Tiểu đường có di truyền không? Nguy cơ di truyền có cao không?
Với hàng loạt biến chứng nguy hiểm cùng tốc độ gia tăng “chóng mặt” thì tiểu đường đang là bệnh lý khiến nhiều người lo lắng. Vậy tiểu đường có di truyền không? Nếu có thì nguy cơ di truyền theo tỷ lệ như thế nào? Cùng tìm hiểu thông tin được cập nhật trong bài viết dưới đây.
Tiểu đường có di truyền không?
Đây là câu hỏi chung của nhiều người hiện nay. Nếu cha mẹ, anh chị em hay người thân trong gia đình bị tiểu đường thì chắc hẳn bạn sẽ lo lắng việc bản thân có thể bị di truyền bệnh. Theo đó, bệnh tiểu đường có khả năng di truyền. Tuy nhiên, mỗi loại tiểu đường khác nhau sẽ có tỉ lệ di truyền sẽ riêng, cụ thể.
Bệnh tiểu đường tuýp 1 có di truyền không?
Tuy không phổ biến nhưng tiểu đường tuýp 1 liệu có xuất phát từ nguyên nhân di truyền hay không? Câu trả lời cho câu hỏi này là “có”. Theo đó, tỷ lệ di truyền sẽ phụ thuộc vào người mắc bệnh và độ tuổi, cụ thể nếu bố mẹ mắc bệnh tiểu đường thì khả năng di truyền cho con lên đến 30%. Trong gia đình, nếu người bố mắc bệnh tiểu đường thì khả năng di truyền của con rơi vào khoảng 6%, với mẹ thì tỷ lệ di truyền là 4% và 1% khi người phụ nữ trên độ tuổi 25.

Một số nghiên cứu cũng chỉ ra, trẻ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tăng gấp đôi nếu bố hoặc mẹ bị bệnh tiểu đường trước 11 tuổi. Nếu cả bố và mẹ đều bị tiểu đường thì nguy cơ đứa trẻ bị di truyền bệnh cũng lên đến 10-25%. Chính vì vậy hãy lưu ý nếu gia đình có người thân mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 nhé.
Bệnh tiểu đường tuýp 2 có di truyền không?
Đối với bệnh tiểu đường tuýp 2 có di truyền không? Nếu có thì bệnh tiểu đường di truyền như thế nào? Vì đây là loại tiểu đường phổ biến nhất nên vấn đề di truyền hay không càng được nhiều người quan tâm. Theo một số nghiên cứu của Hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ thì nếu trong gia đình có cha hoặc mẹ (chỉ 1 người) bị mắc tiểu đường trước độ tuổi 50 thì nguy cơ con cái bị di truyền bệnh tiểu đường là 14%. Trong khi đó, nếu người bệnh mắc tiểu đường sau độ tuổi 50 thì nguy cơ di truyền cho con cái chỉ còn 7,7%.
Đặc biệt, nếu trong gia đình mà cả cha và mẹ đều bị mắc bệnh tiểu đường thì khả năng di truyền cho con càng cao, lên đến 50%. Tuy nhiên tỷ lệ nguy cơ di truyền như trên cũng có thể thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó môi trường sống và chế độ ăn uống, sinh hoạt cũng có nhiều tác động đến gene, tạo nên sự đột biến và tăng giảm tỷ lệ di truyền đáng kể.
Phải làm sao để phòng tránh khi gia đình bạn có gene tiểu đường?
Bệnh tiểu đường có di truyền không thì đáp án là “CÓ”. Tuy nhiên, nguy cơ, tỷ lệ di truyền như thế nào có thể biến đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Chính vì vậy bạn hoàn toàn có thể giảm nguy cơ di truyền của bản thân nếu gia đình có người mắc bệnh bằng cách tác động đến những yếu tố khác, trong đó điển hình nhất là thói quen ăn uống, sinh hoạt cũng như cải thiện môi trường sống.
Bệnh tiểu đường có thể kiểm soát hoặc ngăn ngừa, giảm nguy cơ từ di truyền nếu bạn:
Kiểm soát cân nặng tốt
Thừa cân, béo phì làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Đặc biệt, đối với tiểu đường tuýp 2 thì đây là yếu tố vô cùng quan trọng dẫn đến sự xuất hiện của bệnh. Chính vì vậy nếu đang lo lắng vì trong gia đình có người thân mắc tiểu đường thì bạn nên kiểm soát tốt cân nặng của mình ở mức cân đối, nên duy trì chỉ số BMI dưới 22 là tốt nhất.

Chú ý chế độ ăn uống, sinh hoạt
Bạn nên chú ý ăn ít tinh bột, đồ ăn ngọt, bánh kẹo, đồ ăn chứa quá nhiều dầu mỡ, hạn chế thực phẩm chứa Carbohydrate và đồ ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn dạng công nghiệp,… Đồng thời nên bổ sung nhiều rau xanh, chất xơ, trái cây ít đường và uống nhiều nước.
Bên cạnh đó, sinh hoạt khoa học, ngủ đủ giấc, điều độ và thường xuyên tập luyện, vận động,… tốt nhất duy trì khoảng 30 phút mỗi ngày để đốt cháy mỡ dư thừa, tăng sự dẻo dai cho cơ thể và nâng cao sức khỏe. Đồng thời hạn chế tối đa căng thẳng, lo âu,…
Thăm khám sức khỏe định kỳ
Người bệnh nên chú ý đến những dấu hiệu bất thường trên cơ thể và thăm khám sức khỏe định kỳ, làm các xét nghiệm đường huyết để luôn nắm rõ được tình trạng sức khỏe và sớm phát hiện bệnh, điều trị kịp thời, cho hiệu quả tốt nhất. Tuy bệnh tiểu đường chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn nhưng việc phát hiện sớm và điều trị sẽ kiểm soát tốt bệnh, giúp bạn ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm và sống khỏe với bệnh. Điều này cũng đặc biệt quan trọng nên mỗi người đều nên lưu ý.
Với bệnh nhân đái tháo đường, việc kiểm soát đường huyết ổn định là vô cùng quan trọng. Bên cạnh thuốc tây thì một số thảo dược tự nhiên cũng khá được ưa chuộng, điển hình: ây thìa canh, lá neem Ấn Độ, tỏi đen, cam thảo đất, hoài sơn, khổ qua rừng,…

Sử dụng thuốc hoặc thảo dược tự nhiên kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học và thăm khám chỉ số đường huyết định kỳ 3 tháng/1 lần giúp người bệnh sống khỏe. Hy vọng với những thông tin mà Metaherb cung cấp cho bạn sẽ hữu ích. Đừng quên chia sẻ bài viết đến nhiều người để giảm nguy cơ mắc bệnh hoặc có hướng kiểm soát đường huyết tốt nhất.
Có thể bạn quan tâm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!