Người bị tiểu đường có ăn được chuối không? 4 quy tắc người bệnh nên nhớ
Người mắc bệnh tiểu đường luôn cần phải tuân thủ một chế độ kiêng khem nghiêm ngặt đối với những thực phẩm có chứa đường. Vì thế thắc mắc “tiểu đường có ăn được chuối không” cũng là câu hỏi chung của rất nhiều người bệnh. Trong bài viết dưới đây, Metaherb sẽ cho bạn câu trả lời.
Hàm lượng dinh dưỡng có trong chuối
“Người bị bệnh tiểu đường có ăn được chuối không?” là một câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm bởi chuối là một thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng liệu có tốt cho người bệnh?
Chuối là một loại quả giàu chất xơ cũng như vitamin C, vitamin B6 và kali, có tác dụng như một bữa ăn nhẹ lành mạnh. Trong khi B6 giúp bạn có một một tâm trạng tốt, vitamin C tăng cường cho hệ thống miễn dịch, kali giúp điều hòa huyết áp và các chất xơ giúp cơ thể bạn luôn sảng khoái. Trong chuối có chứa hàm lượng đường cao, nhất là trong quả chuối chín tất cả tinh đột đều chuyển hóa thành đường đơn. Đặc biệt là thành phần đường fructose, sucrose, dextrose và glucose.

Để trả lời cho câu hỏi “người bệnh tiểu đường có ăn được chuối không” chúng ta đi tìm hiểu chất dinh dưỡng có trong chuối chín. Trong 100 gram thịt chuối cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng, chẳng hạn như: 92 kcal, 1,03g protein, 396 mg K, 1 mg NA, 6 mg Calcium, 0,31 mg Fe, 29 mg Mg, 20 mg P, 0,16 mg ZN, 0,104 mg Cu, 0,152 mg Mn, 1,1 mcg Se… Chuối chín có chứa chất TNF (Tumor Necrosis Factor), chất này có khả năng chống lại các tế bào bất bình thường. Khi trái chuối chín, trên vỏ chuối xuất hiện những đốm đen hoặc vết đen.Các vết này càng đen chừng nào thì khả năng gia tăng tính miễn dịch càng cao.
Trong chuối có chứa hàm lượng đường cao, trong quả chín thì tất cả tinh bột đều chuyển thành đường đơn, đặc biệt là đường fructose, sucrose, dextrose và glucose. Điều này có thể khiến cho tuần hoàn máu giảm chậm xuống, việc trao đổi chất kém khiến cho bệnh tình nặng thêm. Trong chuối cũng có nhiều chất sắt, kích thích tăng cường huyết cầu trong máu, giúp trị bệnh thiếu máu. Chuối là loại thực phẩm ngon, bổ dưỡng, rẻ tiền mà nhiều người ưa thích và bổ sung trong chế độ ăn uống.
Bệnh tiểu đường có ăn được chuối không?
Một nghiên cứu thậm chí còn chỉ ra rằng tinh bột trong chuối có thể có lợi cho việc tăng độ nhạy cảm insulin và giảm trọng lượng cho người béo phì bị tiểu đường tuýp 2. Vì vậy, những người bị bệnh tiểu đường không nên ăn chuối.
Những chất có trong chuối có thể khiến cho tuần hoàn máu giảm xuống chậm, khiến cho tình trạng trao đổi chất trong cơ thể kém đi, khiến cho bệnh tiểu đường sẽ càng nặng thêm. Hơn nữa, lượng đường đơn trong chuối cũng rất cao, không tốt cho người bị bệnh tiểu đường, khi lượng đường trong máu lớn, có thể khiến cho tuần hoàn máu giảm chậm xuống, việc trao đổi chất kém khiến cho bệnh tình nặng thêm.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, khi lượng đường trong máu bị giảm xuống quá thấp, hay điều trị tiêm insulin bị quá liều, bệnh nhân tiểu đường có thể ăn 1 trái chuối nhỏ hoặc 1 nửa trái chuối lớn. Để bổ sung lượng đường trong máu nên mức cân bằng, tốt cho cơ thể. Chỉ cần lưu ý cách ăn thế nào cho khoa học, để vừa có thể được thưởng thức món ăn mà mình yêu thích, lại vừa không làm đường huyết tăng cao.
Nguyên tắc ăn chuối nên áp dụng đối với người mắc bệnh tiểu đường
Hiệp hội tiểu đường Mỹ cho rằng chuối chỉ tốt cho bệnh nhân tiểu đường nếu như có chế độ ăn hợp lý, nếu ăn điều độ và biết cách chọn lựa cho phù hợp.
Chuối không chín quá được khuyến khích sử dụng đối với người tiểu đường bởi trong giai đoạn này hàm lượng đường trong nó không nhiều như lúc đã chín kỹ. Sử dụng chuối khoa học và kết hợp với việc ăn các loại trái cây khác nhau giúp điều tiết lượng đường huyết trong cơ thể của bạn.
