Nguyên nhân viêm dạ dày là gì? Cách phòng tránh và cách điều trị tận gốc

Viêm dạ dày ngày càng trở nên phổ biến và có dấu hiệu trẻ hóa theo thời gian. Ít người bệnh biết rằng, bệnh lý này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đặc biệt là ung thư dạ dày. Vì vậy, nắm rõ được nguyên nhân gây viêm dạ dày để phòng tránh bệnh hiệu quả.

5 nguyên nhân viêm dạ dày hàng đầu hiện nay

Viêm dạ dày là dấu hiệu tổn thương xảy ra khi lớp mô phía dưới bị lộ ra do lớp niêm mạc cuối cùng bị bào mòn. Từ đó gây nên viêm loét trên vùng niêm mạc. Về lâu dài nếu ổ loét càng lớn và chảy máu bệnh có thể dẫn đến xuất huyết tiêu hóa. Nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời, biến chứng xuất huyết càng nặng có thể dẫn đến nguy cơ tử vong.

Viêm dạ dày có chữa được không
Viêm dạ dày có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm

Nhiều nghiên cứu khoa học đã nhận định, nguyên nhân gây viêm dạ dày xuất phát từ những loại vi khuẩn có hại cho tiêu hóa và thói quen sống không khoa học trong đời sống con người.

1/ Vi khuẩn HP

Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là một loại vi khuẩn sinh sống và phát triển trong dạ dày người. Ở môi trường acid như dạ dày vi khuẩn tồn tại bằng cách tiết ra một loại enzyme là Urease giúp nó trung hòa độ acid trong dạ dày. Thực tế cho thấy, vi khuẩn HP là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến viêm dạ dày mạn tính, loét dạ dày, tá tràng. Theo nghiên cứu, có khoảng 1% những người nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori có nguy cơ mắc ung thư.

Theo thống kê của Bộ Y tế, tại Việt Nam, cứ 10 người thì có khoảng 7 người bệnh nhiễm vi khuẩn HP. Đặc biệt loại vi khuẩn này có sức lây lan chóng mặt, người bệnh nên chú ý.

Thông thường chúng lây qua 3 con đường như sau:

  • Đường miệng – miệng: Đây là đường lây truyền chủ yếu của vi khuẩn HP, lây lan do tiếp xúc nước bọt hay dịch tiết đường tiêu hóa của người mắc bệnh và người lành.
  • Đường phân – miệng: Vi khuẩn đào thải qua phân và là nguồn lây lan sang cộng đồng, do thói quen sinh hoạt ăn đồ sống nên có thể bị nhiễm vi khuẩn HP.
  • Đường khác: Có thể bị lây nhiễm do khám chung các thiết bị y tế như nội soi dạ dày, soi tai mũi họng, dụng cụ nha khoa,…

2/ Thói quen ăn uống không khoa học

Chế độ ăn uống thiếu khoa học có thể dẫn đến những nguy hại khôn lường. Một số sai lầm khi ăn uống gây hại cho dạ dày phải kể đến như:

  • Ăn quá nhiều đồ chiên rán, đồ chua, cay, nóng.
  • Thường xuyên ăn quá no hoặc thường xuyên nhịn đói, bỏ ăn sáng.
  • Ăn nhanh, nhai không kỹ.
  • Sử dụng thực phẩm không đảm bảo chất lượng, thậm chí đã bị ôi, thiu,…
  • Lạm dụng đồ ăn nhanh, đóng hộp, chế biến sẵn.
  • Thường xuyên ăn đồ quá cứng,…
Đau dạ dày uống bia rượu được không
Thường xuyên sử dụng chất kích thích, rượu bia có hại cho dạ dày

3/ Thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh

Thường xuyên đi ngủ muộn, ngủ không đủ giấc, vừa ăn vừa xem phim hay sử dụng điện thoại, vận động mạnh ngay sau khi ăn,… tạo áp lực lên dạ dày, tạo nên những cơn co bóp gây hại cho niêm mạc dạ dày.

Bên cạnh đó, có tới 40% số người bị đau dạ dày là do việc lạm dụng rượu bia, thuốc lá và chất kích thích. Không chỉ gây hại cho dạ dày mà những chất trên còn là “kẻ thù” của sức khỏe. Đây là lý do giải mã vì sao tỷ lệ nam giới mắc bệnh đau dạ dày nhiều hơn nữ giới. Vì vậy đừng nên chủ quan, nếu có thói quen lạm dụng chúng thì hãy thay đổi ngay trước khi quá muộn.

