Tiểu đường có ăn được cua không? Các loại hải sản dành cho người bệnh
Các món ăn được chế biến từ cua luôn là món ăn “khoái khẩu” của nhiều người. Nhưng người bị tiểu đường có ăn được cua không? Đây là điều bệnh nhân tiểu đường cần chú ý.
Sơ lược về bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường (Diabetes mellitus, thường nói tắt là diabetes) là do lượng đường (nói chính xác là đường glucose) trong máu quá cao.
Phân loại:
- Loại thứ nhất ( type I): là do quá ít insulin, và bệnh nhân cần phải chích insulin mỗi ngày. Loại bệnh này thường khởi phát cỡ tuổi mười mấy hai mươi, ít khi quá tuổi ba mươi.
Loại thứ hai ( type II): insulin vẫn được tiết ra như thường, nhưng tế bào làm như kháng với hiệu lực của insulin, thành ra đường cũng bị cao. Loại II này tuy có thể thấy ở tuổi trẻ, nhưng thường thì khởi phát ở tuổi ba bốn mươi. Bệnh này mà kiêng cữ cho tử tế thì nếu nhẹ không phải dùng thuốc, còn nếu cần thuốc thì có thuốc uống không phải chích mỗi ngày. - Loại thứ 3: Tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường có ăn được cua không?

Theo một nghiên cứu tại nước Anh, ăn các loại cá thường xuyên giúp bảo vệ bệnh nhân chống lại đái tháo đường type 2, nhưng tôm, cua hay ốc có thể gây tác dụng ngược lại. Những số liệu ghi nhận được cho thấy, nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2 ở người có sở thích ăn các loại hải sản có vỏ này tăng khoảng 36%.
Thực tế, không phải vì bản thân các loại hải sản này có hại, nhưng là vì cách chế biến thông thường của chúng không tốt cho người bị tiểu đường. Chúng ta vẫn hay dùng tôm, cua hoặc ốc với rất nhiều đường, dầu mỡ, sốt bơ, phô mai hoặc mayonnaise. Đây là những loại thực phẩm chứa hàm lượng cholesterol rất cao, và đó chính là nguyên do làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.
Lợi ích của cua cho người bệnh tiểu đường

Người bệnh tiểu đường thường gặp khó khăn trong việc trong việc xử lý đường huyết. Nguyên nhân là bởi cơ thể không sản sinh đủ hoặc không sử dụng hiệu quả insulin – hormone phụ trách việc đưa đường glucose vào các tế bào. Về lâu dài, điều này có thể khiến đường huyết tăng cao khó kiểm soát.
Vậy người tiểu đường có ăn được cua không? Ăn cua ở lượng vừa phải giúp bạn kiểm soát đường huyết tốt hơn. Một yếu tố góp phần khiến đường huyết tăng cao là do màng tế bào bị cứng lại do acid béo omega-3 lành mạnh bị thay thế bởi các chất béo chuyển hóa. Ăn cua có thể giúp khắc phục tình trạng này, từ đó giúp người bệnh đái tháo đường kiểm soát đường huyết tốt hơn.
Cua giàu protein, ít chất béo: 85gr cua chỉ chứa 84 calorie. Trong đó, 10% lượng calorie tới từ chất béo và 90% còn lại tới từ protein. Đồng thời, cua cũng giàu acid béo omega-3 dễ hấp thụ: Acid béo omega-3 trong tôm được cơ thể hấp thụ dễ dàng, từ đó giúp khôi phục cấu trúc của màng tế bào trong cơ thể.
Trên thực tế, acid béo omega-3 có nguồn gốc động vật được cơ thể hấp thụ dễ dàng hơn nhiều so với acid béo omega-3 có nguồn gốc thực vật. Nguyên nhân là bởi cơ thể sẽ phải chuyển đổi acid béo omega-3 có nguồn gốc thực vật trước khi có thể hấp thụ chúng. Không may là tỷ lệ chuyển đổi thành công khá thấp, chỉ khoảng 1/10 và tỷ lệ này còn thấp hơn nữa ở người bệnh đái tháo đường.
Chưa hết, acid béo omega-3 trong cua được đánh giá tốt hơn so với acid béo omega-3 trong nhiều loại cá béo. Nguyên nhân là do cấu trúc phân tử của acid béo omega-3 trong cua được các tế bào trong cơ thể hấp thụ dễ dàng hơn.
Vì thế, tiểu đường có ăn được cua không hay tiểu đường có ăn được hải sản không tùy thuộc vào cách chế biến lành mạnh và khoa học. Hãy thử nêm lá nguyệt quế như một gia vị để món ăn càng hấp dẫn hơn thay vì chỉ dùng muối. Tuy nhiên, thách thức của việc tách được phần thịt ra khỏi các loài động vật có vỏ cứng như cua hay tôm hùm cũng gây ra nhiều phiền hà và khó khăn cho những ai muốn tự làm ra món hải sản tốt cho bệnh đái tháo đường.
Xem thêm: Một số thực phẩm chức năng giúp người bệnh kiểm soát tốt đường huyết
Người bị tiểu đường có ăn được hải sản không?

Hiện nay, các chuyên gia vẫn còn nhiều tranh cãi xung quanh việc bệnh nhân tiểu đường chỉ nên ăn hải sản khoảng hai lần một tuần, hay ăn càng nhiều cá càng tốt. Tháng 09 năm 2009, một nghiên cứu được công bố vào trên Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Hoa Kỳ đã phát hiện ra sự gia tăng nhẹ về nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 ở những phụ nữ ăn nhiều cá trong một ngày và nhiều lần trong tuần.
Tuy nhiên, một nghiên cứu cùng chủ đề được công bố sau đó vào tháng 09/2011 cho thấy: Ăn nhiều cá làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở nam giới và không có ảnh hưởng đến gì nguy cơ ở phụ nữ. Bởi vì vẫn chưa có khẳng định chắc chắn, cách tốt nhất là nên tham khảo ý kiến bác sĩ – người thường xuyên theo dõi tình trạng và lượng đường trong máu của bệnh nhân để quyết định người bị tiểu đường có ăn được cua không, cũng như có ăn được hải sản không để quyết định hàm lượng và số lần ăn như thế nào là hợp lý.
Trong khi vẫn chưa có kết luận chắc chắn về vấn đề tiểu đường có ăn được hải sản không, hay ăn cá sẽ có ích và ngược lại tôm cua sẽ gây hại, thì bệnh nhân tiểu đường vẫn phải tuân thủ theo chế độ dinh dưỡng đã được bác sĩ gợi ý để đảm bảo sức khỏe. Bên cạnh đó, cũng cần ghi nhớ vận động thể chất thường xuyên, tránh xa bia rượu và kiểm tra chỉ số đường huyết định kỳ nhằm quản lý tốt tình trạng bệnh, tránh được biến chứng nguy hiểm.
“Người tiểu đường có ăn được cua không” thì câu trả lời là có. Nhưng người bệnh chỉ nên ăn ở một mức độ vừa phải để tránh là cholesterol tăng cao, không tốt cho sức khoẻ.
Mọi thông tin, thắc mắc, vui lòng để lại bình luận bên dưới bài viết, các dược sĩ của Metaherb sẽ phản hồi một cách sớm nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!