Rách sụn chêm khớp gối: Dấu hiệu nhận biết sớm và cách điều trị không để lại di chứng

Những chấn thương vùng khớp gối có thể khiến sụn chêm bị rách, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động. Vậy rách sụn chêm khớp gối là gì? Làm sao nhận biết sớm và điều trị tình trạng trên hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin hữu ích.

Rách sụn chêm là gì? Có nguy hiểm không?

Sụn chêm là bộ phận quan trọng tạo nên sự vững chắc của khớp gối bằng cách phân phối lực đều lên khớp gối, giúp khớp gối vững chắc, hấp thụ lực, giảm xóc cho cơ thể khi di chuyển, phân bố hoạt dịch bôi trơn và dinh dưỡng sụn khớp, đảm bảo cho khớp hoạt động ổn định. Đồng thời, chúng đóng vai trò quan trọng trong việc tránh bao khớp và màng hoạt dịch không kẹt vào khe khớp.

Vì vậy, rách sụn chêm gây ảnh hưởng vô cùng lớn. Thực chất đây là một trong những chấn thương đầu gối thường gặp nhất khi bạn xoay đầu gối hoặc thực hiện các động tác gây áp lực lên nó. Tình trạng trên gây ảnh hưởng tiêu cực và biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời, cụ thể:

Rách sụn chêm là chấn thương phổ biến mà nhiều người gặp phải
Rách sụn chêm là chấn thương phổ biến mà nhiều người gặp phải
  • Đau nhức khớp dữ dội: Khiến người bệnh cảm thấy đau nhức trong khớp gối, điển hình khi thực hiện các tư thế co duỗi, nghiêng người qua trái, phải. Những chấn thương đột ngột trong thể thao hoặc tai nạn giao thông có thể gây nên tình trạng sưng đau, không thể duỗi thẳng chân,…cũng là dấu hiệu của kẹt khớp, mảnh sụn chêm bị rách đi vào giữa khớp gối, gây nên tình trạng cấn, kẹt ở đầu gối.
  • Teo cơ tứ đầu đùi: Nếu không điều trị sớm, tình trạng trên kéo dài có thể khiến cơ tứ đầu cùi bị teo, người bệnh không thể đi lại, không thể duỗi thẳng chân, vô cùng khó khăn trong vận động.
  • Hư khớp gối: Theo thời gian, sụn chêm bị hư hại nghiêm tọng nếu người bệnh không điều trị có thể buộc phải cắt bỏ sụn chêm, dẫn đến khớp gối nhanh chóng thoái hóa và hư khớp gối.
  • Gây tổn thương lên các bộ phận khác: Tình trạng trên có thể gây ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác như: làm bong chỗ bám, tổn thương dây chằng chéo sau, phù tủy xương, đứt một phần hoặc toàn bộ dây chằng chéo trước, dẫn đến lỏng gối, mất khả năng đi lại,…

Có thể nói rách sụn chêm vô cùng nguy hiểm. Đây cũng là một trong những loại chấn thương khá phổ biến mà nhiều người gặp phải. Vì vậy hãy đặc biệt lưu ý để phòng tránh!

Nguyên nhân gây rách sụn chêm khớp gối

Theo các chuyên gia, sun chêm có thể bị tổn thương, rách do:

  • Rách sụn chêm ở đối tượng trẻ em: Thông thường xảy ra trong chấn thương thể thao, vui chơi, chạy nhảy hoặc tai nạn giao thông. Khi bị chấn thương trong trạng thái gối gấp đồng thời chân bị vặn xoắn có thể gây rách sụn chêm.
  • Rách sụn chêm ở người lớn: Do chấn thương khi chơi thể thao, tai nạn giao thông hoặc có thể do thoái hóa, nhất là ở người cao tuổi. Hoạt động đang ngồi ghế và đột ngột đứng lên trong tư thế chân hơi vặn cũng có thể khiến sụn chêm bị tổn thương và rách.

Bạn nên lưu ý những nguyên nhân có thể khiến sụn chêm bị rách để phòng tránh tốt nhất. Tùy thuộc vào đối tượng khác nhau và chấn thương ở mỗi người mà mức độ rách cũng có sự khác biệt.

Dấu hiệu nhận biết sụn chêm khớp gối bị rách

Khi sụn chêm bị rách, bạn có thể nghe thấy một tiếng “nổ” xung quanh khớp gối hoặc xuất hiện những triệu chứng điển hình sau đây:

Rách sụn chêm gây nên cơm đau dữ dội vùng gối
Rách sụn chêm gây nên cơm đau dữ dội vùng gối
  • Đau vùng gối, điển hình khi chạm vào khu vực tổn thương.
  • Sưng đỏ và nóng rát quanh gối.
  • Phạm vi chuyển động của đầu gối bị hạn chế, khó khăn trong di chuyển.
  • Có cảm giác đầu gối bị kẹt
  • Cảm giác đau dữ dội và đầu gối không thể hỗ trợ vận động của cơ thể.

