San sư cô: Dược liệu có tác dụng đặc trị tiêu chảy, kiết lỵ hiệu quả cao
San sư cô là loài dây leo, thường phân bố ở các tỉnh miền núi phía bắc nước ta. Đây là dược liệu thường được đặc trị trong các bài thuốc chữa bệnh kiết lỵ, tiêu chảy. Cùng Metaherb tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Có thể bạn quan tâm
Tên gọi khác: Tam thạch cô, thanh ngưu đởm, cửu ngưu đởm, kim chư đởm, sơn từ cô, củ gió
Tên khoa học: Tinospora sagittata gagnep
Họ: Tiết dê (Menispermaceae)
Thông tin, mô tả cây san sư cô
1. Mô tả cây san sư cô
San sư cô là một loại dây leo, mọc sát mặt đất sống hằng năm, thân dài tới 1.5m, thỉnh thoảng phình to lên từng đốt hình củ tròn to bằng ngón tay cái, có khi thành một dãy gồm 5-9 củ, màu vàng nhạt, khi cắt có màu hơi trắng, vị đắng. Thân trên mặt đất màu xanh lục nhạt, khi non có lông ngắn.

Lá của cây san sư cô là lá đơn đơn, mọc cách, cuống lá dài 2-5cm, phiến lá hình mác nhọn, góc lá hình chữ V, phiến lá dài 5-15cm, rộng 2-5cm, có màu diệp lục đặc trưng. Hoa đực, cái khác gốc, hoa đực mọc thành chùm nhiều hoa có cuống dài 2-5cm, hoa cái cũng mọc thành chùm gồm 4-10 hoa. Quả tròn, cuống quả có đầu phình ra, quả chín có màu hồng đỏ. Mùa hoa tháng 3-5, mùa quả vào tháng 11-12.
2. Phân bố
San sư cô mọc hoang tại một số tỉnh miền núi cao mát như Lào Cai, Hoà Bình. Thường thu hái quanh năm, đào lấy củ về rửa sạch, phơi sấy khô. Khi dùng thái mỏng sắc uống hay dã nát đắp bên ngoài.
3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản
Bộ phận dùng: Toàn thân
Thu hái: Quanh năm
Chế biến: Dùng tươi hoặc phơi khô
Bảo quản: Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát

4. Thành phần hoá học
Trong củ san sư cô có chất columbin C20H22O6. Các hoạt chất khác đang được nghiên cứu thêm.
Vị thuốc san sư cô
1. Tính vị, quy kinh
Tính vị: San sư cô có vị đắng, tính lạnh
Quy kinh: Đi vào 3 kinh tâm, phế và vị.
2. Tác dụng dược lý
Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chủ trị yết hầu sưng đau, ho nhiều mất tiếng. Dùng ngoài đắp những mụn nhọt sưng đau.

Bài thuốc chữa bệnh lỵ, tiêu chảy từ cây san sư cô
San sư cô được biết đến với công dụng đặc trị các bệnh liên quan đến đường ruột như lỵ, tiêu chảy trong đông y. Nhờ có tính hàn, loại dược liệu này giúp thanh nhiệt, giải độc hiệu quả, được nhân dân thường dùng chữa lỵ, tiêu chảy dưới dạng thuốc sắc, với liều 3-6g trong một ngày.
Ngoài ra, giã nát san sư cô sau đó đắp lên các vết sưng đau giúp các vị trị sưng đau này nhanh chóng thuyên giảm.

Lưu ý khi áp dụng bài thuốc chữa bệnh từ san sư cô
Mặc dù, san sư cô mang lại tác dụng điều trị tiêu chảy rất tốt, tuy nhiên người bệnh không nên lạm dụng bài thuốc này, đặc biệt, những người mắc bệnh táo bón nên hạn chế sử dụng. Phụ nữ có thai và trẻ em nếu muốn áp dụng bài thuốc từ san sư cô cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa y học cổ truyền.
Trước thực trạng thuốc đông dược kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng,… xuất hiện tràn lan trên thị trường, làm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân. Việc lựa chọn những địa chỉ uy tín để mua thuốc đông dược là rất quan trọng và cần thiết.
Hiện tại hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám đông y, phòng chẩn trị YHCT… đều có bán vị thuốc này. Tuy nhiên người mua nên chọn những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động để mua được vị thuốc đạt chất lượng.
Trên đây là những thông tin về cây san sư cô và bài thuốc chữa lỵ, tiêu chảy. Có thể nói, cây mang đến công dụng chữa hiệu quả nhưng đó chỉ là bài thuốc dân gian, chưa có cơ sở khoa học. Cho nên, người bệnh cần sử dụng đúng liều lượng để không gây tác dụng phụ. Tốt nhất, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để có cách điều trị bệnh tốt nhất.
Nếu còn thắc mắc, vui lòng để lại bình luận bên dưới bài viết, các dược sĩ của Metaherb sẽ phản hồi một cách sớm nhất.
Xem thêm: Cây muồng trâu và 10 bài thuốc điều trị bệnh hiệu quả
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!