Tiểu đường thai kỳ có nên ăn chuối không?

Để hạn chế ảnh hưởng, các mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ nên nên lập một chế độ ăn uống thông minh. Vậy người bệnh tiểu đường thai kỳ có nên ăn chuối không? Metaherb sẽ giải đáp trong bài viết dưới đây.

Tiểu đường thai kỳ có nên ăn chuối không?

Tiểu đường thai kỳ xuất hiện do rối loạn khả năng tiêu thụ đường dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao trong thời gian mang thai. Do đó, biện pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất là hạn chế sử dụng những thực phẩm có đường, tinh bột trong bữa ăn hàng ngày.

Đối với người bình thường, cơ thể có khả năng xử lí, dung nạp đường. Khi mắc bệnh, khả năng này yếu đi. Lượng đường được nạp vào cơ thể hầu hết sẽ đều hấp thu trực tiếp vào máu. Điều này khiến tình trạng bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn. Trong trường hợp xấu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé.

Bệnh nhân tiểu đường nói chung và tiểu đường thai kỳ nói riêng đều được khuyên nên hạn chế ăn đồ ngọt. Những món có đường, tinh bột (có thể chuyển hóa thành đường) nên được cắt giảm. Các loại hoa quả đều có hàm lượng đường khác nhau. Chuối là một quả có nguồn dinh dưỡng dồi dào. Chính vì thế, “Tiểu đường thai kỳ có ăn được chuối không?” là một vấn đề khiến rất nhiều người bệnh thắc mắc.

Người mắc bệnh tiểu đường thai kỳ hoàn toàn có thể ăn chuối. Một số nghiên cứu đã cho biết tinh bột có trong chuối có tác dụng tăng độ nhạy cảm insulin. Từ đó, giảm triệu chứng, tác hại của bệnh tiểu đường khi được sử dụng vừa phải.

tiểu đường thai kỳ có nên ăn chuối không?
Mặc dù có hàm lượng đường lớn nhưng chuối được đánh giá là trái cây giúp tăng độ nhạy cảm của insulin, tốt cho người bệnh tiểu đường

Lưu ý khi ăn chuối dành cho người bệnh tiểu đường

Khi nào người tiểu đường được ăn chuối? Mặc dù chuối rất tốt nhưng không phải vì thế mà người tiểu đường có thể ăn quá nhiều. Thành phần có trong chuối có thể khiến cho tuần hoàn máu giảm xuống chậm, làm cho tình trạng trao đổi chất trong cơ thể kém đi, khiến cho bệnh tiểu đường thêm trầm trọng.

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có thể bổ sung chuối theo một biểu đồ ăn uống khoa học. Những lưu ý dưới đây sẽ giúp người bệnh luôn khỏe mạnh mà không cần kiêng loại trái cây mình thích:

  • Trong chuối có khá nhiều đường đơn. Khi hấp thu vào cơ thể sẽ làm ảnh hưởng đến tốc độ trao đổi chất. Do đó, không được ăn chuối quá nhiều. Mỗi ngày chỉ nên ăn 1 quả. Bạn có thể chia làm 2 bữa, mỗi bữa nửa quả chuối.
  • Nên ăn chuối vào bữa lửng, sau khi ăn sáng và trưa 2 tiếng. Điều này đảm bảo cơ thể bạn hấp thụ được các chất dinh dưỡng trong chuối nhanh chóng. Đồng thời, không để lượng đường dư thừa ảnh hưởng đến đường huyết.
  • Nên ăn chuối tươi, không để tủ lạnh.
  • Theo nghiên cứu, chuối quá chín có chứa rất nhiều đường, có thể lên đến gấp rưỡi khi so với lúc còn xanh. Hầu hết trong số đó đều là đường đơn không tốt cho người bệnh. Do đó, bạn chỉ nên ăn những quả vừa chín tới.
  • Không nên dùng chuối hay các loại hoa quả để làm bánh, sinh tố,… Bởi chúng có chứa rất nhiều chất ngọt
  • Tuyệt đối không ăn chuối kèm bánh, kẹo, tinh bột và các loại đồ ngọt khác.
  • Nếu thèm ăn chuối trong bữa cơm, hãy cắt giảm bớt nửa bát cơm để thay thế bằng chuối.
Lưu ý khi ăn chuối
Người bệnh tiểu đường thai kỳ cần lưu ý khi ăn chuối

Người bị tiểu đường thai kỳ nên ăn loại trái cây nào?

