Insulin resistance – kháng insulin là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và ảnh hưởng với cơ thể!
Insulin resistance hay chính là đề kháng insulin. Tình trạng trên diễn ra ở nhiều người gây ảnh hưởng đến cơ thể và dẫn tới nhiều bệnh lý, điển hình như đái tháo đường. Vậy cụ thể hiện tượng này như thế nào? Triệu chứng biểu hiện và phương pháp điều trị ra sao? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin giải đáp.
Tìm hiểu Insulin resistance (đề kháng insulin) là gì?
Insulin là một trong những khái niệm khá quen thuộc khi nhắc đến bệnh tiểu đường (đái tháo đường). Thực chất, đây là một loại hormone cho phép glucose đi vào các tế bào, làm giảm lượng glucose trong máu (đường huyết). Insulin được tiết ra bởi tuyến tụy nhằm đáp ứng với carbohydrate tiêu thụ trong chế độ ăn uống hàng ngày của con người.

Tình trạng cơ thể thiếu nhạy cảm hay đề kháng với insulin có thể là nguyên nhân gây rối loạn chuyển hóa glucose, dẫn đến bệnh lý tiểu đường. Theo đó, đề kháng insulin là tình trạng phản ứng dưới mức bình thường của cơ thể với nồng độ insulin (cả insulin nội sinh và ngoại sinh). Insulin là hormone nội tiết có rất nhiều vai trò với hoạt động của cơ thể.
Có thể hiểu đơn giản, khi xảy ra tình trạng cơ thể đề kháng insulin, lúc này tuyến tụy vẫn có thể sản xuất insulin nhưng các tế bào không tận dụng hết chức năng của chúng. Khi insulin không hoạt động đúng cách, các tế bào cũng không hấp thụ glucose một cách thích hợp, dẫn đến tích tụ đường trong máu. Đây là nền tảng quan trọng trong sự hình thành và phát triển của bệnh tiểu đường tuýp 2 mà nhiều người gặp phải hiện nay.
Ảnh hưởng của kháng insulin
Insulin resistance (đề kháng insuslin) có nhiều ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của cơ thể. Trên thực tế, một số người xảy ra tình trạng cơ thể kháng insulin có thể phát triển thành bệnh gai đen. Triệu chứng điển hình của bệnh là những mảng tối màu ở cổ, háng và nách.
Bên cạnh đó, kháng insulin có thể gây tổn hại tiềm ẩn đến mạch máu, làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Đặc biệt, tình trạng này làm rối loạn quá trình chuyển hóa glucose, khiến lượng đường trong máy tăng cao và dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Với người bệnh mắc tiểu đường tuýp 2 do cơ thể đề kháng với insulin thường có biểu hiện triệu chứng ban đầu bao gồm cảm giác khát nước và đi tiểu thường xuyên. Bạn có thể ăn uống bình thường hoặc thậm chí ăn nhiều hơn nhu cầu cơ thể nhưng vẫn cảm thấy đói. Khi tình trạng đề kháng insulin dẫn đến tiểu đường có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống, sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh. Đồng thời, chúng gây ra những biến chứng khôn lường đối với nhiều hệ cơ quan như: tim mạch, huyết áp, thần kinh, thận, gan, mắt,…

Nguyên nhân kháng insulin
Một số nghiên cứu đã cho thấy, yếu tố nguy cơ dẫn đến kháng insulin bao gồm thừa cân béo phì hoặc có lối sống ít vận động . Ngoài ra, yếu tố di truyền, tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường và có một số tình trạng y tế cụ thể liên quan đến kháng insulin, chẳng hạn như hội chứng buồng trứng đa nang cũng có thể làm gia tăng nguy cơ xuất hiện Insulin resistance.
Cụ thể, một số yếu tố nguy cơ cao phải kể đến như:
- Những người từ 45 tuổi trở lên
- Người Mỹ gốc Phi, người bản địa Alaska, người Mỹ da đỏ, người Mỹ gốc Á, người gốc Tây Ban Nha / người Latinh, người Hawaii bản địa hoặc người Mỹ ở Đảo Thái Bình Dương.
- Người có tình trạng sức khỏe như huyết áp cao và mức cholesterol bất thường
- Những người có tiền sử tiểu đường thai kỳ hay bệnh tim hoặc đột quỵ,…
Bên cạnh đó, chế độ ăn uống thiếu khoa học, sinh hoạt không lành mạnh, lười vận động, lạm dụng một số loại thuốc cũng có thể dẫn đến tình trạng trên. Thêm vào đó, khi nội tiết tố thay đổi (điển hình khi xuất hiện nhau thai người) hay việc xuất hiện một số bệnh lý như: hội chứng buồng trứng đa nang, bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) có liên quan đến kháng insulin, viêm gan C,… cũng là những nguyên nhân có thể gây nên đề kháng insulin mà bạn cần lưu ý.
Triệu chứng biểu hiện của cơ thể
Tùy thuộc vào từng giai đoạn mà dấu hiệu nhận biết tình trạng cơ thể đề kháng với insulin cũng có sự khác biệt, điển hình:

