Vỏ lựu và 10 bài thuốc chữa bệnh tiêu chảy, trĩ, mẩn ngứa, gàu, ho,…được chuyên gia đánh giá cao

Ai cũng biết quả lựu là trái cây thơm ngon, giàu vitamin và chất dinh dưỡng nhưng ít người biết rằng, ngay đến vỏ lựu cũng là vị thuốc nam giúp điều trị nhiều loại bệnh như trĩ, tiêu chảy, mẩn ngứa,…Cùng Metaherb tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Có thể bạn quan tâm

Tên gọi khác: Thạch lựu, tháp lựu, thừu lựu, an thạch lựu, toan thạch lựu, bạch lựu, lựu chùa tháp, thiên tương…

Tên khoa học: Punica granatum, họ Lythracea

Đặc điểm thực vật

1. Mô tả

Lựu là loài cây thân gỗ, thường được trồng ở các vùng có khí hậu nhiệt đới. Cành lựu mềm và khá nhỏ, có gai. Lá lựu dài, có 5 hoặc 6 cánh, cuống hoa ngắn. Quả lựu tròn, to, chứa nhiều hạt mọng nước bên trong.

Vỏ lựu
Vỏ lựu

2. Phân bố

Lựu là loại trái cây nhiệt đới, được trồng phổ biến ở nhiều nơi có khi hậu nóng ẩm. Tại Việt Nam, quả lựu được phân bố rộng khắp cả nước, trải dài từ Nam đến Bắc.

3. Bộ phận dùng

Vỏ thân, vỏ cành, vỏ rễ, vỏ quả lựu đều được dùng làm thuốc, phổ biến nhất là vỏ quả lựu.

4. Thu hái – chế biến

Sau khi thu hái quả lựu về, đem vỏ quả rửa sạch, phơi hoặc sấy khô. Sau đó bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát dùng dần.

5. Thành phần hoá học

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì trong vỏ quả lựu chứa granatin, acid betulic, acid ursolic và isoquercetin.

Vị thuốc vỏ lựu

1. Tính vị, quy kinh

Vị chua sáp, tính ôn, quy kinh Vị Đại tràng.

Theo một số tài liệu Đông y, tính vị của vỏ quả lựu được mô tả như sau:

  • Sách Dược tính bản thảo: vị chua không độc.
  • Sách Trấn nam bản thảo: tính hàn vị chua sáp.
  • Sách Bản thảo cương mục: chua, sáp ôn, không độc.
  • Sách Lôi công bào chế dược tính giải: nhập 2 kinh Đại tràng Thận.
  • Sách Bản thảo tóat yếu: nhập thủ thái âm, túc thiếu âm kinh.

2. Tác dụng dược lý

Theo Đông y:

Thuốc có tác dụng sáp tràng, chỉ tả, sát trùng. Chủ trị chứng tả lî lâu ngày, lòi dom (thoát giang). Trị giun đũa và sán.

Trong các tài liệu Đông y cổ, vỏ lựu có một số tác dụng sau:

  • Sách Bản thảo thập di: “trị hồi trùng ( lãi đũa) sắc uống”.
  • Sách Trấn nam bản thảo: “trị tiêu chảy lâu ngày, sao nướng với đường cát ăn. Trị lî có máu mủ, đại tràng chảy máu”.
  • Sách Bản thảo cương mục: “chỉ tả lỵ, hạ huyết, thóat giang, băng trung đới hạ”.
Tác dụng của vỏ lựu
Vỏ lựu có nhiều công dụng đối với sức khoẻ con người

Theo nghiên cứu của Y học hiện đại:

  • Tác dụng chống ký sinh trùng: chất pelletierine trong vỏ lựu có tác dụng mạnh đối với giun móc, Isopelletierine, một thành phần trong vỏ cây Thạch lựu tác dụng còn mạnh hơn. Tác dụng mạnh do chất tanin trong vỏ Thạch lựu làm giảm sự hấp thu các chất alkaloit và làm tăng tác dụng của nó chống giun.
  • Tác dụng kháng khuẩn: In vitro, thuốc có tác dụng ức chế đối với tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn, phẩy khuẩn tả, trực khuẩn lî, trực khuẩn mủ xanh, lao và nhiều loại nấm gây bệnh. Thuốc có tác dụng kháng virus cúm.

3. Chủ trị – Cách dùng

Vỏ lựu thường được chủ trị trong các bệnh liên quan đến đường ruột như:

  • Làm săn niêm mạc ruột, chỉ huyết, chữa hoạt tả, băng lậu, khí hư, đới hạ.
  • Chữa kiết lỵ lâu ngày, sát trùng, đau bụng, khu trùng, trừ sán.
  • Trị lao phổi, viêm phế quản mạn tính ở người già, tiêu hóa kém, đau bụng, tiêu chảy.
  • Chữa viêm loét trong miệng, sâu răng, khô miệng, loét lưỡi.
  • Chữa sỏi thận, ghẻ ngứa, trẻ nhỏ da viêm loét.

Ngày dùng 15-20g (hoặc hơn) dưới dạng thuốc sắc với nước có thể cho thêm đường và tinh dầu thơm (như tinh dầu chanh, cam cho dễ uống) Thời gian điều trị 7-10 ngày.

Một số bài thuốc từ vỏ lựu

1. Chữa đau bụng, lỵ

Đây là bài thuốc thường được áp dụng nhất từ vỏ lựu bởi có tác dụng nhanh chóng. Lấy 5g thạch lựu bì, 10g sơn tra, đem tất cả đi nghiền thành bột mịn. Đem chia làm 2 lần uống trong ngày, dùng thêm nước đã đun sôi pha đường đỏ để chiêu thuốc. Kiên trì áp dụng trong 1 tuần.

