Tiểu đường uống cà phê được không?
Cà phê là thức uống phổ biến trong thời hiện đại. Không thể phủ nhận hương vị cũng như lợi ích mà thức uống này đem lại. Nhiều người đặt ra câu hỏi “Người tiểu đường uống cà phê được không?” Cùng Metaherb tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Lợi ích của việc uống cà phê
Cà phê là một điều tuyệt vời kỳ lạ. Vì vậy, nhiều người trong chúng ta trên toàn cầu cảm thấy như thể chúng ta không thể bắt đầu ngày mới mà không có nó – và đó không phải là một điều tồi tệ với số lượng nhỏ. Thế nhưng người bệnh tiểu đường liệu có uống được cà phê không? Trước tiên cần tìm hiểu về lợi ích của loại đồ uống này.

Giảm nguy cơ bị đột quỵ
Đột quỵ là một tình trạng đe dọa tính mạng nghiêm trọng, trong đó các mô của não bị tổn thương do việc cung cấp máu không hiệu quả gây ra bởi cục máu đông. Nghiên cứu đăng trên tạp chí Circulation cho thấy tiêu thụ ít nhất một tách cà phê không chứa đường mỗi ngày có thể làm cho các mạch máu giãn nở để ngăn ngừa cục máu đông, dẫn đến ngăn ngừa đột quỵ.
Giảm cân
Cà phê có hiệu quả trong việc ngăn ngừa tình trạng béo phì, khả năng rằng caffeine và axit chlorogenic chứa trong cà phê có liên quan đến sự trao đổi chất. Những a xít này làm chậm quá trình hấp thụ carbohydrate và đường. Uống cà phê mỗi ngày được cho là có thể đẩy mạnh quá trình đốt cháy chất béo trong cơ thể..
Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Một nhóm các chuyên gia sức khỏe và dinh dưỡng từ khắp nơi trên thế giới khám phá ý tưởng rằng có một mối liên hệ giữa việc uống cà phê và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Ngoài ra, các nghiên cứu dịch tễ học còn chỉ ra những người sử dụng cà phê thường xuyên sẽ giảm 50% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường so với những người hiếm khi uống hoặc thậm chí không uống.

Giảm mệt mỏi, tăng hoạt động trí não
Thành phần cafein trong cà phê đóng vai trò như một chất dẫn truyền ức chế thần kinh, giúp não bộ hưng phấn. Thành phần này giúp cải thiện tâm trạng, bộ nhớ, tăng tốc độ phản xạ và chức năng của não bộ.Một loạt các nghiên cứu gần đây đã chứng minh tỷ lệ trầm cảm thấp hơn đối với những người hay uống cà phê.
Như chúng ta đã biết, caffeine có tác dụng kích hoạt các chất dẫn truyền thần kinh, từ đó có thể kiểm soát tâm trạng. Các chất dẫn truyền này bao gồm serotonin và dopamine. Bằng cách này, cà phê ngăn chặn trầm cảm thông qua kích thích các hormone “cảm thấy tốt” trong máu.
Chống lại bệnh ung thư
Một nghiên cứu cho thấy uống cà phê làm giảm nguy cơ mắc ung thư gan thấp hơn đến 40 %. Tương tự, những người uống 4-5 tách cà phê loãng mỗi ngày làm giảm nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng thấp hơn 15%.
Người tiểu đường uống cà phê có thể mang lại nhiều lợi ích nhưng không thể tránh được những tác dụng không mong muốn.
Người bệnh tiểu đường uống cà phê được không?
Cà phê là thức uống phổ biến trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người. Tuy nhiên nó lại không phù hợp với những người có bệnh lý như cao huyết áp, mỡ trong máu cao, đường trong máu cao. Chất caffein có trong cà phê có thể khiến tình trạng bệnh lý của họ trở nên nghiêm trọng hơn và gây khó khăn trong việc điều trị.
Đồng thời, đây là chất có thể ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng điều tiết đường huyết của người bệnh, nhất là đối với người bệnh tiểu đường type 2.Theo kết quả nghiên cứu, cà phê phải làm tăng lượng đường huyết sau ăn và lượng đường huyết trung bình trong ngày lên 8%. Nếu người tiểu đường uống cà phê vào buổi tối, lượng đường huyết có thể tăng lên đến 26% do cà phê.