4/ Yếu tố tâm lý tác động

Thường xuyên căng thẳng, stress, lo lắng, buồn phiền,…tạo nên áp lực, khiến dạ dày phải hoạt động hết công xuất, gây ảnh hưởng đến chức năng dạ dày. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây đau dạ dày ai cũng mắc phải.

5/ Lạm dụng thuốc kháng sinh, chứa chất giảm đau

Trong một số loại thuốc kháng sinh có chứa những thành phần aspirin, steroid khác (NSAID) gây nên nhiều tác dụng phụ và bào mòn niêm mạc dạ dày. Vì vậy hãy cảnh giác và chỉ sử dụng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ khi cần thiết.

Như vậy, có 5 nguyên nhân gây nên viêm dạ dày. Người bệnh nên ghi nhớ rõ để phòng tránh bệnh. Ngoài ra, nếu phát hiện cơ thể đang gặp những dấu hiệu bệnh lý hãy điều trị dứt điểm ngay.

3 phương pháp điều trị viêm dạ dày phổ biến

Đông y, thuốc tân dược, thuốc dân gian là 3 phương pháp điều trị viêm dạ dày phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, mỗi phương pháp có những ưu, nhược điểm riêng, người bệnh nên cân nhắc sử dụng.

1/ Sử dụng thuốc tân dược

Thuốc Tây y là phương pháp được nhiều người bệnh tin tưởng lựa chọn. Bởi lẽ, thuốc có hiệu quả điều trị cao, đẩy lùi cơn đau dạ dày. Một số loại thuốc được bác sĩ tiêu hóa khuyên dùng:

  • Thuốc giảm tiết axit dạ dày: nizatidine, cimetidin, famotidine,…
  • Thuốc kháng axit dạ dày: stomafar, hy droxyd, magnes, maalox,…
  • Thuốc tiêu diệt vi khuẩn HP: amoxicilline, clarithromycin, imidazole, …
  • Thuốc ức chế proton ngăn chặn bài tiết dịch vị: omeprazole, lanzoprazole, pantoprazole,…
  • Thuốc tạo màng bảo vệ niêm mạc: silicate al, silicate mg, subcitrate,…
Thuốc tân dược
Thuốc tân dược có nhiều tác dụng phụ gây mệt mỏi cho người bệnh

Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu khoa học, thuốc tân dược có rất nhiều tác dụng phụ. Người bệnh khi sử dụng thuốc thường xuyên buồn nôn, đau đầum chóng mặt, nhờn thuốc. Đặc biệt hơn nữa, lạm dụng thuốc tân dược khiến tình trạng viêm loét dạ dày trở nên tồi tệ hơn. Người bệnh nên cẩn trọng.

2/ Thuốc Đông y

Trong nhiều tài liệu YHCT còn ghi chép rất nhiều bài thuốc Đông y có tác dụng điều trị bệnh viêm dạ dày hiệu quả. Người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc nổi tiếng sau:

  • Hương sa lục quân tử thang: Đảng sâm, bạch truật, bạch linh, hương phụ (chế) mỗi vị 12g, trần bì, bán hạ (chế/sao tẩm) mỗi vị 8g, mộc hương, sa nhân, cam thảo mỗi vị 4g, gừng khô 4g.
  • Bài Tiêu dao tán hợp với Kim linh tử tán: Sài hồ 12g, hương phụ 12g, bạch thược 12g, bạch linh 12g, cam thảo 4g, diên hồ 12g, xuyên luyện tử 10g, tô ngạnh 12g, chỉ xác 12g.
  • Bài Thông ứ tiễn hợp với Dưỡng vị thang: Thanh bì, bạch thược, trần bì, đơn bì, sa sâm, ngọc trúc, mạch môn, thạch hộc mỗi vị 12g, chi tử 10g, diên hồ sách 12g, xuyên luyện tử 10g.

Ít người bệnh biết rằng cơ chế điều trị dạ dày bằng Đông y xuất phát từ nguyên căn bệnh lý. Thành phần dược chất đi sâu vào cơ thể, giải quyết từng triệu chứng đồng thời bồi bổ cơ thể người bệnh, nâng cao sức đề kháng, phòng bệnh tái phát.

