Tràn dịch khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa bệnh

Tràn dịch khớp gối mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng song có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng ở xương khớp. Cùng Metaherb tìm hiểu chi tiết về căn bệnh này trong bài viết dưới đây.

Tràn dịch khớp gối là gì? Bệnh có nguy hiểm không?

Dịch khớp đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì khả năng vận động tay, chân,…trên cơ thể. Tuy nhiên, khi lượng dịch này tiết ra quá nhiều sẽ dẫn đến các chứng bệnh nguy hiểm. Tràn dịch khớp gối là tình trạng dịch tiết ở đầu gối bị dư thừa, tích tụ lại bên trong hoặc xung quanh khớp gối. Khi xảy ra tình trạng này, người bệnh sẽ đối mặt với cảm giác sưng, đau, phù nề. Ngoài ra, còn có thể kèm với hiện tượng tụ máu trong khớp.

Tràn dịch khớp gối
Tràn dịch khớp gối có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm

Ở mức độ nhẹ, bệnh nhân tràn dịch khớp gối sẽ gặp những hạn chế trong vận động khớp. Trong trường hợp bệnh không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ trở nặng, gây ra xơ cứng, dính khớp, thậm chí là bại liệt vĩnh viễn.

Nguyên nhân gây tràn dịch khớp gối

Có nhiều nguyên nhân gây ra tràn dịch khớp gối. Thông thường, người bệnh sẽ gặp tình trạng này sau chấn thương. Ngoài ra, có thể kể đến một số yếu tố như:

  • Chấn thương do vận động: Tập luyện thể thao quá sức, tai nạn lao động, thực hiện một số động tác không đúng tư thế dẫn tới chấn thương…là một trong những nguyên nhân gây tràn dịch khớp gối.
  • Các bệnh lý về khớp: Tràn dịch khớp gối có thể là hậu quả xấu từ một số bệnh lý về khớp như thoái hoá khớp, gout, viêm khớp dạng thấp, viêm bao hoạt dịch khớp…
  • Nhiễm khuẩn: Do sự xâm nhập của một số vi khuẩn như lao, Mycoplasma, virus, vi nấm…
  • Tuổi tác: Tuổi tác càng cao, một số chức năng càng suy giảm, nguy cơ tràn dịch khớp gối vì thế cũng tăng cao.
  • Thừa cân, béo phì: Khớp gối là khớp phải hứng chịu phần lớn trọng lượng cơ thể, đối tượng thừa cân, béo phì dễ bị tràn dịch khớp gối do phần trọng lượng cơ thể quá nặng, gây áp lực và tổn thương khớp gối.

Triệu chứng tràn dịch khớp gối

Các triệu chứng tràn dịch khớp gối thường khá dễ nhận biết. Tuỳ vào nguyên nhân gây bệnh mà có những dấu hiệu thể hiện bệnh khác nhau. Một trong những dấu hiệu chung dễ nhận biết nhất là hiện tượng xung quanh khớp gối nổi mẩn đỏ, sưng, phù nề, cảm giác đau nhức. Bên cạnh đó, người bệnh có thể nhận biết bệnh thông qua một số biểu hiện sau:

  • Khu vực xương bánh chè bị sưng đỏ
  • Cứng khớp, khó duỗi thẳng chân hay uốn cong chân
  • Đau nhức khi bị tác động lực lên đầu gối
  • Đầu gối có cảm giác ấm, nóng hơn so với bình thường
  • Sinh hoạt đi lại khó khăn, gặp nhiều trở ngại.
Tràn dịch khớp gối
Tràn dịch khớp gối gây sưng đỏ, đau nhức

Chẩn đoán tràn dịch khớp gối

Để nhận biết cũng như xác định mức độ bệnh một cách chính xác, người bệnh cần tiến hành thực hiện các chẩn đoán chuyên biệt. Từ đó mới có thể xác định chính xác nguyên nhân và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp.

Chẩn đoán cận lâm sàng

Người bệnh sẽ được chẩn đoán cận lâm sàng bằng cách chọc hút dịch. Chọc hút dịch khớp gối là phương pháp giúp bác sĩ đánh giá chính xác mức độ tràn dịch và nguyên nhân gây bệnh. Phương pháp này được thực hiện bằng cách chèn một cây kim dài và mỏng vào trong khớp gối đang bị sưng và hút một ít chất lỏng ra. Đây là chẩn đoán người bệnh bắt buộc phải thực hiện.

Chẩn đoán hình ảnh

Bên cạnh việc chẩn đoán cận lâm sàng, để xác định những thương tổn chuyên sâu, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh. Cụ thể:

  • Siêu âm: sau khi siêu âm, bác sĩ có thể xác định nguyên nhân gây tràn dịch khớp gối là do viêm khớp và viêm dây chằng hay không.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT): bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện chụp CT nếu nghi ngờ khớp sưng viêm do hoại tử vô mạch hoặc u xương ác tính.
  • Chụp X- quang: chẩn đoán hình ảnh để xác định các tổn thương gây ra tình trạng tràn dịch như trật khớp, thoái hóa khớp hay u xương.
  • Chụp MRI: Kết quả chụp chính xác về những bất thường ở xương khớp, xác định được người bệnh có bị tổn thương gân, dây chằng và các mô sụn hay không.

