Tiểu đường mấy phẩy là bình thường, bảo nhiêu là cao? Cách nào duy trì đường huyết ổn định?
Các chỉ số đường huyết biểu thị nhiều ý nghĩa đối với bệnh nhân tiểu đường. Vậy chỉ số tiểu đường mấy phẩy là bình thường và thế nào là cao, nguy hiểm đáng báo động? Việc tìm hiểu thật kỹ về các chỉ số đường huyết và kiểm soát chúng là cách giúp người bệnh tiểu đường sống khỏe.
Bệnh tiểu đường và các chỉ số đường huyết cơ bản
Có thể hiểu đơn giản thì tiểu đường chính là lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường. Điều này diễn ra do sự thiếu hụt hay đề kháng insulin dẫn đến rối loạn chuyển hóa glucose khiến đường tích tụ trong máu ngày càng nhiều.

Tiểu đường nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Để kiểm soát bệnh thì việc thường xuyên theo dõi chỉ số đường huyết của bản thân là vô cùng quan trọng.
Một số loại chỉ số đường huyết cơ bản hiện nay như: Chỉ số đường huyết lúc đói, chỉ số đường huyết sau ăn, chỉ số đường huyết ngẫu nhiên và chỉ số HbA1c. Mỗi chỉ số sẽ nói lên lượng đường ở thời điểm nhất định hay trong khoảng thời gian nào đó giúp người bệnh có được cái nhìn tổng quan về sự biến chuyển lượng đường trong máu, mức nào an toàn và mức nào đáng báo động. Thay vì chẩn đoán lâm sàng qua những dấu hiệu khó phân biệt thì việc đo chỉ số đường huyết là cách làm khoa học và chính xác nhất để xác định bệnh.
Tiểu đường mấy phẩy là bình thường?
Theo nghiên cứu khoa học thì người bệnh tiểu đường thuộc top bình thường và đang kiểm soát tốt bệnh là từ dưới 7% (hay còn gọi là 7 phẩy). Ở mức này tình trạng đường trong máu đang được kiểm soát tốt. Đây cũng là mức mà người bệnh tiểu đường nên cố gắng duy trì để bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.
Tuy nhiên, nếu ở các mức sau đây sẽ phản ánh báo động mà người bệnh cần lưu ý.
- Từ tiểu đường 6.5 đến tiểu đường 8.0 là nguy cơ cao.
- Từ tiểu đường 9 phẩy đến tiểu đường 14 chấm là vô cùng nguy hiểm
- Chỉ số tiểu đường cao hơn càng phản ánh mức độ trầm trọng của bệnh và độ nguy hiểm cũng cao hơn.
Bạn có thể tham khảo bảng chỉ số đường huyết dưới đây để biết được tình trạng của bản thân đang ở mức nào:

Một số bệnh nhân tiểu đường có chỉ số vô cùng cao nên đặc biệt lưu ý tìm gặp bác sĩ ngay để kiểm soát kịp thời bệnh và tránh biến chứng nguy hiểm. Những trường hợp này tỉ lệ biến chứng rất cao và cận kề nên hãy cẩn trọng để khỏi phải hối hận nhé.
Cách duy trì chỉ số đường huyết ổn định
Bệnh nhân tiểu đường cần đặc biệt chú ý đến việc kiểm soát đường huyết. Việc đường huyết ổn định và duy trì ở mức dưới 7 là tốt nhất để tránh những nguy cơ và nguy hiểm. Hiện nay có nhiều cách để kiểm soát đường huyết, trong đó phải kể đến một số bí quyết sau:
Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học
Chế độ ăn uống và sinh hoạt đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với quá trình điều trị, kiểm soát và ổn định đường huyết ở mức tốt nhất của bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường. Việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học không chỉ giúp hỗ trợ điều trị bệnh, ngăn ngừa biến chứng mà còn tốt cho sức khỏe và tránh xa những bệnh lý khác.