Nguyên nhân khiến cà phê ảnh hưởng đến đường huyết ở người bệnh tiểu đường:
Cà phê có thể có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nhưng nó không tốt cho những người đã mắc bệnh:
- Thứ nhất, cà phê có tính kháng lại insulin – chất có tác dụng làm giảm đường huyết khiến lượng đường không thể đi vào tế bào mà ứ lại trong máu, làm tăng đường huyết.
- Thứ hai, uống cà phê giúp giải phóng adrenalin là một chất gián tiếp là tăng đường huyết đồng thời gây ra triệu chứng run tay, hồi hộp.
- Thứ ba, cà phê cũng có thể khiến huyết áp tăng cao tạm thời trong 3-4 tiếng do tĩnh mạch co thắt và tim bơm máu khó khăn hơn. Dù vậy nghiên cứu này chỉ kêu gọi người bệnh tiểu đường nên hạn chế uống cà phê.
Ngoài ra, việc người tiểu đường uống cà phê quá nhiều mỗi ngày, đặc biệt là người bệnh tiểu đường kèm theo cao huyết áp. Khi uống một lượng lớn caffein có trong cà phê có thể gây mất ngủ, rối loạn thần kinh, nhịp tim tăng nhanh hoặc chậm bất thường, tăng huyết áp. Chính vì thế đây là món đồ uống cần phải hạn chế.
Đối với những người có lượng đường được kiểm soát chặt chẽ, ổn định thì việc sử dụng caffe một lượng vừa phải gần như không có ảnh hưởng. Ngược lại, đối với những bệnh nhân có lượng đường huyết khó kiểm soát thì việc ngưng uống cà phê là việc cần thiết.
Hiện nay không có bất kì cảnh báo nào về việc người tiểu đường uống cà phê. Tuy nhiên, việc sử dụng cà phê có nhiều tác dụng phụ gây ảnh hưởng tiêu cực đến căn bệnh này. Nếu có mong muốn sử dụng loại đồ uống này, người bị mắc bệnh tiểu đường nên tham khảo ý kiến chuyên gia hoặc bác sĩ dinh dưỡng về các lựa chọn chế độ ăn uống thích hợp để không gây ảnh hưởng nhiều đến bệnh.
Một số lưu ý đối với người bệnh tiểu đường khi uống cà phê
Mặc dù người bệnh tiểu đường không nên sử dụng cà phê nhưng vẫn có thể thêm cà phê vào chế độ ăn uống lành mạnh. Cà phê là một loại thức uống có tác dụng tốt cho sức khỏe, nhưng hãy cẩn thận khi bạn uống quá nhiều.

Khi người bệnh tiểu đường uống cà phê cần lưu ý:
- Người bệnh tiểu đường tuýp 2 nếu muốn uống cà phê thì cách tốt nhất nên lọc hết caffein. Khi pha cà phê không thêm đường kính, không sữa đặc. Thay vào đó nên thêm đường chức năng (đường isomalt, panatinose) hay dùng sữa dành riêng cho bệnh nhân tiểu đường…
- Nếu người bệnh tiểu đường khó ngủ nên hạn chế loại thức uống này vì chất caffeine tác động lên hệ thần kinh trung ương, sẽ gây khó ngủ hơn và mệt mỏi, nó sẽ tạo cảm giác hưng phấn tác động vào chức năng vận động, tác động lên cơ xương, làm cảm giác mệt mỏi trở nên nặng nề hơn.
- Nếu mắc bệnh tiểu đường loại 2 hoặc có nguy cơ mắc bệnh, bạn nên tập trung vào việc lựa chọn lối sống lành mạnh hơn, như ăn một chế độ ăn uống cân bằng bao gồm trái cây tươi, rau, ngũ cốc, chất béo lành mạnh, tập thể dục và giảm cân.
- Nếu người bệnh tiểu đường có các bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh và tim mạch cũng nên hạn chế uống thức uống này vì chúng có thể gây ảnh hưởng xấu đến tình trạng bệnh lý của bạn.
- Nếu người tiểu đường có huyết áp cao, bệnh lý về tim mạch và phụ nữ mang thai nên hạn chế tối đa việc tiêu thụ caffeine. Nếu bạn đang từ 55 tuổi trở lên, không nên uống quá 4 tách mỗi ngày.
- Đối với những bệnh nhân đái tháo đường đã được kiểm soát tốt có thể uống 1-2 lần/ngày là phù hợp nhất. Còn những bệnh nhân đái tháo đường có lượng đường huyết khó kiểm soát thì nên ngưng uống cà phê.
Người bệnh tiểu đường nên chú trọng đến chế độ dinh dưỡng, cần tìm hiểu thật kĩ để hạn chế những sản phẩm làm tăng lượng đường trong máu dẫn đến bệnh tiến triển nặng hơn. Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng khuyến khích người bệnh nên sử dụng các thực phẩm hỗ trợ điều trị tiểu đường có nguồn gốc thảo dược, vừa giúp hạ và ổn định đường huyết, vừa không gây ra tác dụng phụ. Được bào chế bằng công nghệ nano hiện đại nhất hiện nay, giúp hấp thụ nhanh gấp 95% các dược tính có lợi vào cơ thể, Glu Metaherb đã trở thành sản phẩm được hàng triệu người bệnh tin dùng.
Mọi thông tin, thắc mắc, vui lòng để lại bình luận bên dưới bài viết, các chuyên gia của Metaherb sẽ phản hồi một cách sớm nhất.
Có thể bạn quan tâm
Được tư vấn bởi Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 42681/2017/ATTP-XNCB
Thành phần được bào chế 100% từ thảo dược thiên nhiên
Giúp cơ thể tự sản sinh insuIin nội sinh tự nhiên
Làm chậm quá trình chuyển hoá glucose thành glycogen
Người bệnh không phụ thuộc vào thuốc tây
Giúp cơ thể tự sản sinh insuIin, giảm dần tiêm insuIin
Được các chuyên gia hỗ trợ 24/7 trong suốt quá trình dùng sản phẩm
Ngăn ngừa và phục hồi từ từ các biến chứng

Glu Metaherb 60 viên giá: 560.000đ
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!