Tiểu đường có mấy tuýp? Cách phân biệt và kiểm soát đường huyết hiệu quả
Để nhận biết và điều trị bệnh tiểu đường đúng phương pháp, hiệu quả thì việc tìm hiểu tiểu đường có mấy tuýp, cách phân loại chúng như thế nào cũng rất quan trọng. Nếu đang có chung băn khoăn trên thì bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây để tìm cho mình lời giải và thông tin hữu ích.
Bệnh tiểu đường có mấy tuýp?
Bệnh lý tiểu đường được phân chia thành nhiều loại, theo các nghiên cứu khác nhau thì chúng cũng có sự phân loại riêng. Tuy nhiên, những thông tin nghiên cứu mới nhất hiện nay có thể xếp bệnh tiểu đường với 3 loại chính như sau:
Tiểu đường tuýp 1
Đây là bệnh tiểu đường phụ thuộc vào insulin. Loai tiểu đường này là tự miễn, xuất hiện khi tế bào beta ở tuyến tụy bị phá hủy hay biến mất khiến tuyến tụy không thể sản xuất insulin. Khi cơ thể bị thiếu hụt nghiêm trọng insulin sẽ không thể diễn ra quá trình chuyển hóa đường (glucose) làm lượng đường tích tụ trong máu.

Loại tiểu đường này không phổ biến, chỉ chiếm khoảng 10% trong tổng số bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường và thông thường gặp phải ở trẻ vị thành niên hay trẻ nhỏ. Nguyên nhân xác định bệnh cũng chưa được khẳng định chính thức nhưng phần nhiều là do yếu tố di truyền (từ cha mẹ hay anh chị bị tiểu đường tuýp 1) hoặc được tác động và khởi phát nhanh hơn do môi trường sống. Tiểu đường tuýp 1 cũng chính là đáp án cho câu hỏi tiểu đường tuýp nào nặng nhất mà nhiều người đang thắc mắc.
Tiểu đường tuýp 2
Đây là loại bệnh tiểu đường phổ biến nhất hiện nay, chiếm tới hơn 90% trong tổng số người mắc bệnh tiểu đường là thuộc loại này. Loại bệnh này khởi phát do sự sụt giảm insulin ở tuyến tụy hay tế bào đề kháng (thiếu nhạy cảm, không đáp ứng) với insulin khiến chúng hoạt động không hiệu quả, không thể chuyển hóa đường thành năng lượng và lại tích tụ trong máu.
Có thể nói tiểu đường tuýp 2 là bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin. Bệnh thông thường có tốc độ khởi phát chậm hơn, thường gặp hơn cả ở người cao tuổi. Tuy nhiên, hiện nay với chế độ ăn uống thiếu khoa học dẫn đến tình trạng những người trẻ béo phì, thừa cân cũng mắc tiểu đường và ngày càng có nguy cơ cao.
Theo một số nghiên cứu thì tiểu đường tuýp 2 chủ yếu xuất hiện do béo phì, thừa cân. Ngoài ra yếu tố di truyền hay môi trường cũng có sự tác động, ảnh hưởng nhất định đến từng người. Chính vì vậy bệnh lý tiểu đường tuýp 2 hoàn toàn có thể phòng ngừa nếu bạn điều chỉnh và xây dựng cho mình thói quen ăn uống và sinh hoạt khoa học.
Tiểu đường thai kỳ
Đây là bệnh lý chỉ xảy ra ở phụ nữ đang trong quá trình mang thai (trước thai kỳ hoàn toàn không bị bệnh). Theo đó, khi nhau thai tiết ra một loại kích thích tố để bảo vệ thai nhi trong suốt thai kỳ thì chúng cũng khiến insulin bị đề kháng ở mức độ nhất định. Điều này dẫn đến rối loạn trong quá trình chuyển hóa đường và khiến lượng đường tích tụ trong máu ngày càng cao.

