Sự thật: Tiểu đường có ăn được lạc không? Những điều bệnh nhân cần nắm rõ
Vốn là một loại củ dân dã nhưng lạc được mệnh danh là “quả trường sinh” bởi những thành phần dinh dưỡng quý giá, có tác dụng ngăn ngừa một số bệnh nguy hiểm. Nhưng liệu loại củ này có tốt cho người bệnh tiểu đường? Cùng Metaherb tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Bệnh tiểu đường cần nắm rõ những điều gì?
Trước khi có được câu trả lời chính xác cho việc tiểu đường có ăn được lạc không hay bệnh tiểu đường có ăn được lạc không, bất kỳ bệnh nhân nào cũng phải nắm rõ những điều cần đặc biệt lưu ý đối với bệnh tiểu đường. Cụ thể như sau:
- Người béo sẽ bị tiểu đường tuýp 2 là không đúng. Do cân nặng hay béo phì, có thể một người sẽ có khả năng mắc tiểu đường cao, nhưng đó chỉ là yếu tố nguy cơ, không phải là điều chắc chắn sẽ xảy ra. Vì có một vài trường hợp, người bị tiểu đường tuýp 2 không thừa cân hay béo phì.
- Người bị tiểu đường hoàn toàn có thể cảm nhận được lượng đường trong máu cao hay thấp qua các triệu chứng như yếu, mệt mỏi, khát nước. Tuy nhiên các dấu hiệu này phải thực sự rõ rệt thì mới dễ dàng cảm nhận, vì vậy cho dù có hay không những điều trên, bệnh nhân cũng phải kiểm tra thường xuyên chỉ số đường huyết của mình.

- Bất kỳ người nào phát hiện mức đường trong máu cao hay đường trong nước tiểu đều phải được chăm sóc đặc biệt dưới sự tư vấn của bác sĩ và thường xuyên kiểm tra đường huyết bằng máy đo đường huyết.
- Người bị tiểu đường có thể ăn kẹo và socola bình thường nếu biết kết hợp chúng với việc tập thể dục và ăn chúng như một phần của bữa ăn lành mạnh.
- Người bị tiểu đường khi bị cảm lạnh sẽ khó kiểm soát bệnh tiểu đường hơn, có nguy cơ biến chứng cao.
- Đặc biệt chế độ ăn uống của người mắc bệnh tiểu đường phải lành mạnh và cực kỳ cẩn thận trong việc chọn lựa thực phẩm. Nên ưu tiên các loại rau, ngũ cốc nguyên hạt chứa ít muối và đường, chất béo bão hòa hoặc chuyển hóa.
Căn cứ vào những điều chú ý trên, có thể thấy người mắc bệnh tiểu đường không chỉ phải kiểm soát các thói quen sinh hoạt mà còn phải thường xuyên chăm sóc, duy trì ổn định chế độ ăn, các thực phẩm bổ sung phải đúng liệu lượng.
Vậy trong các số loại thực phẩm được nhắc đến ở trên, liệu người tiểu đường có ăn được lạc không? Vì lạc vốn là món ăn quen thuộc và hay được sử dụng thay thế cho món chính, nhiều món rau, món nộm cũng có thành phần là lạc. Đó là lý do vì sao nhiều bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường thường xuyên thắc mắc bị tiểu đường có ăn được lạc không.
Thành phần của củ lạc
Mỗi hạt lạc chứa nhiều loại dinh dưỡng khác nhau như:
- Chất béo: thành phần này trong hạt lạc được phân vào nhóm hạt dầu, vì vậy trên thế giới có một số lượng lớn được thu hoạch để làm dầu phộng. Trong lạc có đến 44 – 56% chất béo, chủ yếu là không bão hòa đa và đơn, tạo nên axit oleic và linoleic.
- Carbohydrate: Lạc chứa lượng carbohydrate thấp chỉ khoảng 13 – 16% nhưng do giàu tính đạm, ít đường, giàu chất béo, nên có chỉ số đường thấp.
- Chất đạm: Lạc có khoảng 22 – 30% calorie, vì vậy được coi là nguồn thực phẩm giàu chất đạm, nhưng vì thành phần chủ yếu là arachin và conarachin lại dễ gây dị ứng với trẻ nhỏ, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
- Vitamin và khoáng chất bao gồm: Niacin, magie, vitamin E, thiamin, phốt pho…