- Trong giai đoạn đầu: Khi cơ thể bắt đầu đề kháng insulin, những xét nghiệm thông thường không phát hiện ra hoặc người bệnh không có dấu hiệu bệnh nhưng xuất hiện rối loạn lipid máu như giảm nhẹ HDL và nồng độ triglycerides cao. Đồng thời, bệnh nhân có thể bị tăng huyết áp nhẹ.
- Ở giai đoạn tiếp theo: Một số dấu hiệu điển hình phải kể đến như tiểu nhiều lần, liên tục khát nước, tầm nhìn hạn chế, mắt mờ,…
Đồng thời, biến chứng mạch máu lớn xảy ra vào đầu giai đoạn tiền tiểu đường và tồn tại rất lâu trước khi biến chứng mạch máu nhỏ như rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, cùng với các yếu tố viêm gây ra xơ vữa động mạch.
Tùy thuộc vào tình trạng cũng như cơ địa của mỗi người mà các biểu hiện có thể khác nhau. Tuy nhiên, khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường thì bạn nên thăm khám để nhận kết quả chính xác và có hướng điều trị phù hợp.
Chẩn đoán tình trạng
Có nhiều phương pháp giúp chẩn đoán Insulin resistance, điển hình:
- Mức inuslin lúc đói:
Khi kết quả xét nghiệm mức insulin huyết thanh lúc đói lớn hơn 25 mU / L hoặc 174 pmol / L cho thấy tình trạng kháng insulin. Các mức tương tự áp dụng ba giờ sau bữa ăn cuối cùng.
- Thử nghiệm dung nạp glucose:
Bệnh nhân lúc đói sẽ uống một liều glucose 75 gram. Sau đó, mức đường huyết được đo trong hai giờ sau đó. Nếu kết quả đường huyết dưới 7,8 mmol / L (140 mg / dL) được coi là bình thường, đường huyết từ 7,8 đến 11,0 mmol / L (140 đến 197 mg / dL) được coi là rối loạn dung nạp glucose (IGT) và đường huyết lớn hơn hoặc bằng 11,1 mmol / L (200 mg / dL) được coi là đái tháo đường.

Khi tiến hành kéo dài thử nghiệm (thêm vài giờ nữa) có thể cho thấy tình trạng “giảm” hạ đường huyết , đó là kết quả của sự sản xuất insulin quá mức sau khi phản ứng sinh lý với insulin sau ăn không thành công. Đây chính là cách giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác nhất.
- Tiến hành xét nghiệm A1C
Nhìn chung bên cạnh những triệu chứng lâm sàng thì việc tiến hành các xét nghiệm nhất định giúp bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán chính xác về tình trạng đề kháng insulin, bệnh tiểu đường và có phác đồ điều trị nhất định.
Cách phòng ngừa và điều trị kháng insulin
Phòng ngừa
Để phòng ngừa tình trạng trên thì việc điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh là rất quan trọng. Nếu bạn tập thể dục mỗi ngày, duy trì trọng lượng cơ thể ở mức cân đối cũng giúp bảo vệ sức khỏe và duy trì lượng insulin ở mức bình thường, chức năng tế bào và duy trì nồng độ đường trong máu của bạn trong phạm vi mong muốn.

Điều trị
Thông thường hiện nay, các bệnh nhân bị kháng insulin (như những người bị béo phì) không được điều trị bằng insulin. Bác sĩ thường sử dụng thuốc để chống lại hiện tượng kháng insulin. Bên cạnh đó, một số loại thuốc giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
Một số người cần phải uống thuốc để giúp cơ thể tạo ra insulin nhiều hơn trong giai đoạn cuối của đề kháng hoặc tiêm insulin dưới da. Với người mắc đề kháng insulin dẫn đến tiểu đường tuýp 2 cũng cần thuốc để giảm những biến chứng, điển hình như thuốc hạ huyết áp, làm giảm nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ,…
Việc sử dụng thuốc như thế nào người bệnh cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó, hãy xây dựng và duy trì chế độ ăn uống khoa học, tập luyện đều đặn, giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, vui vẻ, tránh căng thẳng,… để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh. Người bệnh tiểu đường có thể tìm đến một số loại thảo dược hoặc kết hợp dùng thực phẩm bảo vệ sức khỏe để kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.
Phía trên là những thông tin gợi ý về Insulin resistance. Hy vọng bài viết hữu ích cho nhiều người. Nếu có bất cứ băn khoăn nào cần giải đáp, hãy để lại bình luận phía dưới bài viết để được chuyên gia Metaherb tư vấn chi tiết!
cháu cám ơn metaherb đã chia sẽ những kiến thức chuyên sâu về bệnh tiểu đường,cháu họ ngành y lên có rất ít tài liệu để học, may mà kênh đã chia thể nhưng kiến thức cháu đang cần học,ai muốn học hay tra tài liệu có thể vào kênh metaherb này nhé