Phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng mới được ứng dụng có kết quả tốt nhất hiện nay

Viêm loét dạ dày tá tràng là căn bệnh khá phổ biến và có dấu hiệu trẻ hóa trong những năm gần đây. Về lâu dài, bệnh lý có thể gây ra một số biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Vì vậy, bạn hãy thăm khám và nhận tư vấn của bác sĩ về phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng khi mới có dấu hiệu nhẹ.

Viêm loét dạ dày – tá tràng là gì?

Loét dạ dày tá tràng là từ chuyên ngành dùng để chỉ một dạng bệnh khá phổ biến về đường tiêu hóa, thường gặp ở người trưởng thành và người cao tuổi. Bệnh hình thành từ những tổn thương ở lớp niêm mạc dạ dày – tá tràng (vết loét).

Bệnh loét dạ dày tá tràng được phân thành 4 dạng sau đây:

  • Loét câm.
  • Loét khổng lồ.
  • Loét hậu hành tá tràng.
  • Loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn Hp.
  • Loét dạ dày tá tràng do thuốc.
Viêm loét dạ dày - tá tràng đang ngày càng phổ biến
Viêm loét dạ dày – tá tràng đang ngày càng phổ biến

Các bác sĩ sẽ đánh giá một bệnh nhân có bị loét dạ dày tá tràng hay không dựa vào các biểu hiện lâm sàng như:

  • Đau thượng vị.
  • Đối với loét dạ dày: Bệnh nhân đau thành từng đợt, kéo dài từ nửa tháng đến 2 tháng, thường đau sau bữa ăn từ 30 phút đến 2 giờ. Cảm giác đau theo kiểu quặn tức và nếu vị trí loét nằm ở mặt sau của dạ dày thì sẽ đau lan ra sau lưng.
  • Đối với loét tá tràng: Cảm giác đau rõ ràng hơn khi loét dạ dày với các đợt bộc phát. Cơn đau thường xuất hiện từ 3-4h sau khi ăn, kéo dài và có tính chu kì. Đi kèm với đau là những đợt ợ chua.
  • Một số triệu chứng khác như: xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày, hẹp môn vị v.v…

Nguyên tắc của phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng

Dựa theo kết quả khảo sát Y tế thì có đến 90% người mắc bệnh dạ dày có liên quan đến khuẩn HP gây nên đa phần phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng Bộ y tế đều hướng đến đặc trị, tiêu diệt khuẩn HP.

Tuy nhiên để có một phác đồ điều trị phù hợp và chính xác nhất với bệnh nhân thì bác sĩ sẽ phải đảm bảo được nguyên tắc và mục đích chung sau.

Về nguyên tắc chung:

  • Dựa trên các phương pháp chẩn đoán cùng với cơ sở bệnh lý để loại trừ và tìm ra nguyên nhân gây bệnh: Stress, xoắn khuẩn, HP, tăng tiết HCl….
  • Bình thường hóa (cải thiện, phục hồi) chức năng của dạ dày.
  • Tái tạo lại những vết thương tổn ở niêm mạc dạ dày, đồng thời loại trừ các bệnh đi kèm.

Về mục đích:

  • Giảm yếu tố gây loét: Sử dụng các loại thuốc ức chế hoặc trung hòa Axit vô cơ mạnh trong dạ dày.
  • Tăng cường các yếu tố bảo vệ: Ngoài việc cải thiện, phục hồi chức năng của dạ dày thì bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng thêm một số loại thuốc bao phủ niêm mạc và băng ổ loét và thuốc kích thích sản xuất chất nhầy bảo vệ niêm mạc khỏi những tác nhân gây bệnh.
  • Tiêu diệt, loại trừ vi khuẩn HP (đối với những bệnh nhân bị dạ dày có tìm thấy khuẩn HP).

Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày

Sau khi thăm khám và đánh giá tình trạng bệnh lý, tùy vào mức độ bệnh lý và nguyên nhân, các bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định điều trị một số loại thuốc tân dược. Người bệnh nên tuân thủ  theo chỉ định của bác sĩ:

Phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng
Người bệnh cần thăm khám để được bác sĩ chỉ định phác đồ điều trị thích hợp

Khắc phục viêm loét dạ dày do lạm dụng thuốc NSAIDs, Corticoid

Người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng một số loại thuốc dưới đây:

