Người bệnh gút ăn được cá gì? Cách chế biến phù hợp, tốt cho sức khoẻ
Để tránh tình trạng sưng viêm nghiêm trọng, những người có nồng độ acid uric cao được khuyến cáo nên hạn chế ăn các thực phẩm giàu purin. Vậy cá có phải là thực phẩm giàu purin, người bệnh gút có được ăn cá không, nếu có thì người bệnh gút ăn được cá gì? Cùng Metaheb tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Bệnh gút là bệnh rối loạn chuyển hoá liên quan đến ăn uống do nồng độ axit uric quá cao trong huyết tương dẫn đến lắng đọng các tinh thể urat (muối của axit uric) hoặc tinh thể axit uric.
Người bệnh gút có được ăn cá không?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cá là một thực phẩm tốt cho sức khỏe với nhiều dưỡng chất như chất đạm, các acid béo omega – 3, vitamin D. Ăn nhiều cá sẽ giúp hệ xương khớp chắc khỏe, tốt cho tim mạch và ngăn ngừa tình trạng mất trí nhớ.
Tuy nhiên, bên cạnh những dưỡng chất tốt, có lợi cho cơ thể, cá còn chứa chất purin, nguyên nhân gây bệnh gút. Đây chính là lý do các bác sĩ thường khuyến cáo người bệnh không nên ăn quá nhiều cá để tránh tình trạng viêm khớp, đau nhức kéo dài dai dẳng và biến chứng nặng hơn.

Thực tế, cá được chia thành hai loại: cá có hàm lượng purin cao và loại có hàm lượng purin thấp. Người bệnh gút có thể được phép ăn những loại có lượng purin thấp với lượng chừng mực. Hơn nữa, phải chế biến đúng cách thì mới vừa đảm bảo cung cấp cho cơ thể các dưỡng chất cần thiết vừa tránh gia tăng tình trạng bệnh.
Người bệnh gút ăn được cá gì?
Sau khi tìm hiểu bị gút ăn cá được không, hẳn bạn cũng đã xác định được câu trả lời cho mình. Người bệnh nên hạn chế ăn cá chứ không phải là nên kiêng tất cả. Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, khi sử dụng những loại cá có hàm lượng purin dưới 150mg thì sẽ không ảnh hưởng đến bệnh. Hàm lượng purin cho phép là dưới 150mg/100g cá.
Người bệnh gút có thể ăn cá nhưng cần lưu ý vấn đề sau:
Như đã nói, cá được chia thành 2 loại, trong đó, người bệnh gút vẫn có thể ăn được những loại cá ít axit purin. Chúng thường là các loài cá có thịt trắng chủ yếu sống ở sông. Cá sông có hàm lượng purin thường dưới 100mg nên cơ thể có thể chấp nhận được.

