Tiểu đường ăn trứng được không?
Người bệnh tiểu đường thường nghĩ rằng trong trứng chứa nhiều cholesterol nên hạn chế ăn đến mức tối đa. Tuy nhiên, những nghiên cứu về việc “tiểu đường ăn trứng được không” đã nói lên điều ngược lại.
Thành phần và lợi ích của trứng đối với sức khỏe người bệnh tiểu đường
Trứng rất giàu dinh dưỡng, đặc biệt là protein (chất đạm). Một quả trứng nguyên chất chứa khoảng 9 loại axit amin (protein) mà cơ thể không thể tự sản xuất được và buộc phải bổ sung qua chế độ ăn uống.
Ngoài ra, trứng còn chứa các thành phần dinh dưỡng sau:
- Kali: trứng là thực phẩm chứa kháng chất kali tuyệt vời, Kali giúp cân bằng nồng độ natri trong cơ thể, giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, thần kinh và cơ bắp.
- Lutein: giúp bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật, đồng thời cũng giúp bảo vệ mắt và thần kinh cho người bệnh tiểu đường
- Choline: giúp cải thiện sức khỏe của não bộ.
- Biotin: có trong lòng đỏ trứng, rất cần thiết trong việc sản xuất insulin cũng như giúp tóc, da, móng khỏe đẹp.
- Lecithin: cũng có trong lòng đỏ trứng có công dụng tăng cường mạch máu và ngăn sự tích tụ Cholesterol quá mức trong máu.
- Omega-3: có trong trứng gà thả vườn, đây là chất béo có lợi đối với sức khỏe người bệnh tiểu đường.

Mặc khác, một quả trứng chỉ chứa khoảng 75 calo và 5 gram chất béo, chỉ bằng 1,6 gram chất béo bão hòa do đó trứng sẽ không làm tăng đường huyết. Dù hàm lượng chất béo thấp nhưng hàm lượng Cholesterol cao như vậy liệu người bệnh tiểu đường ăn trứng được không?
Người bệnh tiểu đường ăn trứng được không?
Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng nếu tiêu thụ quá nhiều cholesterol, đặc biệt từ thực phẩm động vật có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Nhưng điều đó không có nghĩa là người bệnh tiểu đường không thể ăn trứng gà. Người bệnh chỉ cần ăn với một mức độ vừa phải và cách bữa nhau.
Trong 1 quả trứng, lượng cholesterol được tìm thấy trong lòng đỏ ước tính là 186 mg và theo các chuyên gia khuyến cáo, những ai bị tiểu đường không nên ăn quá 200 mg cholesterol mỗi ngày. Tuy nhiên, tùy theo cơ địa của mỗi người mà có khi nồng độ Cholesterol sẽ tăng nhanh khi ăn trứng. Đặc biệt, đối với những người bệnh tiểu đường bị rối loạn lipid máu sẽ không biết chính xác lượng chất này hấp thụ là bao nhiêu.
Điều quan trọng để ổn định đường huyết là duy trì chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý. Nếu bạn bị tiểu đường thì cần thăm khám bác sĩ định kỳ để kiểm tra xem lượng đường, lượng cholesterol trong máu để có thể theo dõi và điều trị kịp thời.

Người bệnh tiểu đường ăn trứng vịt lộn được không?
Có rất nhiều ý kiến thắc mắc của bệnh nhân tiểu đường rằng người bệnh tiểu đường ăn trứng vịt lộn được không? Câu trả lời là có. Nhưng theo ý kiến các chuyên gia dinh dưỡng, người lớn khỏe mạnh chỉ nên ăn 2 quả trứng vịt lộn/ tuần. Vì trong trứng vịt lộn chứa tới 600mg cholesterol nên ăn nhiều không có lợi tới sức khỏe, nếu ăn cũng phải cực kì hạn chế. Đặc biệt hơn, bệnh nhân tiểu đường đến giai đoạn mắc các biến chứng của bệnh tiểu đường như biến chứng về tim mạch, huyết áp càng phải kiêng khem chặt chẽ.
Ngoài ra, người tiểu đường ăn trứng vịt lộn làm tăng lượng cholesterol xấu trong máu, có tác động xấu tới tình trạng bệnh. Thêm nữa, bệnh nhân tiểu đường ăn trứng vịt lộn sẽ dễ dẫn đến tăng nguy cơ tắc nghẽn động mạch, nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
Mặc khác, trong trứng vịt lộn còn chứa hàm lượng vitamin A nên nếu ăn hàng ngày sẽ tích lũy nhiều vitamin A dưới da và gan, lâu ngày dẫn đến tình trạng vàng da, ảnh hưởng đến hình thành xương, bong tróc biểu bì.

