử dụng những loại thuốc này, người bệnh cần có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó, bạn nên uống trước bữa ăn khoảng 30 phút. Để phát huy hiệu quả điều trị bệnh của thuốc, bệnh nhân cần phải tuân thủ đúng các hướng dẫn của bác sĩ.
2/ Thuốc Đông y
Bài thuốc Đông y chữa trào ngược thực quản do suy nhược không chỉ cải thiện các triệu chứng khó chịu như ợ nóng, ợ chua, đau thượng vị, trớ thức ăn, đầy hơi, nóng rát thượng vị,… mà còn điều hòa khí huyết và tăng cường sức khỏe.
- Mã đề, đương quy, cam thảo, liên nhục, hoài sơn và bạch truật mỗi thứ 16g, chi tử, bán hạ và trần bì mỗi thứ 10g, đan bì, râu bắp và bạch thược mỗi thứ 12g, rau má 20g. Đem sắc uống, chia nước sắc thành 2 lần uống và dùng hết trong 2 ngày. Mỗi ngày dùng 2 lần ngay sau khi ăn.
- Hoài sơn, bạch truật, cát căn, liên nhục và ngưu tất mỗi thứ 16g, bán hạ chế và chỉ xác mỗi thứ 10, hắc táo nhân và phòng sâm mỗi thứ 20g, cam thảo, trần bì và viễn chí mỗi thứ 12g. Sắc lấy nước uống, chia đều thành 4 lần uống và dùng trong 2 ngày. Mỗi ngày dùng 2 lần sau khi ăn trưa và ăn tối.

3/ Sử dụng sản phẩm từ thảo dược tự nhiên
Từ xa xưa, ông cha ta đã tìm ra được nhiều vị thảo dược tự nhiên, có công năng điều trị bệnh trào ngược dạ dày hiệu quả.
- Nghệ có chứa thành phần Curcumin có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa thúc đẩy sự co bóp túi mật và không làm tăng acid dạ dày, giúp chữa trào ngược dạ dày hiệu quả bằng nghệ được áp dụng hiệu quả.
- Chè dây: Hoạt chất thường quy vào các kinh tỳ, vị giúp tiêu hóa tốt, chống viêm loét dạ dày, kháng khuẩn. Ngoài ra, chè dây còn giúp giảm đau, chống oxy hóa, giúp ngủ dễ hơn.
- Dạ cẩm: Giúp giảm đau dạ dày, trung hoà được lượng axit trong dạ dày, giảm ợ chua, giúp liền vết loét.
- Lá khôi: Đây là loại thảo dược có tác dụng giảm can khí uất, bình can. Cây khôi được xem là vị thuốc giúp chữa trị các bệnh lý liên quan đến dạ dày, giảm đau rát, nóng ở vùng thượng vị, kích thích da non và kiểm soát vết loét dạ dày.
- Kim ngân hoa: Có công dụng như một vị thuốc kháng sinh tự nhiên, ngăn ngừa viêm nhiễm
Hiện nay, một số nghiên cứu khoa học đã ứng dụng công nghệ hiện đại vào bào chế, chiết xuất thảo dược. Từ đó, các phân tử dược chất được hạ xuống kích cỡ nhỏ nhất, dễ đi sâu vào máu, tăng tác dụng của thuốc.
Nhiều chuyên gia y tế đánh giá, 3 phương pháp điều trị trên có những ưu, nhược điểm riêng người bệnh nên cân nhắc trước khi sử dụng:
- Thuốc tân dược: Có tác dụng nhanh chóng, giải quyết triệu chứng trào ngược dạ dày sau 1-2 liều thuốc đầu tiên. Tuy nhiên, thuốc có nhiều tác dụng phụ, sử dụng lâu dài gây nên tình trạng kháng thuốc, phản tác dụng.
- Thuốc Đông y: Hiệu quả phát huy chậm, trong quá trình điều trị có hiện tượng công thuốc, đun sắc phức tạp và tốn thời gian.
- Sản phẩm công nghệ cao từ thảo dược tự nhiên: Thành phần thảo dược đặc trị, an toàn, lành tính, không có tác dụng phụ. Đồng thời, ứng dụng công nghệ cao trong quy trình chiết xuất giúp lấy được 100% tinh chất, nâng cao chất lượng. Từ đó, hiệu quả phát huy nhanh, đẩy lùi tình trạng acid trào ngược.
Như vậy có thể thấy rõ, sử dụng sản phẩm bảo vệ sức khỏe từ thiên nhiên có nhiều ưu điểm vượt trội, tốt cho sức khỏe, người bệnh nên tham khảo. Tuy nhiên, trên thị trường có rất nhiều hàng giả, hàng kém chất lượng, khiến người bệnh lo lắng. Theo chuyên gia tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, sản phẩm “Dạ dày – tá tràng Metaherb” có cơ chế bảo vệ dạ dày rất tốt, hiệu quả nhanh, thuyên giảm trào ngược acid dạ dày sau 1 tuần sử dụng.
Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về đầu bệnh cũng như cách điều trị hiệu quả, hãy để lại bình luận bên dưới, Metaherb sẽ giải đáp nhanh chóng.
Có thể bạn quan tâm:
Được tư vấn bởi Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành: 42132/2017-ATTPXNCB
Ợ chua, buồn nôn, nóng rát thượng vị, tình trạng trào ngược dạ dày gây mất ngủ thuyên giảm ngay sau 1 tuần sử dụng
Công nghệ cao – công nghệ Nano làm tăng khả năng hấp thu của cơ thể lên tới 95%
100% thảo dược tự nhiên, an toàn, lành tính và không có tác dụng phụ
Nâng cao sức khỏe người bệnh, khôi phục nhu động ruột, cân bằng tiêu hóa, phòng chống ung thư thực quản
Chuyên gia tư vấn 24/7, Dược sĩ chăm sóc trong quá trình sử dụng

Dạ dày - tá tràng Metaherb Hộp 60 viên giá 560,000 đ
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!