Mỗi loại trái cây sẽ có hàm lượng đường khác nhau. Chúng ta đều biết quả chuối, xoài, quả dứa, hay sầu riêng, nhãn… sẽ ngọt hơn những loại trái cây khác như dâu tây, mâm xôi, quả phúc bồn tử, trái việt quất. Thông thường, những loại trái cây ngọt thường sẽ chứa lượng đường cao hơn nên sẽ làm đường huyết tăng cao sau ăn nhiều hơn những loại còn lại.

Chính vì vậy, nếu như muốn ăn các loại trái cây ngọt, mẹ bầu nên ăn số ít hơn bình thường, ăn ngay sau bữa chính và mỗi tuần chỉ nên ăn khoảng ít hơn 1 lần…Nên ăn những loại trái cây ít đường, mọng nước như bưởi hay thanh long, táo…

Đặc biệt, mẹ bầu nên ăn trái cây tươi sẽ tốt hơn nhiều so với các loại hoa quả đã sấy khô, ăn nguyên miếng trái cây tốt hơn nhiều so với xay ép hay làm sinh tố. Bởi vì, khi chế biến xay ép trái cây thì nhiều chất xơ đã bị loại bỏ nên hàm lượng đường sẽ cao hơn, hấp thụ vào máu nhanh hơn.

Lưu ý khi ăn hoa quả cho người bệnh
Người bệnh nên lựa chọn trái cây tươi và ít đường

 Một ngày ăn lượng trái cây bao nhiêu là vừa?

Lượng trái cây bạn có thể ăn mỗi ngày sẽ tương đương khoảng 15 gam đường. Tùy thuộc vào mức độ ngọt của các loại trái cây mà 1 phần có khối lượng khác nhau. Ví dụ như, quả chuối có vị ngọt hơn quả dâu tây nên 1 phần chuối sẽ ít hơn 1 phần dâu tây.

Những hôm mẹ bầu lỡ ăn trái cây nhiều hơn 1 chút thì mẹ bầu nên chủ động cắt bớt phần tinh bột của bữa ăn trong ngày. Làm như vậy, mẹ bầu sẽ đảm bảo được tổng lượng chất bột đường nạp vào trong ngày cân bằng và phân bổ đều các bữa ăn.

Một phần trái cây chứa 15g đường bao gồm: 2 quả mận, 2 quả kiwi, 6 quả vải, 7 quả dâu tây, 14 quả cherry nhỏ, 1 quả táo/lê/cam/quýt/chuối/bơ, 1 lát (dày 5cm) đu đủ/bưởi/xoài/dứa.

Lưu ý khi ăn trái cây dành cho người mắc tiểu đường thai kỳ
Người bị tiểu đường thai kỳ chỉ nên ở trái cây ở một lượng vừa đủ

Bên cạnh chế độ ăn, người bệnh nên sử dụng các loại thuốc hỗ trợ điều trị tiểu đường kèm theo, nó sẽ giúp giảm triệu chứng nhanh chóng và an toàn, có thể giúp các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh hơn.

Với những kiến thức ở trên, thông tin sức khỏe hy vọng đã giải đáp được thắc mắc của bạn. Nếu vẫn còn, hãy liên hệ với chúng tôi. Bạn sẽ được các chuyên gia tư vấn để xây dựng một thực đơn hợp lý, mang những điều tốt đẹp đến cho bạn và thai nhi. Nếu còn thắc mắc về: “Tiểu đường có nên ăn chuối không?”, vui lòng để lại bình luận bên dưới bài viết, các dược sĩ của Metaherb sẽ phản hồi một cách sớm nhất.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?