Hẹp khe khớp gối là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị sớm tránh nguy hiểm
Hẹp khe khớp gối đang trở thành nỗi ám ảnh đối với nhiều người. Vậy tình trạng trên có nguy hiểm không? Đâu là nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết? Làm sao để chẩn đoán và điều trị? Tất cả những thông tin trên sẽ được cập nhật trong bài viết dưới đây.
Hẹp khe khớp gối là gì?
Có thể bạn chưa biết, giữa 2 đầu xương tạo thành khớp gối có một khe hở nhỏ để khớp có thể linh hoạt trong việc đi lại, cử động,… Tuy nhiên, trong một số trường hợp do các nguyên nhân nào đó khiến khe khớp bị thu hẹp. Tình trạng này được gọi là hẹp khe khớp gối.

Thực chất, hẹp khe khớp gối chính là một dạng tổn thương thực thể của bệnh thoái hóa khớp gối. Bệnh lý trên kéo dài khiến sụn khớp bị bào mòn và kích thích phản ứng “chữa lành” của cơ thể. Lúc này, ở những vị trí mô sụn bị bào mòn sẽ hình thành các gai xương nhỏ và làm khe khớp bị hẹp, bờ khớp không đồng đều. Có thể nói, hẹp khe khớp gối chỉ xuất hiện trong giai đoạn tiến triển của bệnh.
Hẹp khe khớp gối có nguy hiểm không?
Đây là câu hỏi chung đang khiến nhiều người băn khoăn. Theo đó, tình trạng khe gối bị hẹp xuất hiện vào giai đoạn bệnh thoái hóa khớp gối tiến triển và có thể chuyển biến nặng dần theo thời gian. Chính vì vậy, mức độ ảnh hưởng của chúng vô cùng nghiêm trọng. Nếu không phát hiện sớm và can thiệp kịp thời thì khe khớp có thể bị hẹp dần theo thời gian và dẫn đến các biến chứng nặng nề như:
- Biến dạng khớp
- Tàn phế
- Giảm chất lượng cuộc sống
Không chỉ ảnh hưởng đến vận động, di chuyển và sinh hoạt hàng ngày thì nhưng biến chứng trên cũng là cảnh báo nguy hiểm mà người bệnh cần lưu ý tìm phương pháp điều trị thích hợp.
Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết hẹp khe khớp gối
Để phòng ngừa và điều trị hiệu quả hiện tượng hẹp khe khớp gối thì trước tiên bạn cần tìm hiểu về nguyên nhân cũng như triệu chứng điển hình dễ nhận biết của bệnh, cụ thể:
Nguyên nhân
Một trong những nguyên nhân hàng đầu là tổn thương thực thể của bệnh thoái hóa khớp gối. Tình trạng này xảy ra ở giai đoạn tiến triển của bệnh khi proteoglycans (thành phần chính trong mô sụn) giảm đi đáng kể khiến sụn bị bào mòn nặng và làm khe khớp gối ngày càng bị thu hẹp.

Những nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp gối phải kể đến bao gồm:
- Lão hóa tuổi già: Tuổi càng cao thì tình trạng thoái hóa càng dễ xảy ra. Điều này khiến các dây chằng bao quanh khớp, địa đệm dễ rách hơn hoặc phì đại.
- Do vận động quá sức: Người lao động chân tay, thường phải mang vác nhưng vật nặng sẽ gây ra áp lực lớn lên các khớp và ảnh hưởng đến dây chằng . Theo thời gian chúng dần bị biến dạng, thoái hóa.
- Do các chấn thương như: tai nạn giao thông, hoạt động thể thao, tập luyện mất cân bằng, quá sức,…
- Nguyên nhân thừa cân, béo phì khiến vùng khớp gối chịu trọng tải quá lớn trong thời gian dài.
Dấu hiệu
Ở giai đoạn đầu, thoái hóa khớp hầu như không có bất cứ triệu chứng nào được biểu hiện ra bên ngoài. Tuy nhiên, khi xuất hiện tình trạng hẹp khe khớp, bệnh nhân có thể nhận thấy đầu gối khởi phát cơn đau có mức độ nặng, khớp viêm đỏ và phù nề nghiêm trọng.
Người bệnh có thể nhận biết sớm tình trạng trên thông qua một số biểu hiện điển hình như sau:
- Vùng khớp bị phù nề và sưng đỏ.
- Khớp đau nhức nhiều và mức độ ngày càng gia tăng.
- Ổ khớp tê cứng, cử động, đi lại vô cùng khó khăn và gần như không thể sinh hoạt, lao động như bình thường.
- Một số trường hợp có thể bị biến dạng khớp.

