Tiểu đường ăn quýt được không?
Có một vài loại trái cây rất tốt cho người tiểu đường như dâu tây, bơ, chuối… Vậy ngoài các loại quả này ra, người bị bệnh tiểu đường ăn quýt được không? Cùng Metaherb tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Người bệnh tiểu đường nên ăn trái cây như thế nào?
Để trả lời cho câu hỏi tiểu đường ăn quýt được không, người bệnh cần hiểu rằng trái cây đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị tiểu đường. Nếu chọn các loại trái cây phù hợp, tốt cho sức khỏe… sẽ hỗ trợ rất tốt cho việc chữa bệnh. Tuy nhiên nếu dung nạp quá nhiều loại trái cây có hại, lượng đường trong máu tăng cao sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.
Trái cây hay các loại quả ngọt không phải là thực phẩm cấm kỵ với người bệnh tiểu đường, vì chứa nhiều chất dinh dưỡng, vitamin, chất xơ cần thiết cho hệ tiêu hóa và các quá trình sống trong cơ thể. Tuy nhiên, trái cây cũng có chứa một lượng đường, và dĩ nhiên người bệnh tiểu đường cần cân nhắc ăn trái cây sao cho khoa học để tránh làm tăng đường huyết quá mức.

Bệnh nhân tiểu đường có thể ăn tất cả các loại trái cây, nhưng với số lượng hạn chế. Vì trái cây cung cấp nước, đường, chất xơ, vitamin C, vitamin nhóm B, chất khoáng canxi, magie, kali… đều rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên mỗi người bệnh cần biết được tình trạng đường huyết của mình đang ở giai đoạn nào để bổ sung trái cây phù hợp.
Bên cạnh đó, người dùng nên tránh ăn các loại hoa quả quá chín, vì khi đó lượng đường tăng cao nhất. Ngoài ra, nước ép trái cây cũng không phải là thức uống lý tưởng của người bệnh. Tốt nhất là nên ăn trái cây bởi việc ăn hoặc nhai chất xơ như đã nói trên sẽ giúp lượng đường trong máu đi vào chậm hơn, nếu có sự gia tăng hàm lượng đường thì nó cũng diễn ra chậm hơn.
Người mắc bệnh tiểu đường cũng không nên ăn trái cây ngay sau bữa ăn, dễ làm tăng đường huyết. Thời điểm lý tưởng để ăn hoa quả là buổi sáng trước khi ăn, hoặc ít nhất 2 giờ sau khi ăn.\
Hàm lượng dinh dưỡng có trong quýt
Theo số liệu Dinh Dưỡng Quốc Gia của Bộ Nông Nghiệp Mỹ (USDA), giá trị dinh dưỡng của quả quýt chứa trong mỗi 100g quýt tươi như bảng sau:
Các chất chính |
Giá trị dinh dưỡng | Tỷ lệ phần trăm theo RDA(*) |
Năng lượng | 53 Kcal | 2.5% |
Đường | 13.34 g | 10% |
Protein | 0.81 g | 1.5% |
Tổng chất béo | 0.31 g | 1% |
Cholesterol | 0 mg | 0% |
Chất xơ | 1.8 g | 5% |
Vitamins | ||
Folates | 16 µg | 4% |
Niacin | 0.376 mg | 2.5% |
Pantothenic acid | 0.216 mg | 4% |
Pyridoxine | 0.078 mg | 6% |
Riboflavin | 0.036 mg | 3% |
Thiamin | 0.058 mg | 5% |
Vitamin C | 26.7 mg | 44% |
Vitamin A | 681 IU | 23% |
Vitamin E | 0.20 mg | 1% |
Vitamin K | 0 µg | 0% |
Chất điện giải | ||
Natri | 2 mg | <0.5% |
Kali | 166 mg | 3.5% |
Chất khoáng | ||
Canxi | 37 mg | 4% |
Đồng | 42 µg | 4.5% |
Sắt | 0.15 mg | 2% |
Magie | 12 mg | 3% |
Mangan | 0.039 mg | 1.5% |
Kẽm | 0.07 mg | <1% |
Phyto-nutrients | ||
Carotene-β | 155 µg | — |
Carotene-α | 101 µg | — |
Crypto-xanthin-β | 407 µg | — |
Lutein-zeaxanthin | 138 µg | — |
Lycopene | 0 µg | — |
Với thành phần giá trị dinh dưỡng dồi dào kể trên, quýt là loại trái cây cung cấp nhiều lợi ích cho cơ thể. Tuy nhiên, với tính ngọt khá đặc trưng, nhiều người mắc bệnh tiểu đường vẫn còn phân vân khi sử dụng loại trái cây này.