Theo một số thống kê thì người mắc tiểu đường thai kỳ chiếm 2-10% trong tổng số thai phụ. Loại sẽ tiểu đường này thông thường sẽ tự hết sau khi sinh con, tuy nhiên một số trường hợp nếu không được điều trị hay kiểm soát thì bệnh có thể diễn tiến lên tiểu đường tuýp 2. Đồng thời, nguy cơ mắc bệnh của những phụ nữ đã từng bị tiểu đường thai kỳ cũng cao hơn người bình thường nên bạn cần lưu ý đặc biệt.
Cách phân biệt các loại tiểu đường
Với câu hỏi bệnh tiểu đường có mấy tuýp thì đáp án là 3. Tuy nhiên việc phân biệt những loại bệnh tiểu đường cơ bản, phổ biến là cách để bạn sớm nhận biết bệnh và có những chẩn đoán sơ bộ tốt nhất. Tiểu đường thai kỳ dễ dàng nhận biết nhất bởi chúng chỉ xuất hiện trong thời gian mang thai. Trong khi đó, tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 lại có những điểm để phân biệt như sau:
Về cơ chế:
- Tiểu đường tuýp 1: Do tế bào beta bị phá hủy nên tuyến tụy không thể sản xuất được insulin.
- Tiểu đường tuýp 2: Tuyến tụy vẫn sản xuất được insulin nhưng không đủ dẫn đến thiếu hụt hoặc do tế bào đề kháng, thiếu nhạy cảm với insulin.
Về độ tuổi khởi phát:
- Tiểu đường tuýp 1: Phần lớn là trẻ vị thành niên, trẻ nhỏ, người trẻ.
- Tiểu đường tuýp 2: Phần lớn là trung tuổi, người cao tuổi.
Tự kháng thể:
- Tiểu đường tuýp 1: Các loại kháng thể GAD, IAA, ICA, IA-2…có tỷ lệ dương tính cao/
- Tiểu đường tuýp 2: Các loại kháng thể như trên âm tính.

Nhìn chung có thể phân biệt tiểu đường ở những tiêu chí cơ bản như trên, tuy nhiên một số người với những dấu hiệu nhận biết riêng và thể trạng cơ thể riêng sẽ có những biểu hiện khác nhau theo từng loại. Để biết chính xác loại tiểu đường mà bản thân mắc phải thì người bệnh tốt nhất nên thăm khám, xét nghiệm bằng những phương pháp, thiết bị y tế hiện đại.
Nên kiểm soát đường huyết bằng cách nào?
Dù là tiểu đường tuýp 1, 2 hay tiểu đường thai kỳ thì bạn cũng không nên chủ quan. Chúng không chỉ đơn thuần là rút ngắn tuổi thọ của bạn mà nếu xuất hiện những biến chứng sẽ vô cùng nguy hiểm. Chính vì vậy, việc kiểm soát và ổn định đường huyết là điều quan trọng hàng đầu. Việc kiểm soát đường huyết có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau.
- Thường xuyên theo dõi chỉ số đường huyết: Giúp bạn nắm được tình trạng của bản thân và có những điều chỉnh thích hợp nhất.


- Tuân thủ nguyên tắc trong điều trị tiểu đường: Tùy tình trạng của mỗi người mà bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị cụ thể cùng những loại thuốc nhất định. Muốn đạt được hiệu quả tốt nhất thì người bệnh nên lưu ý tuân thủ các nguyên tắc trong điều trị và kiên trì.
- Điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học: Hạn chế tối đa chất đường ngọt (bánh kẹo, trái cây nhiều đường, hoa quả sấy khô,…) và không sử dụng quá nhiều chất đạm hay chất béo từ động vật,… Người bệnh nên ăn ít cơm trắng và thay thế bằng tinh bột lành mạnh, ăn nhiều rai xanh. Đồng thời chia nhỏ bữa ăn và uống nhiều nước.

- Sinh hoạt hợp lý: Ngủ nghỉ và làm việc khoa học, ngủ đúng giờ, đủ 8 tiếng mỗi ngày và tập luyện nhẹ nhàng, đều đặn để nâng cao sức khỏe.
- Tìm đến những “thần dược” từ thiên nhiên: Một số loại thảo dược giúp kiểm soát đường huyết, tăng cường hoạt động hay thúc đẩy tuyến tụy sản xuất insulin,… phải kể đến như: dây thìa canh, mướp đắng, dây thìa canh, lá neem Ấn Độ, hoài sơn, tỏi đen, cam thảo đất,…
Bên cạnh đó, người bệnh đái tháo đường cần duy trì tâm trạng thoải mái, thư giãn, tránh căng thẳng, áp lực, lo âu,… để quá trình điều trị bệnh đạt hiệu quả tốt hơn.
Với những thông tin mà Metaherb cung cấp về tiểu đường có mấy tuýp, cách nhận biết cũng như kiểm soát bệnh như trên sẽ hữu ích dành cho nhiều người. Nếu có bất cứ thắc mắc hay thông tin cần chia sẻ, hãy để lại bình luận cho chúng tôi ở khung phía dưới nhé!
Có thể bạn quan tâm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!