Trong trường hợp đầu gối cứng hoặc không thể co lại sau khi duỗi thẳng thì hãy cấp cứu ngay để tránh biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến khả năng vận động và di chuyển nhé.

Chẩn đoán sụn chêm khớp gối bị rách bằng cách nào?

Để xác định chính xác tình trạng của mỗi người và có phương hướng điều trị thích hợp thì ngoài thăm khám lâm sàng với những biểu hiện cụ thể của mỗi người thì bác sĩ sẽ trao đổi, kiểm tra đầu gối và phạm vi chuyển động của nó.  Đồng thời, bác sĩ cũng có thể chỉ định thực hiện nghiệm pháp McMurray để tìm kiếm vết rách sụn chêm. Trong nghiệm pháp này, đầu gối của bạn sẽ được uốn cong, sau đó duỗi thẳng và xoay nó. Bạn có thể nghe thấy một tiếng “nổ” nhẹ trong bài kiểm tra này.

Chẩn đoán rách sụn chêm có nhiều phương pháp
Chẩn đoán rách sụn chêm có nhiều phương pháp

Một số xét nghiệm hình ảnh được chỉ định phổ biến như: chụp X-quang đầu gối, MRI, siêu âm, nội soi khớp,… với kết quả cụ thể sẽ giúp bác sĩ đưa ra kết luận chính xác về tình trạng mà bạn gặp phải và có phương hướng điều trị phù hợp.

Các phương pháp điều trị rách sụn chêm khớp gối

Những cách điển hình được áp dụng phổ biến hiện nay bao gồm:

Điều trị bảo tồn

Áp dụng cho những trường hợp rách nhỏ ở bờ ngoại vi, lâm sàng không đau, gối còn vững không cần phẫu thuật. Cách điều trị này cụ thể như: chườm đá, băng chun gối, hạn chế vận động, tốt nhất là nghỉ ngơi, bất động. Bên cạnh đó, việc dùng các thuốc giảm đau chống viêm không steroid như celebrex, mobic… thuốc giảm phù nề cũng mang đến hiệu quả tích cực.

Sụn chêm khớp gối bị rách cần điều trị kịp thời
Sụn chêm khớp gối bị rách cần điều trị kịp thời

Phẫu thuật

Trong phương pháp này, tùy thuộc vào tình trạng của mỗi người mà bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định loại phẫu thuật cụ thể:

  • Cắt toàn bộ sụn chêm: Đây là phương pháp hiện ít người dùng. Theo đó, sụn chêm được cắt hoàn toàn đến tận bao khớp.
  • Cắt một phần sụn chêm: Được chỉ định khi rách sụn chêm vùng vô mạch. Phương pháp này sẽ cắt bỏ phần sụn chêm bị tổn thương.
  • Khâu sụn chêm: Được chỉ định khi vị trí rách vùng giàu mạch máu nơi tiếp giáp với bao khớp và áp dụng với loại rách dọc dài khoảng 2cm, rách mới trong thời gian không quá 8 tuần.

Mỗi cách điều trị đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Tùy thuộc vào tình trạng cũng như cơ địa của mỗi người mà bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phù hợp nhất.

Sau điều trị rách sụn chêm khớp gối nên chú ý gì?

Đây là vấn đề vô cùng quan trọng mà người bệnh cần lưu ý. Theo đó, sau khi điều trị sụn chêm khớp gối bị rách thì bạn nên tuân thủ thời gian nẹp bất động, hạn chế vận động, đi lại để vết rách nhanh liền. Sau khi sụn chêm có dấu hiệu phục hồi thì tập những bài tập phù hợp, nhẹ nhàng, tránh những bài tập tác động nặng đến khớp gối để sớm lấy lại biên độ khớp, chống teo cơ,…

Người bệnh nên bổ sung thực phẩm tốt cho xương khớp
Người bệnh nên bổ sung thực phẩm tốt cho xương khớp

Bên cạnh đó, người bệnh nên bổ sung các thực phẩm tốt cho xương khớp để quá trình hồi phục khớp gối diễn ra nhanh hơn như: thực phẩm giàu vitamin C (ổi, cam, quýt, bưởi, dâu tây,…), vitamin A (cà rốt, cải bó xôi, bông cải xanh, khoai lang,…). Bên cạnh đó, những thực phẩm giàu kẽm, đạm, vitamin B12, photpho, canxi,… cũng rất tốt cho quá trình phục hồi chấn thương cơ xương khớp. Vì vậy hãy bổ sung chúng một cách khoa học vào chế độ ăn uống hàng ngày nhé.

Phía trên là những thông tin chúng tôi cung cấp về rách sụn chêm khớp gối. Hy vọng bài viết hữu ích cho nhiều người. Nếu còn bất cứ băn khoăn nào cần giải đáp, hãy để lại bình luận hoặc liên hệ chuyên gia Metaherb để được tư vấn chi tiết!

Có thể bạn quan tâm

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?