Bệnh nhân tiểu đường ăn quýt được không?
Quýt là loại quả không chỉ thơm ngon mà còn có tác dụng chữa bệnh rất tuyệt vời và đã được chứng nhận là loại quả tốt cho bệnh nhân đái tháo đường. Quýt không chỉ có hiệu quả trong việc giảm nồng độ đường trong máu và tăng cường độ nhạy với insulin trong tế bào mà còn là một phần của chế độ ăn lành mạnh cho người bệnh tiểu đường.
Hoạt chất nringin và neohesperidin có trong quýt giảm lượng đường trong máu, với những người có nguy cơ mắc đái tháo đường type 2 và kiểm soát glucose kém. Đồng thời các enzyme trong gan được biết đến với vai trò quy định sự hấp thụ glucose và tăng hiệu quả gan cũng được các hợp chất này điều chỉnh một cách phù hợp.

Quýt chứa nhiều vitamin C có tác dụng hỗ trợ dung nạp glucose, giảm ảnh hưởng đến mao mạch do tiểu đường. Ngoài ra, sinetrol có trong quýt có thể tăng cường chuyển hóa lipid giúp giảm lượng mỡ thừa đáng kể, rất hữu ích trong quá trình giảm cân, một trong những nguyên nhân dễ dẫn đến tiểu đường. Vì vậy, người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể ăn quýt.
Một số công dụng của quýt đối với sức khoẻ
Người bệnh tiểu đường có thể sử dụng quýt không phải chỉ bởi loại trái cây này không làm ảnh hưởng đến đường huyết mà còn bởi nó mang lại nhiều lợi ích đối với sức khoẻ. Cụ thể:
- Tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể: quýt là trái cây chứa nguồn vitmin C dồi dào, mỗi trái quýt chứa 36 mg vitamin C có tác dụng tăng cường sức đề kháng của cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh và phòng chống các tác nhân gây bệnh tật.
- Tăng cường sức khỏe tim mạch: quýt chứa nhiều kali mà ít natri có tác dụng ổn định huyết áp, giúp máu trong cơ thể lưu thông tốt hơn ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, ngăn chặn đột qụy.
- Kiểm soát cân nặng, hạn chế tăng cân: với hàm lượng chất xơ cao và nguồn vitamin dồi dào thì quýt được các chuyên gia xem như là thực phẩm giúp cân hiệu quả. Khi ăn quýt chất xơ có trong quýt sẽ giúp bạn lâu đói, còn các vitamin có tác dụng ức chế cơ thể sản sinh ra cortisol (đây là hormone gây căng thẳng) , giúp cơ thể ngăn ngừa tích tụ các chất béo rất tốt.
- Ngăn ngừa bệnh tiểu đường: theo các nhà nghiên cứu thì trong quýt có chứa flavonoid, flavonoid có tác dụng đốt cháy chất béo trong cơ thể và ngăn ngừa cơ thể sản xuất ra chất béo giúp cơ thể tránh được các bệnh gây ra bởi chất béo như tiểu đường loại 2.
- Làm đẹp da, ngăn ngừa lão hóa: quýt là nguồn vitamin dồi dào, nên khi bổ sung quýt vào cơ thể sẽ có tác dụng sáng da mờ sẹo, ngăn ngừa nếp nhăn, tái tạo các tế bào da giúp ngăn chặn quá trình lão hóa da.
