Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng thế nào đến sức khoẻ của mẹ và bé?
Theo thống kê của Hiệp hội Đái tháo đường và thai nghén Quốc tế (IADPSG) vào năm 2017, cứ 7 đứa trẻ được sinh ra có 1 em bé có mẹ bị đái tháo đường thai kỳ với tỷ lệ thai phụ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ ở Việt Nam là 20,3%. Vậy tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng thế nào đến mẹ và bé? Cùng Metaherb tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
ẢNH HƯỞNG CỦA ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ ĐỐI VỚI MẸ VÀ THAI NHI
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đái tháo đường thai kỳ (hay tiểu đường thai kỳ) “là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào, khởi phát hoặc được phát hiện lần đầu tiên trong lúc mang thai.” Tình trạng này thường không có triệu chứng nên khó phát hiện và sẽ biến mất sau 6 tuần kể từ khi sinh.
Tuy nhiên, trong quá tình mắc bệnh, tiểu đường thai kỳ cũng gây ra một số ảnh hưởng nhất định đến sức khoẻ của mẹ và bé.

Ảnh hưởng đối với người mẹ
Sức khỏe của người mẹ sẽ bị ảnh hưởng nếu bị tiểu đường thai kỳ. Những ảnh hưởng có thể kể đến như:
Tiền sản giật là một trong những hậu quả khi mẹ bầu bị tăng đường huyết. Những biểu hiện bao gồm tăng huyết áp hoặc bị phù. Tăng đường huyết ở người mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi nếu không được kiểm soát kịp thời. Tiểu đường thai kỳ làm cho người mẹ bị tăng nồng độ xê-tôn máu, vì vậy, trẻ cũng có nguy cơ bị tăng xê-tôn máu. Điều đó không hề có lợi cho sự phát triển bình thường của trẻ sau này.
Khi bị tiểu đường thai kỳ người mẹ có nguy cơ bị tăng huyết áp, bệnh lý võng mạc, nhiễm trùng tiết niệu. Bên cạnh đó, người mẹ còn có nguy cơ bị nhiễm độc thai nghén và tiểu đường thực sự trong tương lai.

Những giờ đầu tiên khi sinh con mẹ bầu bị tiểu đường thường bị hạ đường huyết. Điều này vừa ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ vừa làm tổn thương cho não của thai nhi.
Tiểu đường thai kỳ làm cho mẹ khó sinh thường hơn mà phải nhờ sự hỗ trợ của các thủ thuật y tế khác. Nguy cơ người mẹ bị tiểu đường thực sự và nghiêm trọng hơn sau khi sinh xong. Nếu không có biện pháp kiểm soát mức đường huyết người mẹ có nguy cơ cao bị sảy thai.
Đối với thai nhi
Hạ đường huyết
Là trạng thái lượng đường trong máu thấp bất thường. Các thai nhi của người mẹ mắc tiểu đường thai kỳ sẽ tiết ra rất nhiều insulin vì được mẹ cung cấp rất nhiều glucose, tuy nhiên khi thai nhi được sinh ra cũng đồng thời việc cung cấp glucose từ mẹ sẽ chấm dứt. Tuy nhiên, khi em bé tiếp tục tiết ra rất nhiều insulin, lượng đường trong máu giảm xuống quá mức và dẫn đến hạ đường huyết.
Tăng Bilirubin máu
Là trạng thái lượng bilirubin trong máu tăng lên bất thường. Bilirubin là một chất được hình thành khi Hemoglobin trong hồng cầu bị phá vỡ, nó thường được vận chuyển đến gan và bài tiết qua phân và nước tiểu. Tuy nhiên, nếu bài tiết không tốt vì lý do nào đó, nó sẽ tăng lên trong máu. Bilirubin có sắc tố màu vàng, vì vậy khi trẻ bị tăng bilirubin máu, có thể nhận thấy “bệnh vàng da” làm vàng da và niêm mạc.
Hạ canxi máu
Là trạng thái lượng canxi trong máu trở nên rất thấp. Ngay cả khi hạ canxi máu, các triệu chứng có thể không phát triển đến một mức độ nhất định, nhưng các triệu chứng như giảm trương lực cơ, nhịp tim nhanh, thở nhanh, ngưng thở, ăn kém, nhạy cảm, co cứng (tê chân tay, cứng khớp), lên cơn co giật (co thắt) có thể xảy ra.

Đa hồng cầu
Là trạng thái có quá nhiều tế bào hồng cầu trong máu. Nếu bệnh đa hồng cầu nặng, máu trở nên dính và đặc, lưu lượng máu của các mao mạch có thể chuyển hóa xấu đi. Kết quả là, nguy cơ cao gây nên các triệu chứng khác nhau như co giật, nhồi máu não, tím tái, ngưng thở, ăn kém, nôn, viêm ruột hoại tử, huyết khối tĩnh mạch thận, suy thận,…
PHƯƠNG PHÁP HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG CỦA BỆNH ĐẾN SỨC KHOẺ CỦA MẸ VÀ BÉ
Vận động thường xuyên
Việc tập thể dục, vận động thường xuyên sẽ làm lượng đường điều chuyển đến các tế bào khác, hạn chế tồn tại trong máu. Các bà mẹ chỉ nên luyện tập nhẹ nhàng, giữ nhịp tim không vượt trên ngưỡng 140 lần/phút. Với 30 phút luyện tập mỗi ngày sẽ giúp cơ thể dễ dàng dung nạp glucose, đẩy lùi tiểu đường, khắc phục triệu chứng đau lung, chuột rút…
Chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh
Ăn uống là một trong những biện pháp phòng bệnh tiểu đường khi mang thai hiệu quả. Các mẹ bầu nên bổ sung vào thực đơn những loại thực phẩm giàu chất xơ, ít chất béo và calo. Đặc biệt, nên ăn các loại hoa quả, rau xanh và ngũ cốc. Không bỏ bữa cũng như kiểm soát số lượng thức ăn nạp vào cơ thể.
Duy trì cân nặng ở mức ổn định
Tăng cân quá nhiều có thể gây nên hiện tượng kháng insulin, vì vậy bạn cần lưu ý không để cho trọng lượng của cơ thể không quá nặng (mẹ và con không tăng trên 12-14 kg). Nếu cần thiết, bạn nên giảm cân trước khi mang thai đẻ quá trình thai kỳ khỏe mạnh, nhiều năng lượng và tự tin hơn.

Thường xuyên kiểm tra định kỳ
Kiểm soát đường huyết ổn định HbA1c không quá 6,5, phòng tăng huyết áp, không được phù nề chân tay mặt… theo dõi kịp thời những biến động của cơ thể để có thể phòng ngừa và có biện pháp chữa bệnh tiểu đường thai kỳ phù hợp.
Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý
Cách chữa bệnh tiểu đường thai kỳ này cần được các mẹ bầu lưu ý. Trong thời gian thai nghén, bầu bì, bạn nên nghỉ ngơi, hạn chế làm việc. Không những thế, tâm trạng phải luôn thoải mái, vui vẻ, không được mang tâm lý lo lắng, stress, buồn chán.
Nếu còn thắc mắc tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng thế nào đến mẹ và bé, vui lòng để lại bình luận bên dưới bài viết, các dược sĩ của Metaherb sẽ phản hồi một cách sớm nhất.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!