Thuốc gout (gút) điều trị có hiệu quả nhất hiện nay và lưu ý khi sử dụng
Với ưu điểm làm giảm các triệu chứng sưng đau, nhức nhối dữ dội tại khớp cho người bệnh, một số loại thuốc điều trị gout cho hiệu quả nhanh thường được các bác sĩ ưu tiên lựa chọn. Vậy đó là những loại thuốc nào và cần lưu ý gì khi sử dụng? Sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.
Bệnh gout là bệnh rối loạn chuyển hoá liên quan đến ăn uống do nồng độ axit uric quá cao trong huyết tương dẫn đến lắng đọng các tinh thể urat (muối của axit uric) hoặc tinh thể axit uric. Nếu lắng đọng ở khớp (ở sụn khớp, bao hoạt dịch) sẽ làm cho khớp bị viêm, gây đau đớn, lâu dần dẫn đến biến dạng, cứng khớp.
Các loại thuốc điều trị gout có hiệu quả hiện nay
Khi đã tiến hành các xét nghiệm cần thiết và được chẩn đoán mắc bệnh gout, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định phác đồ điều trị cụ thể theo giai đoạn: Cấp tính và mãn tính gồm các loại thuốc điển hình sau:
Thuốc điều trị gout cấp tính
- Thuốc Colchicine
Đây là loại thuốc được dùng phổ biến nhất để giảm đau và điều trị gout cấp tính đột ngột. Thuốc này có công dụng chống viêm, làm dịu nhanh các cơn đau do gout ở dạng cấp tính gây nên. Ngoài ra, Colchicine cũng làm hạn chế sự tích tụ các tinh thể muối urat ở các khớp. Tuy nhiên, nếu lạm dụng hoặc sử dụng không đúng cách thì loại thuốc này có thể dẫn đến các tác dụng phụ như: nôn mửa, tiêu chảy, viêm loét dạ dày, tá tràng,… vô cùng nguy hiểm.

- Các thuốc chống viêm không Steroid (thuốc NSAID)
Với khả năng điều trị giảm nhanh các triệu chứng của cơn đau gout cấp tính như giảm đau, giảm viêm khớp nhanh chóng, đây là nhóm thuốc rất được ưu tiên sử dụng trong phác đồ điều trị bệnh gout ở dạng cấp tính. Các thuốc trong nhóm này phải kể đến là: Aleve (Naproxen), Motrin (ibuprofen), Indocin (indomethacin), Celebrex (Celecoxib). Mặc dù cho tác dụng giảm đau nhanh, song người bệnh nên sử dụng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, bởi chúng rất dễ gây dị ứng, ù tai, rối loạn chức năng gan, đau tim, đột quỵ, … nếu dùng sai cách hoặc quá liều lượng.

Thuốc điều trị gout mạn tính
- Thuốc Probenecid
Thuốc Pronbenecid có tác dụng làm giảm nhanh lượng axit uric trong máu theo cơ chế tăng bài tiết của thận qua nước tiểu, cải thiện nhanh chóng tình trạng đau nhức, khó chịu ở các khớp do cơn đau gout cấp gây ra. Đồng thời, chúng ngăn ngừa sự tái phát các đợt gout cấp rất hiệu quả. Thuốc này thường được chỉ định dùng cho những bệnh nhân gout có kèm suy thận. Mặc dù cho tác dụng rõ rệt trong việc cải thiện cơn đau nhức khớp, song thuốc Probenecid lại gây ra nhiều tác dụng phụ bất lợi cho cơ thể như buồn nôn, chóng mặt, kích ứng gan,…
- Thuốc Allopurinol
Đây là loại thuốc thuộc nhóm giảm axit uric trong máu, điều trị bệnh gout mạn tính. Thuốc Allopurinol có tác dụng làm chậm quá trình sản sinh axit uric, giảm nồng độ axit uric trong máu. Bên cạnh những lợi ích về việc cải thiện nồng độ axit uric, khi dùng loại thuốc này người bệnh cần thận trọng thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Nhất là với những người có tiền sử bị suy thận cần thăm khám thường xuyên để có hướng điều chỉnh liều dùng cho phù hợp.

