Hoá giải thắc mắc: “Tiểu đường có uống được mật ong không?” chi tiết nhất
Bệnh nhân tiểu đường nắm rõ các thực phẩm nên ăn và nên kiêng kị sẽ dễ dàng hơn trong việc chữa trị, kiểm soát lượng đường huyết. Mật ong là 1 trong các thức uống rất tốt cho sức khỏe. Vậy tiểu đường có uống được mật ong không? Cùng Metaherb tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Tác dụng của mật ong đối với sức khỏe con người
Đối với những người bình thường không bị bệnh tiểu đường thì việc mỗi ngày đều dùng mật ong là rất tốt đối với cơ thể, giúp bổ sung sức đề kháng cho cơ thể, phòng ngừa một số loại bệnh. Tuy nhiên việc uống mật ong với tần suất liên tục sẽ dẫn tới bị bệnh tiểu đường.
Trong thành phần của mật ong có chứa tầm 80% đường fructose, đường glucose, mantose, và nhiều axit amin, khoáng vi lượng, enzym… Theo quan điểm của y học cổ truyền thì mật ong có công dụng ích khí, nhuận táo, bổ dưỡng, phòng chống mệt mỏi, đặc biệt còn giảm đau, giải độc. Những người bình thường sử dụng rất tốt, chỉ kiêng uống mật ong khi có đờm nóng, bụng trướng và ỉa chảy.

Đối với người bình, khi mỗi ngày uống một lượng phù hợp từ khoảng 30-50gram mật ong sẽ giúp cho cơ thể khỏe khoắn hơn, da dẻ cũng hồng hào hơn. Mật ong khi pha trộn cùng với bột tam thất ăn khoảng 1 bữa 1 chén nhỏ 50 gram sẽ giúp hồi phục sức khỏe sau ốm hoặc phẫu thuật. Khi bạn bị cảm cúm chỉ cần uống 1 cốc nước chanh và mật ong, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu ngay lập tức. Trường hợp bệnh nhân ho, tẩm chanh với mật ong, cắt miếng ngậm có tác dụng khá hiệu quả.
Tiểu đường có uống được mật ong không?
Theo các chuyên gia, bệnh tiểu đường thuộc loại bệnh bị rối loạn chuyển hóa carbonhydrat, protein và mỡ làm cho lượng đường huyết có trong máu nằm ở mức cao gây phá hủy các mạch máu nuôi dưỡng cơ quan bên trong cơ thể như: tim mạch hoặc thận, mắt hay dây thần kinh dẫn tới các biến chứng như suy thận, mù lòa hay hoại tử chi… Chính vì thế, bạn nên hạn chế nạp ăn uống các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao. Đặc biệt, mật ong thuộc trong các thực phẩm đó.
Nhiều bệnh nhân thắc mắc tiểu đường có ăn được mật ong không? Các bác sĩ không khuyên bệnh nhân tiểu đường dùng mật ong. Nhưng, cũng không có nghĩa là kiêng kị hoàn toàn. Một vài trường hợp cần bổ sung đường glucose vào các khẩu phần ăn mỗi ngày thì cần giữ chế độ ăn uống khoa học cho bệnh nhân, có thể dùng một lượng nhỏ mật ong.

Đối với trường hợp người bệnh bị hạ đường huyết có thể dẫn tới hôn mê, thì mật ong còn là một phương thức quý. Cho bệnh nhân uống 1 ít mật ong sẽ cấp cứu nhanh, giúp tăng lượng đường huyết trong máu, và hạn chế được các hậu quả nghiêm trọng do sử dụng thuốc hạ đường huyết quá liều gây ra. Cách làm này vừa đơn giản lại rất tiện lợi mà gia đình và người bệnh đái tháo đường cần ghi nhớ.
Xem thêm:
Thực phẩm dùng thay thế cho mật ong
Vitamin A, B, C được có trong các loại trái cây và rau xanh chính là những dưỡng chất thiết yếu trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường. Như chúng ta đã biết thì rau của quả và các loại trái cây có nhiều chát xơ và vitamin.
Những dưỡng chất là này là vô cùng cần thiết đối với người bị bệnh tiểu đường cũng như những người mắc bệnh thừa cân .Rau củquả có khả năng chống lão hóa da, giúp làm da và ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Điều này chứng tỏ vì sao mà những người ăn chay – thực hiện chế độ ăn nhiều rau lại có sức khỏe tốt hơn người bình thường, đồng thời những người ăn chay nhiều rau củ cũng có tuổi họ cao hơn người bình thường.
Bạn cần ăn các loại trái cây có hàm lượng đường thấp vì nếu ăn các loại trái cây ngọt cũng sẽ khiến cho tình trạng bệnh thêm nặng hơn. Trái cây có hàm lượng thấp thường là táo, dưa leo, dừa cam, bưởi. Ăn những loại trái cây này vừa có khả năng làm giảm lượng đường trong máu từ đó tránh được những tai biến nguy hiểm của bệnh tiểu đường đồng thời ngăn ngừa được các bệnh vì tim mạch khác.

Những lưu ý trong việc ăn uống đối với người bị bệnh tiểu đường
Sau khi nắm rõ vấn đề “tiểu đường có ăn được mật ong không?” thì người bệnh đái tháo đường cũng cần phải lên thực đơn khoa học để đảm bảo ổn định đường huyết trong máu, giảm liều thuốc cần dùng, phòng ngừa các biến chứng để tăng tuổi thọ:
- Chia khẩu phần ăn ra thành các bữa ăn nhỏ trong ngày để không làm tăng đường huyết sau khi ăn.
- Bệnh nhân cần ăn uống điều độ, đúng giờ, không được để ăn quá đói và cũng không được để ăn quá no.
- Bạn cũng nên áp dụng từ từ thực đơn mới cũng như khối lượng các bữa ăn.
- Bên cạnh đó người bệnh không được lười vận động, ngồi 1 chỗ cả ngày. Bạn hãy dành tầm 30 – 45 phút để tập thể dục mỗi ngày, luyện tập các môn thể thao phù hợp với sức khỏe. Đây chính là phương pháp cực kỳ tốt giúp hạn chế xuất hiện những biến chứng của bệnh tiểu đường.
Bệnh nhân tiểu đường có thể lên thực đơn ngay từ bây giờ. Chế độ ăn uống dành cho người tiểu đường cần dựa trên nguyên tắc các thực phẩm nên ăn và không nên ăn để đảm bảo dinh dưỡng mà không lo vấn đề tăng đường huyết.
Trên đây, Metaherb đã trả lời giúp các bạn câu hỏi: “Tiểu đường có uống được mật ong không”. Mọi thông tin, thắc mắc, vui lòng để lại bình luận bên dưới bài viết, các dược sĩ của Metaherb sẽ phản hồi một cách sớm nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!