Phương pháp điều trị hẹp khe khớp gối
Người bệnh có thể tham khảo một số cách chữa bệnh phổ biến dưới đây:
Điều trị không dùng thuốc
- Giảm cân: Với trường hợp thoái hóa và hẹp khớp gối do thừa cân, béo phì thì việc giảm cân là việc quan trọng mà người bệnh cần làm.
- Thường xuyên bơi lội: Đây là môn thể thao tốt nhất dành cho bệnh nhân bị hẹp khe khớp. Nhiều chuyên gia cho rằng, bơi lội từ 3 – 4 buổi/ tuần giúp xương khớp phục hồi nhanh chóng và cải thiện chức năng vận động đáng kể.
- Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng khoa học: Người bệnh nên tăng cường bổ canxi, vitamin C, protein và các dưỡng chất thiết yếu.
- Trị liệu nghề nghiệp: Với phương pháp này, chuyên gia sẽ hướng dẫn bệnh nhân thực hiện hoạt động khi sinh hoạt, lao động nhằm hạn chế tối đa áp lực lên khớp gối.
- Tập vật lý trị liệu: Ngoài bơi lội, bệnh nhân cũng có thể luyện tập các động tác vật lý trị liệu theo hướng dẫn của chuyên gia nhằm tăng cường cơ bắp, hạn chế tình trạng teo cơ và hỗ trợ phục hồi chức năng vận động.
Tuy hiệu quả chậm nhưng đây là cách bền vững, an toàn, giúp kiểm soát tiến triển của bệnh và đảm bảo chất lượng cuộc sống. Vì vậy, người bệnh cũng nên cân nhắc áp dụng!
Điều trị bằng thuốc tây
Trường hợp bệnh ở mức độ trung bình và nặng, người bệnh có thể rơi vào trạng thái mệt mỏi, khó ngủ, cơ thể suy nhược, không thể tập trung làm việc,… Trường hợp này bác sĩ có thể đưa ra chỉ định sử dụng một số loại thuốc như:

- Diacerin: Đây là loại thuốc có tác dụng giảm các yếu tố tiền viêm, cải thiện tình trạng sưng đỏ và đau nhức ở khớp gối.
- NSAID (chủ yếu là Meloxicam): Được chỉ định sử dụng để giảm đau và chống viêm. Đây là nhóm thuốc có tác dụng ức chế tổng hợp chất trung gian gây viêm prostaglandin. Tuy nhiên, NSAID tồn tại nhược điểm là có thể gây xuất huyết tiêu hóa và tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim. Trong nhóm thuốc NSAID thì Meloxicam được đánh giá an toàn nhất với người trung niên và cao tuổi.
- Tramadol: Đây là loại thuốc có tác dụng giảm đau theo cơ chế trung ương, thường được sử dụng trong trường hợp cơn đau có mức độ trung bình đến nặng.
- Ngoài ra, người bệnh có thể được chỉ định tiêm corticosteroid, tiêm tế bào gốc, tiêm huyết tương giàu tiểu cầu, tiêm acid hyaluronic và sử dụng sản phẩm chứa Glucosamine, Chondroitin,…
Người bệnh không được tự ý dùng thuốc mà cần tuân theo chỉ định, phác đồ điều trị từ bác sĩ để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả tốt nhất.
Điều trị ngoại khoa
Ngoài những phương pháp trên thì điều trị ngoại khoa cũng đang được áp dụng phổ biến, trong đó:
- Nội soi rửa khớp: Ứng dụng kỹ thuật nội soi để làm sạch mô sụn rơi vào trong ổ khớp nhưng đây chỉ là phương pháp mang lại lợi ích ngắn hạn với những trường hợp thoái hóa khớp gối nhẹ. Sau một thời gian, sụn khớp tiếp tục bong ra, rơi vào ổ khớp và làm bùng phát các triệu chứng như sưng đỏ khớp, đau nhức, cứng khớp,… nên người bệnh cần cân nhắc.
- Nội soi cắt lọc khớp: Đây là phương pháp giúp loại bỏ các mô sụn bị bong ra và cả các mô sụn chưa bong ra hoàn toàn. Phương pháp này áp dụng chủ yếu với trường hợp bệnh nhân hẹp khe khớp dẫn đến rách rụn chêm và kẹt khớp (mô sụn rơi vào khớp gây ra tình trạng kẹt ổ khớp).

Bên cạnh đó, hiện nay trường hợp hẹp khe khớp gối nặng thường được điều trị bằng các phương pháp ngoại khoa như:
- Kỹ thuật kích thích tủy xương
- Kỹ thuật ghép xương sụn
- Cấy ghép tế bào sụn tự thân
- Đục xương sửa trục
- Thay khớp (thay khớp gối bán phần và thay khớp gối toàn phần)
Quá trình điều trị như thế nào và áp dụng phương pháp ra sao sẽ căn cứ cụ thể vào tình trạng của mỗi người mà bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phù hợp. Bên cạnh điều trị thì người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học, sinh hoạt điều độ, tránh vận động mạnh, mang vác nặng,… để đạt hiệu quả tốt nhất.
Phía trên là những thông tin chúng tôi cung cấp về tình trạng hẹp khe khớp gối. Hy vọng bài viết hữu ích cho nhiều người. Nếu có bất cứ băn khoăn nào cần giải đáp, hãy để lại bình luận hoặc liên hệ chuyên gia Metaherb để được tư vấn chi tiết!
Có thể bạn quan tâm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!