Tiểu đường biến chứng qua phổi: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh
Các biến chứng bệnh tiểu đường được chia thành hai loại là cấp tính và mãn tính. Tiểu đường biến chứng qua phổi là loại cấp tính và gây nên ảnh hưởng, nguy hại khôn lường. Dưới đây là thông tin mà bệnh nhân nên nắm rõ.
1. Nguyên nhân tiểu đường biến chứng qua phổi
Tiểu đường biến chứng qua phổi có thể dựa vào hai nguyên nhân chính. Một là, đường huyết tăng giảm thất thường hoặc tăng cao đều sẽ sản sinh ra nhiều chất thải, làm tổn thương các mạch máu nhỏ nuôi dưỡng phổi, vì vậy mà làm cho chức năng của phổi bị suy giảm.
Thứ hai là, những người bị tiểu đường thường bị suy giảm hệ thống miễn dịch. Vì vậy mà khả năng miễn dịch, bảo vệ cơ thể tránh các tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài bị suy giảm. Những biểu hiện như cảm cúm, cảm lạnh thể hiện sự suy giảm hệ thống miễn dịch ở người bệnh tiểu đường. Ngoài ra béo phì, bệnh thần kinh, tim mạch cũng làm ảnh hưởng đến sức đề kháng của cơ thể, tạo điều kiện cho bệnh lý ở phổi phát triển.

Ngoài ra, biến chứng tiểu đường qua phổi cũng có thể gặp do một số nguyên nhân khác như:
- Bị viêm phổi do sặc: bệnh xảy ra do phổi bệnh nhân bị xâm nhập bởi tạp chất lạ khi nôn mửa, sặc nước, cháo khi ăn, những tạp chất này vào phổi và gây viêm phổi
- Viêm phổi do virut cúm: bệnh nhân bị nhiễm virut cúm là nguyên nhân gây bệnh viêm phổi.
- Viêm phổi do nhiễm vi khuẩn cơ hội: bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn không có hại nhưng do hệ thống miễn dịch suy yếu nên nhiễm bệnh.
Tiểu đường biến chứng phổi thường gặp như bệnh viêm phổi, lao phổi và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
2. Triệu chứng của tiểu đường biến chứng qua phổi
- Sốt, ớn lạnh: sốt và ớn lạnh là một phản ứng viêm ở bệnh nhân, lúc này bệnh nhân có thể sốt nhẹ tới sốt cao trên 39 độ theo chu kỳ hàng ngày về chiều.
- Mệt mỏi, chán ăn: bệnh nhân có hiện tượng mệt mỏi kéo dài, không muốn ăn
- Ra nhiều mồ hôi lạnh, thở khò khè: bệnh nhân bị khó thở, thở nhanh và khò khè
- Đau ngực, đau bụng: bệnh nhân có cảm giác tức ngực, khó chịu đôi khi đau lan rộng ra vùng bụng.
- Ho ra đờm, máu: lúc này bệnh nhân đã bị nặng, cần được điều trị kịp thời.
Tuy nhiên biến chứng tiểu đường qua phổi xảy ra ở người trung và cao tuổi, vì vậy những triệu chứng trên đôi khi không biểu hiện rõ. Vì vậy, khi người mắc bệnh tiểu đường có một vài triệu chứng nhỏ cũng cần đi khám để được chuẩn đoán và điều trị kịp thời.

3. Biến chứng kéo theo của tiểu đường viêm phổi
- Nhiễm khuẩn máu: bệnh nhân không được điều trị hiện tượng viêm và nhiễm trùng có thể đi sang máu, gây nhiễm trùng máu nguy hiểm tới tính mạng bệnh nhân
- Tràn dịch phổi: hiện tượng viêm tích lũy xung quanh giữa phổi và màng phổi gây tràn dịch màng phổi
- Áp xe phổi: lúc này phổi hình thành khoang chứa mủ gây áp xe phổi.
- Hội chứng hô hấp cấp: bệnh nhân khó thở, thiếu oxi cấp.
4. Phương pháp điều trị biến chứng tiểu đường qua phổi
Với biến chứng tiểu đường qua phổi bệnh nhân nên tới bệnh viên để được điều trị đúng cách, tránh những biến chứng kéo theo rất nguy hiểm tới tính mạng người bệnh. Để điều trị biến chứng thì bạn nên tuân thủ phác đồ bác sĩ chỉ định. Tùy mức độ, tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra liệu pháp phù hợp.
Tuy nhiên một số cách sau đây có thể hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn.
- Có chế độ nghỉ ngơi tốt: bệnh nhân nên có chế độ nghỉ ngơi, tạo tâm lý ổn định cả sau khi được điều trị, tránh tái phát rất khó điều trị.
- Uống nhiều nước: uống nước giúp bệnh nhân không bị mất nước và làm lỏng chất dịch bị ứ đọng trong phổi

- Uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sỹ: uống hết thuốc cả khi các triệu chứng đã hết, không tự ý dùng thuốc nếu không muốn bệnh quay trở lại.
- Nên khám lại: bệnh nhân mắc tiểu đường viêm phổi nên đi khám lại để chắc chắn mình đã khỏi bệnh.
- Chăm sóc cơ thể khi bị thương: trước khi mắc biến chứng tiểu đường viêm phổi bệnh nhân đã suy yếu hệ miễn dịch, khi mắc bệnh lại càng suy yếu, lúc này bệnh nhân không chăm sóc vết thương đúng cách rất dễ dẫn tới loét và nhiễm trùng nặng. Vì vậy bệnh nhân nên chăm sóc tốt khi bị thương bằng băng vết thương dạng xịt Nacurgo, giúp bảo vệ và nhanh lành vết thương.
Đồng thời, cần nhận biết nguyên nhân và loại bỏ tận gốc bệnh tiểu đường để phòng ngừa biến chứng vào thận.
Tóm lại, biến chứng tiểu đường qua phổi rất dễ gặp ở người cao tuổi. Người mắc bệnh tiểu đường cần thường xuyên thăm khám để phát hiện và điều trị kịp thời các biến chứng có thể xảy ra. Mọi thông tin, thắc mắc, vui lòng để lại bình luận bên dưới bài viết, các chuyên gia của Metaherb sẽ phản hồi sớm nhất.
Có thể bạn quan tâm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!