Nguyên nhân xuất huyết dạ dày là gì? Biện pháp phòng tránh và cách sơ cứu ngay tại nhà

Xuất huyết dạ dày (chảy máu bao tử) là bệnh lý đường tiêu hóa nguy hiểm, bất cứ ai cũng có thể mắc phải. Nếu không được phát hiện kịp thời, bệnh lý có thể gây tử vong. Vậy, nguyên nhân xuất huyết dạ dày là gì? Thông tin giải đáp sẽ có trong bài viết dưới đây.

2 nguyên nhân xuất huyết dạ dày người bệnh nên ghi nhớ

Xuất huyết dạ dày (chảy máu dạ dày) là tình trạng chảy máu ở niêm mạc dạ dày khiến bạn nôn ra máu, đi ngoài ra máu. Xuất huyết dạ dày là biến chứng cấp tính nguy hiểm của bệnh lý liên quan đến dạ dày. Bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày có thể tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Theo nhiêu chuyên gia tiêu hóa, xuất huyết dạ dày khởi phát do những thói quen xấu của con người trong đời sống hàng ngày. Ngoài ra, chảy máu bao tử cũng là một biến chứng của một số bệnh lý.

1/ Thói quen sống thiếu lành mạnh

Ít người bệnh biết rằng, thuốc tây, rượu bia,…gây nên những tổn thương dạ dày, dẫn đến chảy máu:

  • Thuốc kháng sinh: Lạm dụng dùng thuốc kháng sinh dùng để kháng viêm, giảm đau, chống đông máu có thể gây ra nhiều tổn thương trên bề mặt niêm mạc dạ dày. Ban đầu là hiện tượng xung huyết, sau đó có thể là bị xuất huyết, thủng dạ dày.
  • Sử dụng nhiều chất kích thích, độc hại: Uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá là những nguyên nhân hàng đầu làm giảm sức đề kháng của cơ thể, khiến dạ dày dễ nhiễm khuẩn và bị chảy máu.
  • Nhiễm vi khuẩn HP: Đây là vấn đề thường gặp nhất ở những người bị xuất huyết dạ dày. Vi khuẩn HP là nguyên nhân chính gây ra tổn thương cho dạ dày dẫn đến tình trạng chảy máu.
  • Nguyên nhân khác: thực đơn ăn uống nhiều chất cay nóng, chứa nhiều aicd, căng thẳng, stress…
Nguyên nhân xuất huyết dạ dày
Thói quen ăn uống không lành mạnh có thể gây ra chảy máu bao tử

2/ Biến chứng từ bệnh lý

Chuyên gia tiêu hóa cho biết, chảy máu bao tử là một trong những biến chứng nguy hiểm của nhiều bệnh lý như:

  • Hội chứng Mallory Weiss:  Đây là hội chứng đặc biệt hiếm gặp khiến người bệnh nôn nhiều, đặc biệt là khi có tác dụng của bia rượu. Những tổn thương ở dạ dày có thể tiến triển nghiêm trọng khi nôn và làm cho dạ dày của bạn bị chảy máu.
  • Do các khối u lành tính: Trong một số trường hợp, dạ dày của bạn hình thành các khối u lành tính và tạo gánh nặng cho lớp niêm mạc, những cử động ma sát nhẹ cũng có thể gây ra chảy máu dạ dày. Tình trạng diễn biến lâu dài có thể gây tổn thương nặng nề
  • Sinh lý mạch máu: Nguyên nhân xuất huyết dạ dàykhá hiếm gặp là tình trạng mở rộng bất thường của mạch máu trong đường tiêu hóa. Điều này khiến thành dạ dày mỏng hơn và dễ bị vỡ hơn.
  • Trào ngược dạ dày thực quản
  • Viêm dạ dày
  • Viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Bệnh lý viêm túi thừa
  • Bệnh viêm ruột
  • Viêm đại tràng
  • Bệnh trĩ
  • Viêm ruột thừa
Nguyên nhân trào ngược dạ dày
Xuất huyết dạ dày là biến chứng nặng từ một số bệnh lý

Cách sơ cứu tình trạng xuất huyết dạ dày tại nhà

Hầu hết những người bệnh bị xuất huyết dạ dày đều không có đủ nhận thức để xử lý nên người thân, và những người gần bệnh nhân nhất cần sơ cứu người bệnh duy trì chỉ số sinh tồn trong thời gian đợi cấp cứu. Khi phát hiện bản thân bị xuất huyết dạ dày, bệnh nhân cần được cầm máu, sau đó đến bệnh viện kiểm tra và chẩn đoán.