Hiệp hội tiểu đường Mỹ khuyến khích việc tiêu thụ chuối như một chế độ ăn uống lành mạnh, hợp lý (cùng với quả việt quất và bưởi) ở bệnh nhân tiểu đường, bạn có thể sử dụng chúng một cách điều độ để tránh khỏi tiểu đường type 2.
Cụ thể:
- Nên ăn chuối hơi xanh một chút, bởi chỉ số đường huyết của chuối rất khác nhau phụ thuốc vào độ chín của quả. Một quả chuối chín có thể có chỉ số đường huyết trung bình là khoảng 60, trong khi đó một quả chuối xanh chỉ có chỉ số đường huyết khoảng 40.
- Nên ăn cách xa bữa ăn. Nếu ăn cùng bữa ăn thì cần đảm bảo bữa ăn ít carbonhydrat, ít chất đường và tinh bột.
- Thỉnh thoảng chỉ nên bổ sung chuối vào thực đơn 1 – 2 quả không nên quá nhiều.
- Không ăn chuối cùng với các loại bánh kẹo hay nước ngọt.

Chế độ ăn uống tốt cho người bị tiểu đường
Ngoài việc nắm bắt được câu trả lời “tiểu đường có ăn được chuối không” thì chế độ ăn uống tốt cho bệnh nhân tiểu đường phải đảm bảo đầy đủ lượng protit, lipit cần thiết cho cơ thể, trong đó lượng gluxit chiếm 50% lượng calo chung của khẩu phần, protid chiếm 15%, lipit 35%.
- Nên ăn các loại bánh mì không pha trộn với phụ gia như bánh mì đen, gạo lứt, khoai tây, khoai sọ… lượng tinh bột đưa vào cơ thể người tiểu đường nên bằng khoảng 50-60% người thường. Sử dụng thường xuyên các loại ngũ cốc thô, chà xát ít vì lớp vỏ có chứa nhiều Vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Phương thức chế biến chủ yếu là luộc, nướng hoặc hầm chứ không nên chiên xào.
- Phải hết sức hạn chế mỡ, các bác sĩ khuyến cáo lượng cholesteron đưa vào phải dưới 300mg mỗi ngày và lượng mỡ bão hòa phải thay bằng các loại dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu olive, dầu mè.
- Một ngày bệnh nhân tiểu đường nên ăn khoảng 400 gram rau và trái cây tươi, rau quả tươi vừa có tác dụng chống lão hóa, vừa là thức ăn bổ sung vitamin, muối khoáng tốt nhất.
- Nên ăn cả xác hơn là ép lấy nước uống, chất xơ ở rau quả là thành phần quan trọng làm giảm đường, làm chậm hấp thu đường và đỡ tăng đường sau khi ăn. Tuy nhiên, không phải loại trái cây nào cũng tốt, tiểu đường có nên ăn chuối không và lưu ý là người mắc bệnh tiểu đường phải tránh các loại trái cây ngọt như nho, xoài, na, nhãn.
Một số nguyên tắc dinh dưỡng mà người bệnh tiểu đường cần tuân thủ
Tuân thủ được những nguyên tắc dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường sẽ là điều kiện để người bệnh có thể ổn định lượng đường huyết trong cơ thể. Nhất là trong giai đoạn lễ tết, các nguyên tắc này lại càng cần được áp dụng một cách nghiêm ngặt để bảo vệ sức khỏe của bệnh nhân. Sau đây là những nguyên tắc trong ăn uống mà người bệnh tiểu đường cần đảm bảo trong bất cứ thời gian nào, đặc biệt là dịp tết sau đến :
- Ăn uống điều độ, đúng giờ.
- Không để cơ thể trong tình trạng quá đói hoặc quá no
- Cung cấp đủ nước cho cơ thể
- Chia nhỏ bữa ăn trong ngày. Ít nhất là 4 bữa/ ngày.
- Ăn bữa phụ vào ban đêm để đường huyết không bị hạ khi ngủ.
- Không nên thay đổi cơ cấu cũng như khối lượng các bữa ăn quá nhanh.
- Tránh tình trạng kiêng khem quá nhiều đồ ăn, cần bổ sung một cách đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như: chất béo, chất đạm, chất xơ, muối khoáng, vitamin…
Qua những thông tin trên, mong rằng bạn đã có được đáp án cho câu hỏi: “Người bị tiểu đường có ăn được chuối không?” Bên cạnh đó, bạn nên chú ý đến thực đơn ăn uống để tránh làm tăng đường huyết. Mọi thông tin, thắc mắc, vui lòng để lại bình luận bên dưới bài viết, các dược sĩ của Metaherb sẽ phản hồi sớm nhất.
Xem thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!