  • Nhóm thuốc kháng acid (Antacids): Là các thuốc có chứa nhôm hoặc calci, magnesi hydroxit, nhóm này có tác dụng trung hoà acid không ảnh hưởng đến bài tiết dịch vị cũng như pepsin, 1-3 giờ sau bữa ăn và đi ngủ.
  • Nhóm ức chế thụ thể histamin H2: Cimetidin, Ranitidin, Famotidin, Nizatadin
  • Ưu điểm của thuốc nhóm này là rẻ tiền, an toàn nhưng các thuốc này khả năng ức chế acid dịch vị yếu hơn so với nhóm PPI.
  • Nhóm ức chế bơm proton (Proton Pump Inhibitors – PPI): Omeprazl, Lansoprazol, Pantoprazol, Rabeprazol, Esomeprazol
  • Nhóm bảo vệ niêm mạc dạ dày: Sucrafat, Bismuth, Misoprostol

Phác đồ diệt H.pyori, phòng chống viêm loét dạ dày

Theo chuyên gia Metaherb: “Vi khuẩn HP là nguyên nhân chính gây nên tình trạng viêm loét dạ dày. Bởi lẽ, loại xoắn khuẩn này có thể tiết ra hoạt chất trung hòa acid, giúp chúng sống trong môi trường dạ dày. Từ đó, HP dạ dày tấn công và bào mòn niêm mạc tạo nên những vết viêm loét”.

Một số nghiên cứu khoa học đã nhận định, muốn chữa khỏi viêm loét dạ dày – tá tràng cần tiêu diệt triệt để vi khuẩn HP.

Bismuth – metronidazol – tetracyclin dùng 14 ngày (không dùng cho người dưới 18 tuổi):

  • Pepto bismuth x 2 viên uống 2 lần/ngày.
  • Metronidazol 250mg x 2 viên x 2 lần/ngày.
  • Tetracyclin 250mg x 2 viên x 2 lần/ngày.
  • Phối hợp với kháng histamin H2
  • Liều dùng: 4 tuần hoặc PPI x 4 – 6 tuần.

Điều trị 14 ngày:

  • PPI x 1 viên x 2 lần/ngày x 10 hoặc 14 ngày (omeprazol 20mg, lanzoprazol 30mg).
  • Amoxicillin 500mg x 2 viên x 2 lần/ngày.
  • Clarithromycin 500mg x 1 viên x 2 lần/ngày.

10 ngày tiêu diệt HP dạ dày:

  • PPI (esomeprazlo 40mg) x 1 viên x 2 lần/ngày. Amoxillin 500mg x 2 viên x 2 lần/ngày. Clarithromycin 500mg x 1 viên x 2 lần/ngày.
  • PPI 1 viên x 2 lần/ngày x 10 ngày. Levofloxacin 500mg 1 viên x 1 lần/ngày x 10 ngày. Amoxilin 500mg 2 viên x 2 lần/ngày x 10 ngày.

Điều trị biến chứng từ viêm loét dạ dày tá tràng

Các bác sĩ sẽ tùy thuộc vào từng dạng biến chứng, từ đó thiết lập phác đồ điều trị khác nhau:

Xuất huyết dạ dày:

  • Lâm sàng: hội chứng thiếu máu, nôn máu tươi hoặc/và máu cục, đi ngoài phân đen. Trên hình ảnh nội soi đường tiêu hoá trên mô tả giai đoạn xuất huyết (theo phân loại Forrest). Các xét nghiệm cần làm: công thức máu, đông máu cơ bản, nội soi đường tiêu hoá trên cấp cứu.
  • Điều trị: truyền máu, dịch, các thuốc ức chế bơm proton (PPI) liều cao đường tĩnh mạch, nội soi đường tiêu hóa trên cấp cứu: cầm máu qua nội soi (clip, tiêm cầm máu qua nội soi, argonplasma). Nếu điều trị nội khoa kết hợp cầm máu qua nội soi thất bại chuyển phẫu thuật.
Xuất huyết dạ dày là biến chứng khá phổ biến
Xuất huyết dạ dày là biến chứng khá phổ biến

Thủng dạ dày – tá tràng:

  • Lâm sàng: đau bụng dữ dội, co cứng thành bụng.
  • Xử trí: Phẫu thuật khâu lỗ thủng. Cắt dạ dày khi nghi ngờ ung thư hoặc không khâu được lỗ thủng.