Tuy nhiên, với cơ chế điều trị trên, quá trình điều trị bằng thuốc Đông y thường có thời gian dài. Tùy theo cơ địa mỗi người bệnh, mức độ hấp thụ thuốc sẽ thay đổi. Đặc biệt đối tượng người già kết quả điều trị sẽ kém hơn.

3/ Điều trị viêm dạ dày bằng thảo dược tự nhiên

Điều trị viêm dạ dày bằng phương pháp dân gian cũng được một số bệnh nhân lựa chọn như:

  • Nghệ: Thành phần chính mang của nghệ là curcumin – đây là một trong những hoạt chất có khả năng ức chế vi khuẩn HP trong dạ dày cũng như giảm tiết dịch vị. Hoạt chất có tác dụng phục hồi những vết thương, tổn thương ở dạ dày, bảo vệ niêm mạc cũng như ngăn ngừa sự xuất hiện của những khối u.
  • Lá khôi có chứa tanin và glucosid – những hoạt chất có khả năng chống viêm và làm se vết loét cực tốt. Ngoài ra, chúng còn làm giảm sự gia tăng dịch acid tại dạ dày, làm liền sẹo nhanh hơn cũng như hỗ trợ giảm thiểu triệu chứng mà bệnh dạ dày mang đến như: ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, giảm cơn đau,…
  • Bồ Công Anh: có chứa nhiều hoạt chất kháng sinh như: xanthophyl, lecithin, violaxanthin, taraxanthin,… cùng vitamin, khoáng chất có tác dụng kháng viêm, giảm đau mà còn giảm vết loét và giảm tổn thương do bệnh đau dạ dày gây.
  • Khổ Sâm: Alcaloid toàn phần – một trong những thành phần chính của khổ sâm có tác dụng tốt cho bệnh nhân đau dạ dày. Bên cạnh đó chúng giàu tannin và chứa hợp chất polyphenl… mang đến khả năng kháng khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn HP.
  • Cam thảo: Thành phần của cam thảo không chỉ ức chế tiết acid dịch vị và histamine mà còn ngăn ngừa hình thành vết loét và thúc đẩy quá trình bài tiết dịch nhầy. Đặc biệt, cam thảo còn có tác dụng tuyệt vời trong việc thúc đẩy sản xuất tế bào mới trong niêm mạc dạ dày, tá tràng và hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày hiệu quả.
Chữa viêm dạ dày bằng thảo dược
Thảo dược tự nhiên điều trị viêm dạ dày an toàn, lành tính, không có tác dụng phụ

Bên cạnh những cách điều trị bệnh lý, người bệnh nên ghi nhớ một số lưu ý về thực đơn ăn uống và chế độ sống khoa học, giúp bảo vệ dạ dày.

Lưu ý từ chuyên gia dành cho người bệnh viêm dạ dày

Bên cạnh việc tìm hiểu nguyên nhân đau dạ dày để phòng tránh thì bạn cũng nên lưu ý triệu chứng để sớm nhận biết bệnh và có cách điều trị thích hợp. Đặc biệt, chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học và một số lưu ý khác mà người bị đau dạ dày cần lưu ý như sau:

  • Sử dụng những thực phẩm tốt cho sức khỏe, an toàn với dạ dày như: tinh bột, thịt, trứng, rau củ, hoa quả giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất.
  • Tuyệt đối không sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích, lạm dụng thuốc tân dược.
  • Thay đổi thói quen đi ngủ sớm, hạn chế thức khuya, thư giãn, tráng stress kéo dài
  • Tập luyện thể dục thường xuyên, nâng cao sức khỏe, hạn chế cơn đau dạ dày tái phát

Như vậy, Metaherb đã cung cấp thông tin chi tiết về bệnh lý viêm dạ dày. Người bệnh nên tuân thủ phương pháp điều trị  được bác sĩ chỉ định. Đồng thời, thiết lập một thực ăn uống, luyện tập khoa học để đẩy lùi những triệu chứng khó chịu. Chúc bạn sớm khỏi bệnh!

Có thể bạn quan tâm

vote
Hoàng Vân
Chuyên khoa

Dạ dày, Tiểu đường, Gout, Sinh lý

Nơi công tác

Phòng tư vấn và chăm sóc bệnh nhân Metaherb

Nếu có một trong các biểu hiện sau cần tư vấn tôi sẽ hỗ trợ miễn phí

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?