- Thuốc Febuxostat
Cũng là một loại thuốc thuộc nhóm giảm axit uric trong máu, thuốc Febuxostat thường được chỉ định với những bệnh gout có kèm suy thận. Thuốc sẽ giúp ngăn chặn sự sản sinh axit uric bằng cách ức chế enzym xanthin oxidase – một loại chất xúc tác cho phản ứng chuyển hóa xanthine trong cơ thể thành axit uric.
Một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng thuốc Febuxostat phải kể đến như: rối loạn chức năng gan, buồn nôn, phát ban, đau ở khớp,… nên người bệnh cần đặc biệt lưu ý.
Những lưu ý khi sử dụng các thuốc điều trị gout
Gout là bệnh lý xương khớp mạn tính, vì vậy người bệnh cần xác định điều trị bệnh lâu dài và kiên trì tuân thủ theo phác đồ mà bác sĩ đưa ra. Đồng thời, bệnh nhân gout cần thường xuyên đi thăm khám sức khỏe định kỳ để được kiểm tra nồng độ axit uric máu và chức năng thận, từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời, tránh bệnh tình diễn tiến phức tạp.

Song song với đó, người bệnh gout cũng nên xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh, khoa học như sau:
- Kiêng các loại thực phẩm chứa nhiều đạm và purin như thịt đỏ (thịt bò, thịt trâu, thịt dê, thịt chó,…); nội tạng động vật (tim, gan, dạ dày, phổi,…); các loại hải sản (tôm, cua, …) và một số loại rau chứa nhiều purin như măng tây, nấm, giá đỗ, đậu xanh, đậu hà lan, … bởi chúng có thể làm lượng axit uric tăng nhanh chóng.
- Hạn chế ăn các món chiên xào, dầu mỡ
- Không nên ăn vào khuya muộn để tránh tăng gánh nặng cho gan.
- Kiêng sử dụng bia rượu và các thức uống có cồn, đồ uống có chất kích thích
- Người bệnh gout nên ăn những thực phẩm nhiều chất xơ và bổ sung vitamin C hàng ngày. Nên ăn các loại thịt trắng như thịt gà, thịt heo, trứng sữa,… Có thể ăn thêm ngũ cốc, bánh mì trắng.
- Hàng ngày nên uống nhiều nước, trung bình từ 2 – 3 lít nước lọc/ngày.
- Tập thể dục nhẹ nhàng với các môn thể thao vừa sức như đi bộ, đạp xe, cầu lông, bơi lội, tập yoga, …
- Duy trì giờ giấc nghỉ ngơi hợp lý, giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái.
Các phương pháp khác điều trị bệnh gout
Bên cạnh việc sử dụng thuốc tây để đẩy lùi gout thì người bệnh có thể tìm đến một số cách khác, điển hình như sau:
Sử dụng bài thuốc từ Đông y
Để “đánh bay” cơn đau từ bệnh gout và điều trị hiệu quả thì bạn có thể áp dụng một số bài thuốc sau:

- Bài thuốc “Gia vị tam diệu thang” trị gout thể phong thấp nhiệt (xuất hiện cơn gout cấp) gồm: Đương Quy 15g, Tri Mẫu 9g, Thanh Đại 6g, Ngưu Tất 12g, Hoàng Bá 12g, Tỳ Giải 12g, Thương Truật 15g, Mộc Qua 12g, Kê Huyết Đằng 30g, Xách thược 15g, Ý Dĩ Nhân 30g, Hoạt Thạch 15g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang, các triệu chứng sẽ giảm đáng kể.
- Bài thuốc “Nghiệm Phương” trị gout thể đám thấp ứ trệ (gout mạn tính) gồm: Tế tân 4g, Ô đầu chế 4g, Xích thược 12g, Thổ phục linh 16g, Tỳ giải 12g, Quế chi 6g, Toàn đương quy 12g, Uy linh tiên 10g, Ý dĩ nhân 20g, Mộc thông 10g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang, giảm các cơn đau và làm tan dần các u cục tophi.
Chữa bệnh gout bằng cây thuốc nam
Ngoài Đông y thì những cây thuốc nam quanh vườn cũng là bí quyết điều trị bệnh gout khá hiệu quả mà nhiều người có thể chưa biết.
- Lá lốt
- Lá tía tô
- Thổ Phục Linh
- Lá vối tươi
- Lá sa kê
- Đậu xanh
- Nghệ vàng
- Cây sói rừng,…

Dùng các loại cây trên để sắc nước uống hay kết hợp với một số loại thảo dược tự nhiên khác mang đến hiệu qủa tuyệt vời trong việc chữa bệnh gout, cải thiện sức khỏe. Thông thường, cây thuốc nam vừa phát huy nhiều tác dụng lại an toàn, không tác dụng phụ nên được khá nhiều người bệnh lựa chọn.
Với những thông tin mà Metaherb cung cấp về các loại thuốc điều trị gout phổ biến hiện nay cũng như cách sử dụng như trên, hy vọng sẽ hữu ích cho nhiều người. Nếu có bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp, hãy để lại bình luận bên dưới bài viết để được dược sĩ của chúng tôi tư vấn chi tiết.
Có thể bạn quan tâm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!