- Tăng cường sức khỏe cương: theo nghiên cứu của Mỹ thì việc đàn ông tiêu thụ nhiều vitamin C và kali sẽ có mật độ xương chắc khỏe mà quýt lại chứa nhiều hàm lượng vitamin C và kali nên có vai trò giúp xương chắc khỏe.
- Tốt cho thị lực: trong quýt có chứa nhiều beta-carotine và vitamin A nên khi ăn quýt sẽ có tác dụng bảo vệ mắt, ngăn ngừa các bệnh về mắt như: cận thị, thoái hóa điểm vàng… giúp cho bạn có đôi mắt sáng hơn.
- Giúp da đầu khỏe mạnh, chân tóc chắc khỏe: đóng vai trò là một chất chống oxy hóa thì vitamin có trong quýt có tac dụng giúp da đầu luôn được dưỡng ẩm, vitamin B12 giúp ngăn ngừa rụng tóc và vitamin C giúp cơ thể tổng hợp collagen, tăng hấp thu sắt giúp cho mái tóc được bóng mượt và chắc khỏe.
Lưu ý khi ăn quýt dành cho người bệnh tiểu đường
Quýt mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên để tốt cho sức khỏe thì khi ăn bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Các chuyên gia khuyên rằng mỗi ngày chỉ nên bổ sung 1 – 3 quả, không nên ăn quá nhiều vì khi ăn nhiều có thể dẫn đến tình trạng nóng trong gây nhiệt miệng, viêm khoang miệng, viêm răng.
- Không nên ăn quýt vào lúc đói hay trước bữa ăn vì acid có trong quýt có thể gây ảnh hưởng đến chức năng dạ dày đường ruột.
- Không nên ăn quýt vào buổi tối, vì như thế sẽ làm cho bạn đi tiểu đêm nhiều lần và sẽ dẫn đến tình trạng mất ngủ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn.
- Không được uống sữa trước và sau khi ăn quýt 1 tiếng vì khi đó protein trong sữa và acid trong quýt gặp nhau sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ và tiêu hóa. Ngoài ra thì bạn cũng không nên ăn quýt kết hợp với củ cải vì sẽ gây ảnh hưởng xấu đến tuyến giáp.
- Sau khi ăn quýt cần kịp thời đánh răng để tránh các vấn đề ảnh hưởng đến răng miệng.

Trên đây là một số loại trái cây tốt cho người bệnh tiểu đường bạn có thể lựa chọn và bổ sung hằng ngày. Tuy nhiên chỉ nên ăn với một lượng vừa phải, tránh việc ăn nhiều dẫn đến phản tác dụng.
Người bệnh tiểu đường có thể ăn quýt và một số loại quả khác, đồng thời, cũng nên kiêng một số loại trái cây để tránh làm tình trạng bệnh trở nên trầm trọng, khó kiểm soát. Đặc biệt, người bệnh cũng nên sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ ổn định đường huyết, để tránh làm tăng đường huyết đột ngột khi ăn uống.
Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên sử dụng các sản phẩm hỗ trợ có chiết xuất 100% từ các thảo dược để điều trị bền vững, không gây ra các tác dụng phụ. Một số thảo dược đã được nghiên cứu có tác dụng điều trị tiểu đường hiệu quả đó là: dây thìa canh, neem Ấn Độ, Hoài Sơn, tỏi đen,…Các thành phần này đã được bào chế bằng công nghệ cao, có trong viên uống Glu Metaherb.
Mọi thông tin, thắc mắc, vui lòng để lại bình luận bên dưới bài viết, các dược sĩ của Metaherb sẽ phản hồi một cách sớm nhất.
Có thể bạn quan tâm:
Được tư vấn bởi Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 42681/2017/ATTP-XNCB
Thành phần 100% thảo dược thiên nhiên bào chế bằng công nghệ Nano
Giúp cơ thể tự sản sinh insuIin nội sinh
Ứng dụng công nghệ cao: nano, hướng đích, lên men thế hệ mới
Không phụ thuộc vào thuô'c tây
Không cần ăn kiêng nghiêm ngặt
Được các chuyên gia hỗ trợ 24/7 trong suốt quá trình dùng sản phẩm

Glu Metaherb 60 viên giá: 560.000đ
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!