Người mắc bệnh tiểu đường nên lưu ý nhiều vấn đề trong ăn uống, từ việc lựa chọn thực phẩm như thế nào? Nên ăn đồ dinh dưỡng ra sao và cách ăn uống như thế nào đều cần lưu ý đặc biệt. Theo đó, bạn nên hạn chế ăn gạo trắng thay vào đó là sử dụng tinh bột lành mạnh như ngũ cốc nguyên hạt, đậu đỗ,… Đồng thời tránh xa đồ ăn ngọt, bánh kẹo, trái cây nhiều đường, hoa quả sấy,… Hạn chế ăn quá nhiều chất đạm, chất béo từ động vật hay đồ ăn cay nóng,…
Người bệnh tiểu đường nên bổ sung nhiều rau xanh, chất xơ, trái cây ít đường, ăn những món luộc hấp,… Đồng thời uống trà thảo dược có tác dụng kiểm soát đường huyết. Ngoài ra, chế độ sinh hoạt khoa học, ăn ngủ đúng giờ, chia nhỏ bữa ăn và tránh thức khuya, ngủ đủ giấc, giữ tinh thần lạc quan,…. cũng là cách để kiểm soát đường huyết hữu hiệu.
Uống thuốc kiểm soát đường huyết
Một số loại thuốc tây y giúp kiểm soát đường huyết đang được người bệnh tiểu đường khá ưa chuộng. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc tây y như thế nào mới đúng và hiệu quả thì bạn nhất định phải tuân theo chỉ định từ bác sĩ, tránh tự ý sử dụng thuốc có thể gây nên những hậu quả khôn lường cho sức khỏe, thậm chí là tính mạng.

Bên cạnh thuốc kiểm soát đường huyết thì tùy tình trạng của mỗi người mà bác sĩ có thể đưa ra phác đồ điều trị với những loại thuốc ngăn ngừa biến chứng và bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, các loại thuốc phụ trợ để điều trị một số bệnh lý hay triệu chứng khác,… Việc sử dụng thuốc tây cũng cho hiệu quả nhất định, tuy nhiên chúng có hai mặt nên người bệnh cũng nên cân nhắc khi sử dụng trong một thời gian dài.
Dùng thảo dược tự nhiên
Những thảo dược từ thiên nhiên mang đến tác dụng kiểm soát, ổn định đường huyết được nhiều người ưa chuộng phải kể đến như:
- Hoài sơn: Chứa thành phần là men giúp tăng cường phân hủy đường nhanh hơn, đồng thời ngăn ngừa những biến chứng tiểu đường hiệu quả.
- Dây thìa canh: Acid Gymnemic có trong thành phần của dây thìa canh đóng vai trò kích thích sản xuất hoocmon chịu trách nhiệm chuyển hóa đường ở tuyến tụy, tăng khả năng bài tiết insulin và làm chậm lại quá trình hấp thu đường ở ruột.

Cam thảo đất: Chứa hoạt chất amelin giúp ổn định đường huyết rất tốt.
- Lá neem Ấn Độ: Kích thích tuyến tụy sản xuất insuline giúp quá trình chuyển hóa đường tốt hơn và làm chậm quá trình hấp thu đường ở ruột, tốt cho mạch máu, quá trình lưu thông tuần hoàn, ngăn ngừa biến chứng tim mạch hay huyết áp mà bệnh tiểu đường có thể gây ra.
- Khổ qua rừng: Chứa chất chống oxy hóa, vitamin C và carotene có tác dụng ức chế sự hấp thu glucose ở các tế bào cũng như tạo ra các chất tương tự insulin rất tốt cho bệnh nhân dạ dày.
Việc sử dụng thảo dược tự nhiên kết hợp với chế độ ăn uống khoa học và sinh hoạt hợp lý sẽ giúp bạn kiểm soát đường huyết và sống khỏe với bệnh tiểu đường. Với những thông tin mà Metaherb cung cấp như trên hy vọng sẽ hữu ích dành cho nhiều người. Đừng quên chia sẻ cho người thân và bạn bè nếu thấy thông tin hữu ích nhé.
Có thể bạn quan tâm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!