Củ nâu và 10 bài thuốc điều trị bệnh dạ dày, tiêu chảy, khí hư, kiết lỵ…hiệu quả “thần kỳ”
Củ nâu có nhựa màu đỏ đặc trưng nên thường được dùng để nhuộm vải. Ngoài ra thảo dược có vị ngọt nhẹ, tính hàn, tác dụng cầm máu, sát trùng, hoạt huyết và chỉ thống, thảo dược này còn được dùng để điều trị khí hư ở phụ nữ, tiêu chảy, kiết lỵ, liệt nửa người,…
Có thể bạn quan tâm
Đặc điểm dược liệu củ nâu
Củ nâu còn có tên là thự lương, giả khôi, khoai leng, má bau (Thái),… Tên khoa học là Dioscorea cirrhosa Lour có nhiều tác dụng điều trị bệnh khác nhau. Hãy cùng theo dõi thông tin tổng quan trong bài viết.
Mô tả
Củ nâu là thực vật dây leo, ở gốc có nhiều gai còn phần trên nhẵn. Lá mọc đối xứng ở ngọn và mọc cách ở phần gốc. Củ phát triển ở trên mặt đất, thịt bên trong có màu đỏ, vỏ ngoài màu nâu và sần sùi. Dược liệu khá giống với củ khoai lang nhưng hình dạng tròn hơn.
Ngoài ra, củ đất còn có một số loại khác như:
- Củ nâu dọc đỏ: củ xám vàng nhạt, vỏ không sần sùi, nhựa màu đỏ nhạt. Loại củ nâu này nhuộm vải cho màu bóng.
- Củ nâu dọc trai hay củ nâu dọc dựa: vỏ thường bị nứt, màu nâu xám nhạt, nhựa đỏ hơn loại trên.
- Củ nâu trắng: vỏ củ có rãnh, màu nâu đỏ nhạt, nhựa màu vàng nhạt hơi hồng; người ta thường dùng loại củ nâu này để nhuộm những nước đầu tiên rồi mới nhuộm những loại củ nâu đỏ nói trên vì người ta cho rằng loại củ nâu này làm cho vải thêm dày và bền.

Thu hái, chế biến và bảo quản
Củ nâu mọc hoang tại hầu hết những vùng rừng núi ở nước ta nhiều nhất tại các tỉnh: Lào Cai, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Nghệ An… Còn được khai thác ở Lào.
Trước đây củ được dùng cho rất nhiều trong nước (vì hầu hết nông dân ta đều mặc quần áo nhuộm màu nâu). Hàng năm chúng ta còn xuất từ 5.000 – 8.000 tấn sang Trung Quốc. Những năm gần đây vai trò củ để nhuộm quần áo bị thuốc nhuộm tổng hợp cạnh tranh, nhưng vẫn còn được sử dụng để nhuộm lưới một số ít dùng để nhuộm vải.
Trong Đông y, củ của dược liệu được sử dụng làm thuốc chữa bệnh.
Tác dụng dược lý của củ nâu
Dược liệu có vị hơi chua, ngọt chát, tính bình và không có độc. Phần lớn củ nâu chứa tinh bột và khoảng 6.4% tannin catechin có nhiều tác dụng điều trị bệnh hiệu quả.
Theo Đông Y:
- Công dụng: Chỉ thống, lý khí, hoạt huyết, cầm tiêu chảy, sát trùng và chỉ huyết.
- Chủ trị: Băng huyết, xích bạch đới, đau bụng dưới, ho, cầm máu, mụn nhọt, ngoại thương xuất huyết, đau nhức xương khớp, kinh nguyệt không đều,…

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:
- Dược liệu có tác dụng sát khuẩn, tăng co bóp tử cung và cầm máu.
- Chiết xuất etanolic trong dược liệu có tác dụng chống oxy hóa và kháng khuẩn.
- Thực nghiệm trên thỏ và chó cho thấy dược liệu có tác dụng cầm máu nhanh từ 85 – 96%.
Củ nâu thường được dùng bằng cách mài, nghiền mịn hoặc sắc uống. Ngoài ra dược liệu còn được dùng ngoài da. Liều dùng từ 3 – 9g/ ngày.
Bài thuốc chữa bệnh từ vị thuốc củ nâu
Củ nâu được dùng để trị khí hư, liệt nửa người, tiêu chảy và chứng đau bụng ở phụ nữ sau sinh.
Bài thuốc rối loạn tiêu hóa do bệnh dạ dày
- Bài thuốc 1: Nụ vối và vỏ dộp ổi mỗi vị 5g, củ nâu 10g (ép bỏ bớt nhựa). Đem dược liệu rửa sạch, để ráo và sắc đến khi còn 150ml. Chia thành 3 lần dùng, sử dụng liên tục trong vòng 3 ngày và nên dùng trước khi ăn.
- Bài thuốc 2: Lá sim, lá lấu và lá củ nâu mỗi vị 20g. Đem sắc uống mỗi ngày 1 thang.
- Bài thuốc 3: Chuẩn bị củ nâu thái mỏng, sấy hoặc phơi khô. Mỗi lần dùng 10 – 20g sắc với một lượng nước vừa đủ. Chia nước sắc thành 2 – 3 lần uống và dùng hết trong ngày.

