Hướng dẫn dùng lá ổi trị bệnh tiểu đường để đạt hiệu quả tốt nhất
Ổi là loài cây quen thuộc của vùng nhiệt đới. Không những quả ổi chứa hàm lượng dinh dưỡng cao mà lá của nó còn có thể chữa bệnh tiểu đường. Nhưng để có được hiệu quả tốt nhất thì người bệnh cần áp dụng đúng phương pháp. Trong bài viết dưới đây, cùng Metaherb tìm hiểu về cách dùng lá ổi trị bệnh tiểu đường.
Vì sao lá ổi trị bệnh tiểu đường hiệu quả?
Trong lá ổi chứa nhiều chất tanin có vị chát (7-10%), tinh dầu ổi (0,31%) có chứa dl-limonen, các polyphenol, saponin, sitosterol, axit maslinic, axit guijavalic. Ngoài ra có khoảng 3% nhựa ổi có chứa axit d-galacturonic, d-galactose và một ít l-arabinose. Trong quả ổi còn có thêm pectin, vitamin C và một số chất dinh dưỡng khác. Các thành phầnnày đã được Đông y ứng dụng từ lâu để trị bệnh, như điều trị tiêu chảy cấp có thể dùng dịch chiết lá ổi, do có nhiều tanin (có vị chát) có khả năng làm se niêm mạc và cầm tiêu chảy.
Các hợp chất flavonoid trong lá ổi có tác dụng hạ đường huyết. Hiệu suất hạ đường huyết sau 2h là 30%, 4h là 46%, 6h là 57%. Nguyên lý hạ đường huyết của lá ổi là ngoài tác dụng nâng cao hiệu suất lợi dụng đường glucose của các tổ chức ngoại vi, còn có tác dụng trực tiếp xúc tiến sự kết hợp của insulin với thụ thể đặc hiệu, nâng cao độ mẫn cảm của insulin.
Ngoài ra, lá ổi vị đắng sáp, tính ấm, có công dụng tiêu thũng giải độc, thu sáp chỉ huyết. Quả ổi vị ngọt hơi chua sáp, tính ấm, có công dụng thu liễm, kiện vị cố tràng. Các bộ phận khác của ổi được dùng để chữa các chứng bệnh như tiết tả (đi ngoài phân lỏng), cửu lỵ (lỵ mạn tính), viêm dạ dày ruột cấp tính và mạn tính, thấp độc, thấp chẩn, sang thương xuất huyết, tiêu khát (tiểu đường)…
Do vậy, việc lá ổi có thể giúp làm giảm hấp thu đường vào máu, một phần giúp giảm bệnh tiểu đường, nhưng cần cân nhắc tác dụng không mong muốn, liều lượng cũng như đối tượng nào dùng được và dùng trong bao lâu.
Cách dùng lá ổi trị bệnh tiểu đường
Bài thuốc 1: Dùng lá ổi non
Chuẩn bị 3-5 búp lá ổi tươi, sau đó rửa sạch cho vào nồi đun sôi tầm 5 – 10 phút. Chắt lấy nước, có thể uống vào lúc sáng sớm bụng đói hoặc uống ngay sau khi ăn.
Ngoài ra, bạn cũng có thể nhai lá ổi trực tiếp trong miệng, sau đó nuốt nước rồi nhả bả, hoặc phơi khô sau đó hãm như trà để dùng hàng ngày.
Bài thuốc 2: Uống nước lá ổi non + đậu bắp + sa kê
Lá ổi khi kết hợp với các loại thực phẩm khác cũng rất hiệu quả phòng và chữa bệnh tiểu đường.
- 50gr lá ổi non
- 100gr mỗi loại lá sa kê, đậu bắp tươi
- Tất cả cho và nồi nước và đun sôi, lấy nước uống mỗi ngày

Bài thuốc 3: Lá ổi non + bạch quả + râu ngô
Kiểm soát lượng đường trong máu bằng bài thuốc sau:
- 15gr lá ổi non
- 15gr bạch quả
- 30gr râu ngôi
- Cho toàn bộ vào nồi và sắc với nước để uống hàng ngày.
Bài thuốc 4: Lá ổi, dây thìa canh
Cây dây thìa cũng là một trong những loại cây có tác dụng chữa tiểu đường hiệu quả. Kết hợp lá ổi chữa bệnh tiểu đường với cây dây thìa canh để đạt hiệu quả tốt nhất.
- 15gr lá ổi non
- 15gr dây thìa canh
- Sắc lấy nước uống hằng ngày
Ngoài chữa tiểu đường bằng lá ổi theo những cách trên, bạn có thể lấy quả ổi tươi, gọt vỏ ép lấy nước uống ngày 2 lần, mỗi lần 30ml.
Bạn tuyệt đối lưu ý phải gọt vỏ của loại trái cây này đi nhé vì nếu không gọt, chúng có thể khiến lượng đường trong máu tăng lên đột ngột.

Một số lưu ý khi sử dụng lá ổi trị tiểu đường
Một lưu ý nhỏ dành cho những người sử dụng lá ổi trị bệnh tiểu đường đó là bài thuốc này không dùng cho những người đang bị táo bón.
Bên cạnh cách chữa bệnh tiểu đường bằng lá ổi. Bệnh nhân cần duy trì một chế độ ăn uống điều độ và đầy đủ dưỡng chất hàng ngày cho cơ thể.
Một số nguyên tắc cho một chế độ ăn uống hàng ngày để bạn tham khảo
- Bệnh nhân tiểu đường nên chia ra từ 5-6 bữa ăn cả chính và phụ trong ngày để lượng đường huyết luôn được cân bằng;
- Ăn các món chế biến luộc, nướng, hấp, tránh tối đa món chiên xào nhiều dầu mỡ;
- Chế độ ăn hàng ngày phải đầy đủ dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể gồm: đạm, béo, đường tinh bột và vitamin và khoáng chất;
- Ăn nhiều rau xanh giàu chất xơ và trái cây ít ngọt; chất xơ giúp giảm hấp thu đường vào máu, giúp đường huyết không bị tăng đột ngột sau khi ăn;
- Trong khẩu phần của bệnh nhân tiểu đường nên hạn chế muối, ít hơn 6g/ ngày (nêm vào thức ăn và nước chấm)
- Ăn đúng giờ, không bỏ bữa, ăn chậm, nhai kỹ, ăn vừa đủ trong bữa ăn.
- Bỏ rượu bia, thuốc lá, chất kích thích,…
Trước khi dùng lá ổi trị bệnh tiểu đường, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Đồng thời nên thăm khám thường xuyên để ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra của bệnh tiểu đường. Ngoài ra, người bệnh cũng nên sử dụng một số thực phẩm chức năng có nguồn gốc thảo dược để ổn định đường huyết, kết hợp với thói quen rèn luyện thể dục thường xuyên để tăng cường sức khoẻ và nâng cao sức đề kháng.
Một trong những sản phẩm đang được nhiều người lựa chọn là Glu Metaherb. Với thành phần thảo dược tự nhiên như: dây thìa canh, cam thảo đất, lá neem Ấn Độ, tỏi đen, hoài sơn,… sản phẩm trên không chỉ mang đến công dụng ổn định, điều hòa đường huyết mà còn ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra. Đây là sản phẩm được tư vấn bởi Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, được Bộ Y tế cấp phép lưu hành và nhận đánh giá cao từ khách hàng đã sử dụng.
Xem thêm: 10 bài thuốc dân gian chữa bệnh tiểu đường hiệu quả nhất hiện nay
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!