Tiểu đường ăn miến được không?
Người bệnh tiểu đường muốn chọn miến để thay thế cho bữa chính nhưng còn e ngại loại thực phẩm này sẽ ảnh hưởng đến đường huyết? Vậy tiểu đường ăn miến được không? Cùng Metaherb tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Bệnh tiểu đường ăn miến được không?
Miến là loại thực phẩm có chỉ số đường cao hơn gạo trắng. Dưới đây là một vài thông số so sánh giữa 2 loại thực phẩm trên:
Gạo trắng | Miến | |
Chỉ số đường huyết | GI = 83 | GI = 95 |
Hàm lượng đường trong 100g | 76,1g | 82,2 g |
Tải đường huyết trong 100g | GL= 63 | GL = 78 |
Miến thuộc loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao, sau khi ăn khoảng 2 giờ thì lượng đường huyết trong máu tăng lên đến 95%. Nếu đường huyết tăng cao trong thời gian lâu dài, người bệnh tiểu đường sẽ phải đối diện với các biến chứng nguy hiểm. Các biến chứng của bệnh tiểu đường mà bệnh nhân có thể gặp phải như bị mù lòa, đột quỵ, suy thận, nguy cơ cắt bỏ tay chân, thậm chí tử vong. Vì thế để phòng ngừa biến chứng thì người tiểu đường nên hạn chế ăn loại thực phẩm này.

Nhưng không phải vì thế mà bệnh nhân tiểu đường cắt bỏ hoàn toàn miến trong thực đơn ăn uống của mình. Bệnh nhân tiểu đường nên ăn miến chừng mực và đúng cách.
Người tiểu đường ăn miến như thế nào mới đúng?
Bệnh nhân tiểu đường có thể ăn miến kết hợp với các nhóm thực phẩm khác: Theo chuyên gia, người tiểu đường không nhất thiết phải kiêng khem ngặt nghèo mà vẫn cần duy trì đủ năng lượng với 4 nhóm chất cơ bản là đạm, tinh bột, chất béo và vitamin. Nếu ăn không đủ 4 nhóm chất trên, người bệnh sẽ gặp có nguy cơ suy dinh dưỡng và không đủ năng lượng để hoạt động.
Điều chỉnh lượng ăn vừa đủ, phù hợp với thể trạng từng người: Thông thường, đối với bệnh nhân tiểu đường, cần cắt giảm khoảng 10% tinh bột so với nhu cầu năng lượng bình thường mà cơ thể cần. Bù lại, người bệnh nên tăng 10% khẩu phần đạm. Người bệnh vẫn có thể ăn cơm hoặc ăn miến với lượng vừa đủ, phù hợp với thể trạng cơ thể.

Tùy vào chiều cao của từng người mà mỗi người lại có nhu cầu năng lượng khác nhau. Ví dụ:
- Thông thường nữ giới cao 1,51m-1,55m cần 70g tinh bột trong 1 bữa chính, tương đương với 1 bát con cơm + 2 thìa con cơm trắng hoặc 85g miến, tương đương vớ 1 bát con + 2/3 bát con miến.
- Nam giới cao 1,67m-1,70m cần 90g tinh bột trong 1 bữa chính, tương đương với 1 nửa bát cơm trắng và 2/3 bát cơm trắng hoặc 109g miến, tương đương với 2 miệng bát con + 1/3 bát con miến.
Nên ăn rau trước khi ăn miến hoặc cơm: Lượng chất xơ trong rau sẽ điều chỉnh tốc độ, làm chậm quá trình hấp thu đường vào cơ thể. Vì chất xơ hòa tan làm cho carbohydrate mà chúng ta ăn vào mất nhiều thời gian để được chuyển hóa thành glucose.
Ngoài chế độ dinh dưỡng, người bệnh nên luyện tập thể dục thường xuyên 30 phút mỗi ngày với những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe đạp, bơi lội…
Lưu ý nguyên tắc ăn uống cho người bị tiểu đường
Nguyên nhân của bệnh tiểu đường là do lượng đường huyết trong máu thường cao hơn so với bình thường. Điều trị tiểu đường bao gồm 3 công việc quan trọng và không thể tách rời đó là chế độ ăn, thuốc hạ đường máu và tập luyện. Chế độ ăn ở người bị tiểu đường thường dựa theo nguyên tắc như sau:
- Ăn những thức ăn có chỉ số đường huyết thấp như những ngũ cốc như ngô, khoai sọ, không nấu hoặc nướng nhừ ngũ cốc, bánh mì đen..Không ăn những chất ngọt được làm sẵn như bánh ngọt, kẹo, đường kính, các loại chè…
- Không kiêng khem quá mức dễ dẫn tới hạ đường huyết đột ngọt gây hôn mê do hạ đường huyết, suy nhược cơ thể vì thiếu dinh dưỡng.
- Hạn chế ăn nhiều mỡ như mỡ bò, lợn, không ăn phủ tạng động vật, hạn chế muối…hạn chế ăn những thức ăn giàu calo như đồ chiên xào nhiều, nên ăn nhiều chất xơ và bổ sung thêm vitamin.
- Phải ăn uống điều độ, đúng giờ, không để quá đói nhưng cũng không ăn quá no.
- Nên chia nhỏ bữa ăn (ít nhất 4 bữa). Người bệnh cũng nên ăn bữa phụ buổi tối để tránh hạ đường huyết ban đêm.
- Không nên thay đổi quá nhanh và nhiều cơ cấu cũng như là khối lượng của các bữa ăn.
- Nên dành từ 30 – 45 phút để đi bộ mỗi ngày. Ngoài ra có thể chơi các môn thể thao khác phù hợp với sức khỏe, đây là một phương thuốc rất tốt cho người bị bệnh tiểu đường.

Hy vọng là bạn đọc đã nhận được câu trả lời cho thắc mắc bệnh tiểu đường có ăn được miến không? Để đảm bảo bệnh tiểu đường luôn được kiểm soát tốt, ngoài việc ăn uống khoa học, bạn cũng cần duy trì luyện tập thể dục thường xuyên và sử dụng thuốc hoặc thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị tiểu đường theo đúng khuyến cáo của bác sĩ.
Các chuyên gia khuyến khích người bệnh nên sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ bệnh có thành phần thảo dược như Glu Metaherb để hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết nhanh chóng. Đồng thời, giúp phục hồi các cơ quan bị bệnh tiểu đường làm tổn thương như mắt, chân, tay, gan, thận,…
Mọi thông tin, thắc mắc, vui lòng để lại bình luận bên dưới bài viết, các chuyên gia của Metaherb sẽ phản hồi một cách sớm nhất.
Có thể bạn quan tâm
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 42681/2017/ATTP-XNCB
Thành phần 100% thảo dược thiên nhiên bào chế bằng công nghệ ccao
Người bệnh không phụ thuộc vào thuốc tây
Ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm từ tiểu đường
Hạ và ổn định đường huyết nhanh , an toàn mà không có tác dụng phụ
Chuyên gia tư vấn 24/7, Dược sĩ chăm sóc trong quá trình sử dụng
Giúp cơ thể tự sản sinh insuIin nội sinh tự nhiên
Được tư vấn bởi Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Làm chậm quá trình chuyển hoá tinh bột thành đường

Glu Metaherb 60 viên giá: 560.000đ
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!