Cách xử lý khi xuất huyết dạ dày cho người bệnh tiến hành tại chỗ theo hướng dẫn sau:

  • Đầu tiên cần gọi cấp cứu ngay cho bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất. Nên ưu tiên những bệnh viện có chuyên khoa Tiêu hóa với khoảng cách cần nhà nhất.
  • Người bị xuất huyết dạ dày cần được đặt trong tư thế nằm yên trên giường, không nên đi lại sẽ gây xuất huyết vết thương nghiêm trọng hơn. Để bệnh nhân nằm trong khu vực thoáng đãng, gác cái gối để nâng phần thân dưới cao hơn. Đối với bệnh nhân có dấu hiệu hạ huyết áp, nên đắp thêm chăn để làm ấm cơ thể.
  • Sử dụng nước muối loãng để cầm máu theo tỷ lệ 8g muối với 100 ml nước ấm rồi cho bệnh nhân uống.  Mục đích của bước thực hiện này là cung cấp nước và bổ sung chất điện phân nếu bệnh nhân có triệu chứng xuất huyết bao tử ra máu và bị tiêu chảy.
  • Nếu như không có nước muối, gia đình có thể cầm máu bằng thuốc cho bệnh nhân. Một số loại thuốc có thể tìm mua tại trung tâm y tế có tác dụng cầm máu tạm thời là vitamin K, Hemocaprol, Posthypophyse,…

Sau khi thực hiện các bước sơ cấp trên, nên đưa bệnh nhân đến ngay các cơ sở y tế để được hỗ trợ từ các bác sĩ chuyên khoa.

Sơ cứu xuất huyết
Sơ cứu xuất huyết tại nhà cần nhanh chóng

Cách phòng ngừa xuất huyết dạ dày

Để có thể phòng ngừa xuất huyết dạ dày tốt nhất, người bệnh cần có chế độ ăn uống khoa học, hợp lý để bảo vệ niêm mạc dạ dày và hạn chế tổn thương sâu.

Thực phẩm tốt cho dạ dày:

  • Trứng, sữa…trung hòa aicd dạ dày
  • Mật ong, đường, bánh quy, dầu thực vật…giảm tiết acid dạ dày
  • Rau củ non, mềm…bổ sung chất xơ
  • Bánh mì, khoai, sắn, gạo nếp…bảo vệ niêm mạc dạ dày
  • Đồ hấp, luộc, nghiền nát, hầm nhừ, nước chè loãng dễ tiêu hóa

Xuất huyết dạ dày nên kiêng:

  • Đồ ăn cứng, khó tiêu: Rau già, thịt có gân, sụn…
  • Đồ ăn chua, lên men: Hành muối, dưa cà, hoa quả chua…
  • Gia vị cay, chua: Dấm, ớt, hạt tiêu..
  • Đồ ăn sẵn: Lạp xưởng, dăm bông, xúc xích, đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ
  • Đồ uống kích thích: Rượu, bia, cafe…
Kế hoạch ăn kiêng
Người bệnh xuất huyết dạ dày nên ăn uống khoa học

Như vậy tất cả thông tin trong bài viết đã giúp người bệnh hiểu rõ về nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày. Nếu còn bất cứ băn khoăn gì về bệnh lý cũng như cách điều trị, hãy để lại bình luận bên dưới, Metaherb sẽ giải đáp nhanh chóng.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (1 bình chọn)
Hoàng Vân
Chuyên khoa

Dạ dày, Tiểu đường, Gout, Sinh lý

Nơi công tác

Phòng tư vấn và chăm sóc bệnh nhân Metaherb

Nếu có một trong các biểu hiện sau cần tư vấn tôi sẽ hỗ trợ miễn phí

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?