Một số loài cá có thể ăn được như cá diêu hồng, cá hồi, cá quả, cá trắm cỏ, cá rô, cá chép… Tuy nhiên, mặc dù ăn được thì người bệnh vẫn phải chú ý sử dụng với lượng vừa phải và chế biến đúng cách.
Các loại cá không nên ăn:
Nên kiêng các loại cá giàu đạm có nhân purin cao nhất là cá biển. Một số loài cá điển hình có chứa lượng purin từ 150 – 825 mg purin/100g cá có thể kể đến như cá thu, cá ngừ, cá cơm, cá mòi, cá trích, cá tuyết… Nếu sử dụng các loại cá này, cơ thể sẽ đẩy nhanh quá trình sản sinh axit uric từ đó làm bệnh gút ngày một tiến triển xấu gây đau nhức nghiêm trọng cho người bệnh.
Lượng cá và cách chế biến phù hợp cho người bệnh gút
Để đảm bảo an toàn khi sử dụng, người bệnh cần tuân thủ một số nguyên tắc như sau:
- Chỉ nên ăn có chừng mực, khẩu phần ăn có thể gồm 57 – 85g cá nấu chín/ngày.
- Tốt nhất mỗi tuần chỉ nên ăn 2 bữa cá để giới hạn hàm lượng purin nạp vào cơ thể.
- Nếu bữa ăn có có thể không thể sử dụng thịt để tránh tình trạng lượng purin vượt quá mức cho phép.
- Để giữ mức muối nạp vào cơ thể thấp, người bệnh nên ăn kèm cá với rau thơm và dùng nước chanh vắt.
- Các thực phẩm giàu mỡ thường không tốt cho người bệnh gút. Do đó thay vì kho, rán, chiên thì hãy nước hoặc hấp để không bị ngấy cũng như không ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
- Purin có thể được tìm thấy trong cá nhưng không có trong dầu cá, do đó người bệnh không cần lo lắng khi sử dụng dầu cá để bổ sung các dưỡng chất cần thiết.
- Nên kết hợp ăn với các loại rau xanh để tăng khả năng đào thải axit uric và giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Một số món ăn từ cá tốt cho người bệnh gút
Cá rô phi kho nghệ
Cá rô phi kho nghệ
Nguyên liệu:
- Cá rô phi
- Nghệ tươi
- Hành tím
- Ớt
- Nước mắm
- Muối
- Tiêu
- Bột ngọt…
Thực hiện:
- Bước 1. Cá rô phi sau khi mua về thì các bạn hãy mổ sạch và moi ruột. Sau đó các bạn hãy dùng muối và chà sát ở cả bên trong lẫn bên ngoài con cá để cá bớt nhớt, các bạn tiếp tục rửa sạch và để ráo nước.
- Bước 2. Với nghệ tươi thì các bạn cạo sạch vỏ, Sau đó các bạn hãy bỏ vào cối và giã nhuyễn nghệ ra để kho cá cho màu được đẹp. Còn phần Còn lại các bạn hãy thái những lát mỏng vừa ăn, đối với hành tím thì các bạn hãy lột vỏ đập dập và bằm nhỏ.
- Bước 3. các bạn hãy cho cá vào một cái bát sau đó các bạn hãy cho nghệ vừa xay nhuyễn cùng với một ít ớt, nước mắm, bột canh, tiêu, hành tím băm nhỏ ướp trong khoảng thời gian 15 phút để cá được ngấm gia vị.
- Bước 4. Các bạn hay ít cho dầu ăn vào chảo và chiên sơ cá để cá được vàng đều hai mặt, khi cá đã vàng đều hai mặt thì các bạn hãy cho một ít tỏi vào đến khi có mùi thơm thì các bạn hãy tắt bếp.
- Bước 5. Các bạn hãy cho cả vào nồi, cho các bạn hãy thêm một ít nước nóng và phần nghệ các bạn vừa thái lát mỏng, bắt nồi lên bếp và các bạn cho lửa nhỏ đến khi nước ở trong nồi cạn là được, thì các bạn hãy nêm nếm cho vừa miệng. Vậy là món ăn hoàn thành.
Cá chép om dưa
Nguyên liệu:
- Cá chép
- Dưa muối
- Cà chua
- Hành, thì là
- Dấm bỗng
Cách làm:
- Bước 1: Hành, thì là nhặt rửa sạch, cắt khúc cỡ 5 cm, phần đầu hành các bạn để nguyên. Cà chua rửa sạch rồi bổ múi cau, dưa muối đem vắt bớt nước chua.
- Bước 2: Chưng cà chua với dầu ăn để tạo màu rồi cho dưa muối vào xào cùng, nêm chút bột canh.
- Bước 3: Khi dưa đã xào ngấm, các bạn chế nước ngập mặt dưa rồi tiếp tục đun cho dưa có độ nhừ.
- Bước 4: Cá chép các bạn có thể cắt đôi hoặc để nguyên con rồi chiên sơ cho xém vàng 2 mặt, cách làm này giúp cho cá được săn và có màu sắc đẹp. Tuy nhiên các bạn không nên chiên kĩ quá kẻo thịt cá bị khô và mất đi độ ngọt.
- Bước 5: Rán cá xong các bạn thả vào nồi canh dưa đang sôi, nguyên tắc chế biến của tất cả các món canh cá là phải thả cá khi nước đang sôi, nếu không cá sẽ bị tanh. Nêm bột canh cho canh có độ mặn vừa miệng rồi các bạn đậy nắp nồi lại, hạ nhỏ lửa, om cá sôi liu riu.
- Bước 6: Khi dưa nhừ và thịt cá đã chín các bạn mới tiến hành cho dấm bỗng, mỗi loại dấm bỗng có độ chua khác nhau nên các bạn điều chỉnh liều lượng sao cho vừa với khẩu vị của mỗi gia đình nhé.
Tóm lại, câu trả lời cho thắc mắc bị bệnh gút có ăn được cá không chính là có nhưng chỉ nên ăn cá thịt trắng với liều lượng vừa phải. Ngoài ra, cũng cần lưu ý về chế độ dinh dưỡng trong quá trình lên thực đơn để việc điều trị thuận lợi và mang lại kết quả tốt. Nếu còn thắc mắc, hãy để lại bình luận bên dưới bài viết, các dược sĩ của Metaherb sẽ phản hồi sớm nhất.
Có thể bạn quan tâm
Được tư vấn bởi Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB:50107/2017/ATTP-XNCB
Thành phần được bào chế từ thảo dược thiên nhiên
Được chuyên gia tư vấn 24/7, Dược sĩ chăm sóc trong quá trình sử dụng
Làm chậm quá trình hấp thu đạm, giảm thoái hoái biến đạm từ đó ngăn ngừa sự hình thành acid uric
Các thành phần được bào chế theo công nghệ nano giúp tăng khả năng hấp thu lên 95%
Giảm sưng viêm tại các khớp, dừng cơn đau gout cấp, mạn tính

Gut Metaherb hộp 60 viên giá 690,000 đ
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!