Chuyên gia Metaherb cho biết: “Củ nâu có chứa hoạt chất tanin có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn HP, phòng chống ung thư, cân bằng chức năng hệ tiêu hóa. Ngoài ra, thành phần tinh bột giúp làm lành nhanh vết viêm loét, tạo nên lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày”.
Chữa lỵ ra máu mũi
- Chuẩn bị: Bã củ nâu 1 lượng vừa đủ.
- Thực hiện: Đem dược liệu tán nhỏ, mỗi lần dùng 3g uống với nước cơm. Ngày dùng 3 – 4 lần cho đến khi khỏi bệnh.
Giảm đau bụng ở phụ nữ sau sinh
- Chuẩn bị: Củ nâu 9g và rượu.
- Thực hiện: Sắc uống.
Khắc phục khí hư (ra nhiều huyết trắng) ở phụ nữ
- Chuẩn bị: Thán khương 8g, đẳng sâm 40g, củ nâu (sao đen) 20g, ích trí nhân 12g, kim anh 12g, bạch đồng nữ 20g, mẫu lệ 12g.
- Thực hiện: Đem các vị sắc lấy nước uống, chia nước sắc thành 2 lần uống và dùng hết trong ngày.

Chống liệt nửa người
- Chuẩn bị: 60g củ nâu và 500ml rượu trắng.
- Thực hiện: Đem dược liệu ngâm với rượu trắng trong vòng 5 ngày. Lấy dịch rượu dùng uống trước khi đi ngủ, mỗi lần dùng từ 15 – 30ml.
Giảm đau nhức xương khớp
- Chuẩn bị: 15g củ nâu.
- Thực hiện: Đem sắc với nước, dùng nước sắc hòa thêm ít rượu vào và uống.
Chữa gãy xương do chấn thương
- Chuẩn bị: Củ nâu.
- Thực hiện: Đem giã nát dược liệu, sau đó đắp lên vùng khớp bị gãy băng nẹp lại.
Thông ứ khí huyết
- Chuẩn bị: Bã củ nâu một lượng vừa đủ.
- Thực hiện: Đem sấy khô và tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng 8g uống với nước đun sôi để nguội, ngày dùng từ 2 – 3 lần.
Giảm mụn nhọt, áp xe
Lấy củ nâu trắng giã nát, trộn thêm với nước mẻ hoặc nước gạo, lùi tro nóng rồi đắp. Tác dụng chống viêm giảm sưng đau rất rõ.

Kiêng kỵ khi dùng bài thuốc từ dược liệu củ nâu
Khi dùng dược liệu này để chữa bệnh, bạn nên lưu ý những điều sau đây:
- Củ nâu không chứa độc nhưng có tính hàn nên tránh dùng nhiều hoặc dùng trong thời gian dài.
- Phụ nữ mang thai và người mắc bệnh không phải do hư chứng và không có thực tà không nên sử dụng dược liệu.
- Dùng quá liều có thể gây thiếu sắt, rối loạn chuyển hóa, buồn nôn và tiêu chảy.
Hiệu quả sử dụng củ nâu chữa bệnh dạ dày còn phụ thuộc vào cơ địa, và mức độ bệnh lý của từng người. Chuyên gia khuyến cáo, người bệnh nên sử dụng kết hợp thêm những vị thảo dược tự nhiên như:
- Lá khôi: Tiêu diệt vi khuẩn hP, chống ung thư dạ dày
- Khổ sâm: Làm lành vết viêm loét
- Cam thảo: Giảm đau, kháng viêm, trung hòa aicd dạ dày
- Nghệ: Làm lành vết viêm loét, cân bằng hệ tiêu hóa, hạn chế tiêu chảy
- Chè dây: Kháng viêm, kháng khuẩn hiệu quả
- Dạ cẩm: Trung hòa acid, cân bằng lợi khuẩn đường tiêu hóa
Hiện nay, viên uống tổng hợp từ thảo dược, bảo vệ dạ dày được sử dụng rất phổ biến. Sản phẩm Dạ dày – tá Metaherb được nhiều chuyên gia đánh giá chất lượng cao. Viên uống này được bào chế bằng công nghệ nano giúp tăng khả năng hấp thu dược chất trong máu gấp hàng chục lần bình thường, giải quyết nhanh triệu chứng bệnh dạ dày. Chuyên gia khuyến cao người bệnh nên tham khảo sử dụng.

Hy vọng qua những thông tin trong bài viết, bạn đọc đã có hình dung cụ thể về tác dụng và cách dùng củ nâu để chữa bệnh. Nếu có thắc mắc về dược liệu này, vui lòng liên hệ với chuyên gia Metaherb để được tư vấn.
nhà có ông anh cho cây này,mà không biết dùng để làm gì,hôm nay đoc được bài này mà thấy mừng ghê,cám ơn metaherb đã chia sẽ những kiến thức bổ ích nhé,