Bài thuốc quý từ gừng dại giúp đẩy lùi bệnh kiết lỵ, đau nhức xương khớp, tẩy giun sán,…ít người biết
Gừng dại là loài cây thường mọc hoang ở các vùng núi cao. Trong đông y, loài dược liệu này thường được áp dụng ở các bài thuốc điều trị kiết lỵ, đau nhức xương khớp, tẩy giun sán,…Cùng Metaherb tìm hiểu chi tiết dưới bài viết.
Có thể bạn quan tâm
Tên gọi khác: Zơrơng (Bình Định)
Tên khoa học: Zingibcr cassumunar Roxb
Họ: Gừng (Zìngìberaceae)
Đặc điểm dược liệu
1. Mô tả
Gừng dại (gừng gió) là loài thân thảo, chiều cao trung bình khoảng 2m. Thân rễ cây khá lớn, có màu lục vàng, mùi khá nồng. Lá không có cuống, thuôn dài và nhọn ở đầu giống mũi mác, gốc lá tròn. Mặt trên lá nhẵn, mặt dưới có lông nhỏ. Phiến lá dài khoảng 40cm. Lưỡi bẹ dạng vẩy mỏng, có khía và có lông.

Cán hoa dài trung bình 15-25cm, có lông, hình mũi mác, không lợp lên nhau, cụm hoa hình thoi, nhiều hoa, dài khoảng 11 cm, rộng 4-6cm, lá bắc lợp lên nhau, mép màu tía. Hoa mau tàn, tràng có ống không vượt quá các lá bấc, thùy hẹp dài. Bao phấn ngắn hơn cánh, trung đới dài và mềm yếu. Cánh môi hình tròn, chẻ sâu, màu vàng nhạt, có thùy bèn do nhị lép tạo thành.
2. Phân bố
Cây được tìm thấy nhiều ở một số nước châu Á như Thái Lan (mang tên Phlai), Ấn Độ, Malaixia.
Ở nước ta, ây mọc hoang nhiều ở vùng núi Ba Vì (Hà Nội). Có nhiều ở các tỉnh miền Nam, được khai thác và sử dụng với tên zơrcmg (huyện Túy Sơn, tỉnh Bình Định).
3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản
Bộ phận dùng: Thân rễ được dùng làm thuốc.
Thu hái: Mùa hoa: tháng 7-8, quả: tháng 7-9.
Chế biến: Sau khi thu hái về, thân, rễ cây sẽ đem về rửa sạch, thái mỏng phơi hay sấy khô làm thuốc.
Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát.
4. Thành phần hoá học
Thân có chứa tinh dầu (0,5-0,8% củ tươi, 4-5% trọng lượng khô) trong đó có chủ yếu là terpineol và còn có a-pinen, b- pinen, sabinen, myrsen, a-terpinen, limonen, terpinen, p-cymol, terpinolen. Gần đây đã tách được (3-4 dimetoxyphenyl) butadien (2-4).
Vị thuốc gừng dại
1. Tính vị
Theo các nghiên cứu, tính vị của gừng dại cũng giống với gừng thông thường, đều có vị cay, tính nóng.
2. Tác dụng dược lý
Dược liệu này hầu như chưa thấy sử dụng ở miền Bắc Việt Nam. Dân tộc Bana huyện Tây Sơn tỉnh Bình Định rất hay dùng thân rễ gừng dại với tên “ngải”, zơrơng” để chữa lỵ mãn tính, toi gà.

Nhân dân Malaixia dùng thân rễ cho trẻ ăn đc tẩy giun và cho phụ nữ sắc uống sau khi đẻ. Thân rễ ngâm rượu dùng xoa bóp bụng cho phụ nữ sau khi đẻ. Người ta còn dùng chữa thấp khớp, đau nhức và những trường hợp viêm tấy.
Bài thuốc chữa bệnh từ cây gừng dại
1. Bài thuốc chữa kiết lỵ, tiêu chảy
Với vị cay, tính ấm, gừng dại hỗ trợ diệt trừ các chủng khuẩn gây lỵ và tiêu chảy. Cách thực hiện bài thuốc rất đơn giản: Lấy thân rễ gừng dại sắc nước uống.
2. Chữa thấp khớp, đau nhức xương khớp
Gừng dại có tác dụng ức chế các cơn đau nhức xương khớp nhanh chóng. Có thể chế biến nguyên liệu này thành rượu rồi dùng để xoa bóp vùng xương khớp bị đau. Kiên trì áp dụng mỗi ngày để giảm tình trạng đau nhức.
3. Chữa trúng gió lạnh, bị ngất, chân tay giá lạnh
Nhờ vị cay, tính ấm, gừng dại thích hợp để áp dụng trong các bài thuốc trị cảm lạnh, trúng gió. Cách thực hiện như sau: Gừng gió 20 -30g, giã nhỏ, chế thêm rượu, vắt lấy nước cốt uống. Dùng bã chưng nóng xoa xát khắp mình.

4. Tẩy giun cho phụ nữ sau khi sinh
Gừng dại giúp diệt trừ giun sán hiệu quả và an toàn cho cả mẹ bầu sau sinh. Cách thực hiện: Lấy của gừng dại rửa sạch, thái nhỏ, cho vào sắc nước uống. Lưu ý, dùng lượng nhỏ vì gừng có vị cay, tính nóng.
5. Chữa bị thương ứ máu, sưng tấy
Kết hợp gừng dại với một số nguyên liệu khác để giảm các vết sưng tấy, tụ máu hiệu quả hơn. Sử dụng gừng gió, nghệ vàng, nghệ đen mỗi vị 15g, giã nhỏ, chết thêm 1 chén giấm, vắt lấy nước cốt uống, rồi lấy bã chưng nóng đắp vào chỗ đau.
Lưu ý khi áp dụng các bài thuốc chữa bệnh từ cây gừng dại
Mặc dù các bài thuốc từ cây gừng dại mang lại hiệu quả chữa bệnh khá cao, tuy nhiên không nên lạm dụng dược liệu này. Vị cay, tính nóng ở gừng dại có thể khiến thân nhiệt tăng, sử dụng trong thời gian dài dễ khiến bốc hoả, mẩn ngứa,…
Ngoài ra, các bài thuốc từ cây gừng dại kể trên chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Khi áp dụng, không nên lệ thuộc và vẫn cần phải kết hợp với các loại thuốc khác theo chỉ định của bác sĩ.

Trên đây là những thông tin và bài thuốc chữa bệnh về cây gừng dại. Đây là cây thuốc Nam được ông cha ta sử dụng khá nhiều. Tuy nhiên, người bệnh vẫn cần cẩn trọng khi áp dụng các bài thuốc này để tránh gây ra những phản ứng không mong muốn cho cơ thể. Nếu còn thắc mắc, vui lòng để lại bình luận bên dưới bài viết, các dược sĩ của Metaherb sẽ phản hồi một cách sớm nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!