Vỏ lựu điều trị đi ngoài
Vỏ lựu giúp điều trị tình trạng đau bụng đi ngoài nhiều lần

2. Trị trĩ loét chảy máu

Trong Đông y, có thể áp dụng bài thuốc trị trĩ loét bằng cách xông rửa từ bên ngoài, giúp búi trĩ co lại và ngừa sưng, viêm, chảy máu. Cách áp dụng khá đơn giản như sau: Lấy 50 – 100g vỏ quả lựu, đem sắc lấy nước, rồi đem xông rửa hậu môn.

3. Chữa viêm loét dạ dày

Đun sôi 100ml nước sau đó cho 10gvor lựu khô vào đun khoảng 20- 30 phút đến khi các chất trong vỏ lựu được hòa tan. Khi uống thì chia đều nước thành 4 phần, mỗi phần 25ml, uống vào các buổi trong ngày, nên uống trước khi ăn. Uống liên tục 7 ngày để thuốc phát huy tác dụng.

4. Chữa ho, đau họng

Cách sử dụng vỏ lựu để trị ho, đau họng khá đơn giản. Đun sôi vỏ lựu lấy nước để súc miệng hằng ngày. Kiên trì áp dụng trong vòng 1 tuần sẽ không còn ho và đau họng.

5. Trị mề đay, mẩn ngứa do nhiệt

Kết hợp vỏ quả lựu với một số nguyên liệu khác để đạt hiệu quả tốt nhất. Vỏ quả lựu tươi, bồ công anh, ké đầu ngựa, bèo cái, hà thủ ô, thổ phục linh mỗi vị 12g, thuyền thoái, cam thảo đất (cam thảo nam) mỗi vị 8g. Cho tất cả các vị vào nồi ngâm với 750ml nước trong 15 phút, sắc còn 200ml. Sau đó chia làm 2 lần uống trước bữa ăn.

6. Chữa tiêu chảy, tiểu ra máu

Vỏ lựu chứa chất tannin có tác dụng cầm tiêu chảy rất tốt. Dùng 15g vỏ lựu nấu với 750ml nấu còn 250ml chia ra làm 3-4 lần uống trong ngày, uống đến khi khỏi bệnh.

7. Chữa trị thoát giang (sa trực tràng)

Thoát giang hay còn gọi là trĩ – tình trạng gây ra đau đớn và bất tiện trong sinh hoạt cho người bệnh này có thể điều trị hiệu quả nhờ dùng vỏ lựu. Sử dụng 10g thạch lựu bì, 10g thiến thảo, 1 chén con rượu, đem tất cả đi sắc uống trong ngày. Kiên trì áp dụng bài thuốc này trong 2 tháng.

Điều trị bệnh trĩ bằng vỏ lựu
Vỏ lựu hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả

8. Trị gàu

Sử dụng lựu trị gàu là một trong những phương pháp tự nhiên dễ làm và hiệu quả. Lấy bột vỏ lựu trộn đều với dầu dừa ấm rồi bôi lên da đầu khoảng 15 phút sau đó gội đầu với nước lạnh. Hiệu quả của phương pháp này được phát huy ngay lập tức. Kiên trì áp dụng trong thời gian dài sẽ giúp tình trạng gầu ngứa thuyên giảm.

9. Điều trị ghẻ ngứa

Vỏ lựu có tính sát trùng, sát khuẩn khá cao, có thể sử dụng trong điều trị các bệnh ngoài da. Lấy vỏ quả lựu sắc để ngâm, tán bôi lên chỗ tổn thương. Có thể đem ngâm với rượu hoặc cồn để tăng hiệu quả sát khuẩn ở những vùng ghẻ, ngứa.

10. Giúp tẩy giun đũa, giun kim

Vỏ lựu chứa những thành phần có tính sát khuẩn cao nên có thể dùng làm bài thuốc tẩy giun khá an toàn và hiệu quả. Vỏ lựu 15g, bing lang 10g, nấu cô đặc lại còn 100ml, thêm chút đường, uống vào buổi tối trước khi đi ngủ, uống liên tục trong vòng 3 ngày.

Lưu ý khi áp dụng bài thuốc từ vỏ lựu

Vỏ lựu là một vị thuốc nam có nguồn gốc tự nhiên, vì vậy cần phải kiên trì sử dụng trong một thời gian dài mới thấy được hiệu quả. Đồng thời, hiệu quả của bài thuốc đối với mỗi người là khác nhau bởi nó còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người.

Trong thời gian chữa bệnh, người bệnh cũng cần phải chú ý đến thực đơn dinh dưỡng, tuyệt đối cần kiêng các đồ uống, thực phẩm có tính kích thích như bia, rượu, thuốc lá, cà phê,…bởi những thành phần hoá học có trong vỏ lựu có thể gây phản ứng ngược với các loại đồ uống và thực phẩm này.

Lưu ý khi dùng vỏ lựu chữa bệnh
Lưu ý khi dùng vỏ lựu chữa bệnh

Ngoài ra, người bệnh không nên tự dùng vỏ lựu chữa bệnh tại nhà, bởi việc dùng quá liều lượng có thể gây ra một số tác dụng phụ. Tốt nhất là người bệnh nên tham vấn ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia trước khi sử dụng.

Trên đây là thông tin cũng như bài thuốc từ vỏ lựu. Hy vọng qua bài viết, các bạn đã có được những thông tin hữu ích. Nếu còn thắc mắc, vui lòng để lại bình luận bên dưới bài viết, các dược sĩ của Metaherb sẽ phản hồi một cách sớm nhất.

Xem thêm: Cây chè và 11 bài thuốc chữa tiêu chảy, viêm lợi, đầy bụng,…được chuyên gia đánh giá cao

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?