Hẹp môn vị:

  • Chẩn đoán: nôn ra thức ăn cũ, bụng óc ách buổi sáng, đau bụng nhiều, ăn không tiêu.
  • Nội soi: thấy hẹp môn vị hoặc tá tràng, máy nội soi qua khó khăn hoặc không thể qua được. Trong trường hợp nghi ngờ ung thư hoá: cần sinh thiết để làm mô bệnh học.
  • Điều trị: Điều trị không phẫu thuật: nong chỗ hẹp trong trường hợp hẹp lành tính. Phẫu thuật: nong thất bại hoặc ung thư.

Lưu ý khi điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng

Trong quá trình điều trị, người bệnh nên thiết lập một thực đơn ăn uống khoa học cũng như chế độ nghỉ ngơi phù hợp:

Nguyên tắc ăn uống

Người bệnh nên tuân thủ theo nguyên tắc ăn uống sau đây:

  • Tránh dùng các thức ăn gây tổn thương niêm mạc dạ dày và tá tràng như rượu bia, thuốc lá, thức ăn có gia vị cay.
  • Giảm ăn chất béo để có thể tránh được hoạt hóa acid mật.
  • Chia nhỏ bữa ăn chính thành nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa không ăn quá no và không ăn trước giờ ngủ 2 tiếng đồng hồ để có thể tạo môi trường đệm trong dạ dày.
  • Tránh suy nghĩ quá nhiều, stress kéo dài sẽ khiến tình trạng bệnh diễn biến phức tạp.
  • Có thể uống sữa để trung hòa nhanh acid dạ dày mỗi khi cảm thấy đau.

Viêm loét dạ dày nên ăn gì? Kiêng gì?

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc khắc phục loét dạ dày. Ngoài việc ăn những thức ăn mềm và tránh xa các đồ ăn cay nóng, người bệnh cần phải xây dựng được một thực đơn khoa học. Người bệnh nên sử dụng những thực phẩm sau:

  • Nhóm thực phẩm bảo vệ niêm mạc dạ dày: Trứng, sữa bò, mật ong…
  • Nhóm thực phẩm giảm tiết axit: Cơm, bánh mì, cháo, khoai luộc..
  • Thực phẩm làm lành vết loét: Tôm, cá…
  • Ăn nhiều rau củ chứa nhiều vitamin có lợi, chất xơ, ngũ cốc.
  • Người bệnh nên tránh xa như đồ cay nóng, dầu mỡ, đồ chua, đồ lên men, đồ uống có gas hoặc những thứ có chứa chất kích thích như rượu, bia, cafe, thuốc lá,… do những thực phẩm trên sẽ làm gia tăng axit trong dạ dày, khiến tình trạng chướng bụng, đầy hơi, viêm loét và cảm giác đau càng thêm trầm trọng.
Người bệnh viêm loét dạ dày cần lưu ý nguyên tắc khoa học khi ăn uống
Người bệnh viêm loét dạ dày cần lưu ý nguyên tắc khoa học khi ăn uống

Thay đổi thói quen sinh hoạt

  • Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao, đi bộ nhẹ, yoga
  • Thư giãn, hạn chế căng thẳng stress
  • Trành thức khuya

Bên cạnh đó, trước khi sử dụng thuốc người bệnh nên lưu ý:

  • Phải tiến hành thăm khám và chẩn đoán trước khi sử dụng thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng. Ở một số trường hợp, ổ viêm loét ở dạ dày có thể là biến chứng do hội chứng Zollinger-Ellison (hội chứng do có quá nhiều u gastrin khiến dạ dày tăng tiết dịch vị quá mức).
  • Tuân thủ loại thuốc, liều lượng và thời gian sử dụng được bác sĩ chỉ định. Tuyệt đối không tự ý thay đổi liều lượng khi chưa qua tham vấn y khoa.
  • Thông báo với bác sĩ lịch sử dùng thuốc, tiền sử dị ứng và các vấn đề sức khỏe đi kèm để được xây dựng phác đồ phù hợp.

Hy vọng với những thông tin bên trên đã giúp người bệnh hiểu rõ về phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng hiệu quả hiện nay. Nếu còn bất cứ câu hỏi gì về bệnh lý, hãy nhanh chóng liên hệ với chuyên gia Metaherb để được tư vấn chi tiết.

Có thể bạn quan tâm

5/5 - (1 bình chọn)
Hoàng Vân
Chuyên khoa

Dạ dày, Tiểu đường, Gout, Sinh lý

Nơi công tác

Phòng tư vấn và chăm sóc bệnh nhân Metaherb

Nếu có một trong các biểu hiện sau cần tư vấn tôi sẽ hỗ trợ miễn phí

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?