Người tiểu đường có ăn được lạc không?
Không ít ý kiến thắc mắc, với thành phần giàu chất béo như vậy liệu người tiểu đường có nên ăn lạc. Thực tế người tiểu đường dù phải kiêng khem khắt khe những vẫn cần đảm bảo sự cân bằng giữa chất đạm, chất béo, đường, vitamin và muối khoáng.
Theo các chuyên gia, lượng protein trong khẩu phần ăn của bệnh nhân tiểu đường nên cao hơn người bình thường, ở mức 15% – 20% (người bình thường là 12% -14%). Nguồn cung cấp protein nên kết hợp cả protein động vật (cá, thịt, sữa, trứng…) với protein thực vật (đậu, đỗ, lạc, vừng…).
Người bệnh tiểu đường cũng rất cần chất béo, để bù đắp sự thiếu hụt do glucid bị cắt giảm. Do vậy, người bệnh nên tiêu thụ axit béo bão hòa có trong các loại dầu thực vật (dầu đậu nành, dầu mè, dầu lạc…). Thực tế trong hạt lạc có chứa đến 44% – 56% chất béo, chủ yếu là chất béo không bão hòa đa và đơn, tạo nên axit oleic và linoleic rất cần thiết cho người bệnh tiểu đường.
Ưu điểm khác của lạc là chứa lượng carbohydrate thấp (khoảng 13% – 16% ). Vì giàu tính đạm, ít đường, giàu chất béo… nên lạc có chỉ số đường thấp, người bệnh tiểu đường ăn lạc mà không cần quá lo lắng về chỉ số đường huyết. Ngoài ra, lạc rất giàu vitamin và khoáng chất khác như magie, vitamin E, niacin, phốt pho… Với những thành phần dinh dưỡng như trên, người bệnh tiểu đường nên đưa lạc vào thực đơn hàng ngày.
Theo nghiên cứu của Đại học Harvard đăng trên Tạp chí Hội Y khoa Mỹ, chất béo có trong lạc chủ yếu thuộc loại chưa bão hòa, giúp ổn định insulin và đường huyết. Mặt khác, nhờ những thành phần dinh dưỡng đa dạng, lạc giúp làm hạn chế cảm giác thèm ăn ở người bệnh, giảm lượng thực phẩm tiêu thụ, từ đó giảm nguy cơ tăng cân béo phì và tiểu đường.

Xem thêm: Sản phẩm có nguồn gốc thảo dược để hỗ trợ ổn định đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng
Tiểu đường thai kỳ có ăn được lạc không?
Đối với người phụ nữ thì lạc là một trong những nguồn thực phẩm dồi dào dinh dưỡng, bổ sung nhiều chất cần thiết cho cơ, có chức năng chống lão hóa và đẹp da. Đặc biệt đối với phụ nữ mang thai thì lạc giúp lợi sữa nhất là với những sản phụ thiếu sữa, lạc chứa nhiều dầu béo và protein, bởi vậy nếu lượng sữa mẹ không đủ thì việc sử dụng sữa đậu phộng để nuôi dưỡng bé cũng khá hiệu quả.
Còn đối với tiểu đường thai kỳ có ăn được lạc không thì còn phải tùy vào sự chỉ dẫn của bác sĩ. Ở mức độ được kiểm soát, việc ăn lạc cũng bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết như sản phụ bình thường.
Một số công dụng khác của củ lạc

Lạc rất giàu chất béo không bão hòa có tác dụng tốt trong phòng chống các bệnh tim mạch. Các chất chống oxy hóa mạnh, điển hình là axít oleic giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim tới 35%.
Ăn lạc giúp kiểm soát nồng độ cholesterol trong máu nhờ thành phần niacin giúp tăng cường trí nhớ. Các chất này còn có thể cắt giảm những cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt, có lợi cho cơ thể. Bên cạnh đó, lạc chứa polyphenol tự nhiên, ngoài việc giảm cholesterol, bảo vệ tim còn chống lão hóa rất tốt.
Lạc rất giàu dầu thực vật chứa chất teta-sitoserol không những giúp chống lại bệnh tim mạch bằng cách can thiệp vào sự hấp thụ cholesterol mà còn có khả năng chống lại các tế bào ung thư.
Còn trong Đông y, lạc có tác dụng bổ tỳ vị, nhuận phế, tiêu đờm, điều hòa huyết khí, tiêu sưng, lợi tiểu, tăng tiết sữa. Lạc dùng trong nhiều phương thuốc chữa sưng chân, thiếu sữa, táo bón, huyết áp cao, viêm thận…
Như vậy thắc mắc tiểu đường có ăn được lạc không hay tiểu đường thai kỳ có ăn được lạc không đã có câu trả lời. Tùy vào tình hình bệnh, người bệnh phải điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen cho phù hợp.
Mọi thông tin, thắc mắc, vui lòng để lại bình luận bên dưới bài viết, các dược sĩ của Metaherb sẽ phản hồi một cách sớm nhất.
Xem thêm: Tiểu đường có ăn được bánh cuốn không?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!