Các phương pháp điều trị tràn dịch khớp gối

Hiện nay có khá nhiều phương pháp điều trị tràn dịch khớp gối. Các phương pháp này đều có những ưu và nhược điểm nhất định, người bệnh nên tìm hiểu kỹ các phương pháp, sau đó dựa trên tình trạng bệnh của mình để lựa chọn cách điều trị cho phù hợp.

Điều trị tràn dịch khớp gối bằng Tây y

Có 2 cách phổ biến điều trị tràn dịch khớp gối theo tây y là sử dụng thuốc và hút dịch khớp. Trong các trường hợp bệnh nhẹ, thông thường các bác sĩ chỉ chỉ định dùng thuốc. Tuy nhiên, đối với những trường hợp bệnh nặng, người bệnh bắt buộc phải hút dịch để giảm đau.

trị tràn dịch khớp gối bằng thuốc
Sử dụng thuốc là phương pháp điều trị phổ biến

Phương pháp này có ưu điểm là có hiệu quả nhanh chóng, giúp giảm các cơn đau cục bố tức thì. Tuy nhiên, do các loại thuốc này thuộc nhóm corticosteroids, sẽ gây tác dụng phụ nếu sử dụng trong thời gian dài. Liệu pháp chọc hút dịch khớp cũng có nguy cơ nhiễm trùng khá cao. Do đó, để đảm bảo an toàn trong điều trị, bệnh nhân tràn dịch khớp gối cần có sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ trước khi áp dụng phương pháp này.

Chữa tràn dịch khớp gối bằng Đông y

Trái ngược với phương pháp điều trị bằng tây y, chữa tràn dịch khớp gối bằng đông y có đặc tính nổi bật là an toàn, không gây ra tác dụng phụ bởi nguyên liệu để thực hiện phương pháp này để có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên. Vì thế, người bệnh có thể sử dụng lâu dài, cải thiện tinh

Bởi trong Đông y, các bài thuốc có thành phần hoàn toàn từ tự nhiên nên có thể sử dụng lâu dài, cải thiện tình trạng đau nhức vì tràn dịch khớp gối. Ngoài ra, trong công dụng của các thành phần thảo dược cũng có tác động hỗ trợ nâng cao sức đề kháng của người bệnh mà không để lại bất cứ tác dụng phụ nào.

Nhược điểm duy nhất của phương pháp này là các thảo dược cần thời gian lâu dài để thẩm thấu vào cơ thể và phát huy tác dụng. Tuy nhiên, nếu kiên trì áp dụng, người bệnh có thể điều trị tận gốc tràn dịch khớp gối, các cơn đau sẽ không còn tái phát.

Chữa tràn dịch khớp gối bằng dân gian

Chữa tràn dịch khớp gối bằng mẹo dân gian là phương pháp phù hợp với các trường hợp bệnh nhẹ bởi cũng giống với phương pháp đông y, cách điều trị này khá an toàn và có hiệu quả rất chậm. Ngoài ra, các thành phần dược tính cũng thấp hơn nên thời gian điều trị kéo dài.

Theo một số ghi chép dân gian, người bệnh có thể sử dụng một số nguyên liệu sẵn có trong tự nhiên như rễ cây đinh lăng, rễ gối hạc, củ nghệ tại nhà, cây lá lốt…để điều trị tràn dịch khớp gối.

Chữa tràn dịch khớp gối
Phương pháp dân gian thích hợp điều trị trong các trường hợp bệnh nhẹ

Tuy nhiên, về tính xác thực cũng như hiệu quả cụ thể mà các bài thuốc dân gian này mang lại vẫn chưa được chứng mình bởi nghiên cứu khoa học cụ thể. Do đó, người bệnh cần cẩn trọng khi áp dụng phương pháp này tại nhà.

Phòng ngừa tràn dịch khớp gối

Có thể thấy, các nguyên nhân gây tràn dịch khớp gối hầu hết là nguyên nhân chủ quan, nên người bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa bệnh bằng một số biện pháp sau đây:

  • Duy trì cân nặng ở mức ổn định, tránh tình trạng thừa cân, béo phì
  • Lao động vừa sức, hạn chế làm việc nặng, và các chuyển động đột ngột gây tổn thương khớp gối.
  • Tập các bài tập tốt cho đầu gối với các môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội… phù hợp với thể trạng của bạn.
  • Có chế độ ăn uống khoa học, nghỉ ngơi hợp lý.

Tràn dịch khớp gối tuy không phải là căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu chủ quan có thể gây ra những hậu quả khó lường. Vì vậy, người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan. Cần đến bệnh việm thăm khám ngay nếu nhận thấy các dấu hiệu của bệnh. Từ đó áp dụng phương pháp điều trị cho phù hợp. Nếu còn thắc mắc, vui lòng để lại bình luận bên dưới bài viết, các dược sĩ của Metaherb sẽ phản hồi sớm nhất.

Có thể bạn quan tâm

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?