Người bệnh tiểu đường ăn trứng cần lưu ý những gì?
Mặc dù giàu dinh dưỡng nhưng người bệnh tiểu đường chỉ tiêu thụ trứng ở mức độ vừa phải. Trứng có thể được chế biến theo nhiều cách khác nhau để phù hợp với sở thích.
Một số gợi ý về cách ăn trứng tốt cho sức khỏe người bệnh tiểu đường:
- Trứng luộc: là một lựa chọn tuyệt vời để tiết kiệm thời gian vào buổi sáng đây là cách chế biến nhanh gọn cho một bữa sáng dinh dưỡng.
- Để hấp thu chất dinh dưỡng và không làm tăng các nguy cơ sức khỏe khác, bạn không nên thêm chất béo khi ăn trứng. Không nên nướng, rán hoặc sử dụng trứng cùng nước sốt quá thường xuyên.
- Nên kết hợp trứng với rau xanh, cà chua, rau bina hoặc các loại rau khác thay vì ăn chúng cùng thực phẩm nhiều chất béo bão hòa như thịt xông khói hay phô mai.
- Mỗi tuần, bạn nên ăn khoảng 3 quả trứng là tốt nhất. Như vậy sẽ không ảnh hưởng đến cholesterol kể cả với những người có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cao.
- Nên ăn trứng gà ta, trứng giàu omega-3 có tác dụng chống viêm rất tốt. Ăn trứng buổi sáng tốt hơn buổi trưa, tối.
- Ngoài ra, người bệnh tiểu đường nên ăn cả lòng trắng và lòng đỏ để lấy được hết những chất dinh dưỡng tốt. Lòng trắng chứa nhiều chất đạm, lòng đỏ chứa chất béo nhưng lại giàu vitamin và chất oxy hóa.
Bệnh tiểu đường nên ăn gì?
Ăn nhiều rau xanh và trái cây
- Rau xanh & trái cây là những nguồn chất xơ, vitamin và khoáng chất tự nhiên dồi dào. Đồng thời, đây cũng là những loại thực phẩm có hàm lượng chất chống oxy hóa & hợp chất phytochemical cao, có công dụng thúc đẩy hệ thống miễn dịch cơ thể.
- Một số loại rau củ như mù tạt xanh, củ cải, cải xoăn, bông cải xanh, rau bina… là những loại thực phẩm lý tưởng dành cho người bệnh tiểu đường. Các thực phẩm này có chứa hàm lượng chất carbohydrat & calo thấp.
- Các loại trái cây tươi chứa ít đường như bưởi, cam, quýt, táo… là món ăn cung cấp rất nhiều vitamin tốt cho người mắc bệnh đái tháo đường. Mặc dù một số loại trái cây có thể cung cấp cho bệnh nhân một lượng đường nhất định nhưng đó là loại đường chậm (tức là đường cần phải trải qua quá trình tiêu hóa mới trở thành đường hấp thu vào trong cơ thể) nên sẽ giúp cho lượng đường ở trong máu không quá cao hay quá thấp đồng thời còn cung cấp thêm chất xơ có ích & chất khoáng giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
Chất đạm
Người bệnh nên sử dụng các loại thịt nạc đặc biệt là thịt bò bởi trong chúng có chứa nhiều axit linoleic tổng hợp (CLA) có khả năng cải thiện chức năng chuyển hoá lượng đường ở trong máu, ngoài ra còn có công dụng chống ung thư.

Chất béo tốt
Nguồn chất béo có bên trong quả bơ, quả hồ đào, hạnh nhân, quả óc chó, dầu đậu phộng, dầu oliu sẽ giúp ích cho việc giảm nồng độ cholesterol trong máu. Người bệnh tiểu đường nên sử dụng chúng thay thế cho chất béo có nguồn gốc từ động vật. Tuy nhiên, với dầu ô liu thì chú ý nên sử dụng ở nhiệt độ thường, không nên chế biến trong nền nhiệt độ cao, vì chúng có thể sinh thêm nhiều chất độc hại cho cơ thể.
Ăn cá ít nhất 2 lần/tuần
Cá là nguồn cung cấp chất béo & chất đạm thay thế cho thịt rất tốt. Các loại cá như cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá thu rất giàu axit béo omega-3 không những tốt cho người mắc bệnh tiểu đường mà còn có lợi ích lớn cho sức khỏe tim mạch. Bạn nên chế biến cá ở dạng hấp, súp, nấu không nên chế biến cá bằng cách rán hoặc chiên mỡ.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sử dụng thêm một số cây thuốc dân gian giúp kiểm soát và ổn định đường huyết như dây thìa canh, cam thảo đất, neem Ấn Độ, hoài sơn hoặc sử dụng sản phẩm hỗ trợ được bào chế từ các thảo dược trên, như Glu Metaherb để hạ và ổn định đường huyết, đồng thời, giúp người bệnh giảm áp lực ăn kiêng nghiêm ngặt.
Người bệnh tiểu đường không cần kiêng khem tuyệt đối và oàn toàn có thể thêm trứng vào chế độ ăn của mình mà không cần băn khoăn. Thay vào đó hãy chú ý đến cách ăn và lượng trứng người bệnh sẽ ăn mỗi ngày.
Mọi thông tin, thắc mắc, vui lòng để lại bình luận bên dưới bài viết, các chuyên gia của Metaherb sẽ phản hồi một cách sớm nhất.
Có thể bạn quan tâm
Được tư vấn bởi Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 42681/2017/ATTP-XNCB
Thành phần được bào chế 100% từ thảo dược thiên nhiên
Không cần ăn kiêng nghiêm ngặt mà vẫn ổn định đường huyết
Hỗ trợ giảm cholesterol, mỡ máu
Người bện không phụ thuộc vào thuốc tây
Ngăn ngừa biến chứng tiểu đường tốt nhất
Chuyên gia tư vấn 24/7, Dược sĩ chăm sóc trong quá trình sử dụng

Glu Metaherb 60 viên giá: 560.000đ
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!