Bài thuốc quý từ cẩm xà lặc giúp điều trị kiết lỵ, viêm, đau nhức xương khớp hiệu quả
Có thể bạn quan tâm
Tên khoa học: Canthium parvifolium Roxb.
Tên đồng nghĩa: Canthium horridum Benth.
Họ: Rubiaceae (Cà phê)
Đặc điểm sinh vật
1. Mô tả
Cẩm xà lặc là dược liệu thân gỗ nhỏ, có thể cao tới 3m hoặc 4m. Cây có gai ở các nách lá, hoa màu vàng nhạt, quả hình cầu tròn có thể ăn được khi chín, bên trong có 2 hạt.

2. Phân bố
Cẩm xà lặc mọc hoang ở khắp các tỉnh miền Bắc nước ta, đôi khi được trồng làm hàng rào gai nhọn. Ở nước ta, dược liệu này mọc hoang hóa khắp các tỉnh miền núi, trung du từ miền Bắc tới tận các tỉnh miền Nam.
3. Thu hái và chế biến
Đầu tiên đào rễ bóc lấy vỏ phơi khô để xuất, trước đây thu hái cả cành. Quả có thể dùng để giặt quần áo thay xà phòng.
3. Thành phần hoá học
Chưa thấy tài liện nghiên cứu sơ bộ thấy có ancaloit và saponozit.
4. Tác dụng và liều dùng
- Trong nhân dân thường dùng quả thay xà phòng để giặt quần áo, tơ lụa không chiu được kiềm của xà phòng. Vỏ quả rất đắng, muốn ăn thì phải loại bỏ vỏ.
- Vỏ thân và cành dùng chữa lỵ. dùng dưới dạng thuốc sắc. Mỗi ngày dùng 5-10g.
- Lá cây này được dùng giã nát đắp lên vết thương, nhưng ít được dùng hơn lá cây mỏ quạ thuộc họ dâu tằm.

Bài thuốc từ dược liệu cẩm xà lặc
1. Điều trị kiết lỵ
Cẩm xà lặc là một trong những dược liệu giúp điều trị kiết lỵ khá hiệu quả trong đông y. Dùng thân cây khô 25g đến 30g, rửa sạch, sắc nước đặc lấy khoảng 1 bát nước uống trong ngày. Kiên trì uống trong 2 tuần để chấm dứt tình trạng bệnh.
2. Làm thuốc xoa bóp giảm đau nhức, sưng tấy
Cẩm xà lặc là một trong những dược liệu có tác dụng hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp hiệu quả cao trong đông y. Để áp dụng bài thuốc, người bệnh tiến hành như sau: Lấy thân, rễ găng thái lát mỏng phơi khô khoảng 1kg. Đem ngâm đặc với khoảng 1,5 lít đến 2 lít rượu, ngâm trong khoảng 1 tháng là dùng được. Rượu găng chỉ dùng xoa bóp ngoài da ở những vùng cơ khớp bị xưng đau, tầm tím, trấn thương. Theo dân gian rượu cây găng có công dụng tương tự như rượu huyết giác.
Ngoài ra, nếu có cây tươi ta cũng có thể dùng lá găng tươi giã nát đắp vào những vùng cơ thể bị trấn thương, tụ máu vẫn có hiệu quả.

3. Lợi tiểu
Có thể áp dụng bài thuốc từ cẩm xà lặc để hỗ trợ các chức năng thận, trong đó có lợi tiểu với cách thức như sau: Dùng rễ cây sắc uống với liều dùng khoảng 20g khô/ngày.
Lưu ý khi dùng cẩm xà lặc chữa bệnh
Mặc dù cẩm xà lặc thường được đặc trị trong các bài thuốc chữa kiết lỵ, tuy nhiên, người bệnh không nên lạm dụng các bài thuốc từ loài cây này. Khi gặp các vấn đề về sức khoẻ, nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và tham vấn ý kiến của bác sĩ trước khi tự áp dụng các bài thuốc từ dược liệu này tại nhà.
Mặt khác, do các nguyên liệu trong các bài thuốc kể trên đều có nguồn gốc tự nhiên nên cần sơ chế thật kỹ, loại bỏ sạch bùn đất trước khi sử dụng. Đồng thời, đây cũng là nguyên nhân khiến các bài thuốc này có tác dụng chậm, vì thế người bệnh cần kiên trì khi áp dụng.

Trên đây là một số thông tin cũng như bài thuốc về dược liệu cẩm xà lặc. Nếu còn thắc mắc, vui lòng để lại bình luận bên dưới bài viết, các dược sĩ của Metaherb sẽ phản hồi một cách sớm nhất.
Xem thêm: 12 bài thuốc từ độc hoạt giúp điều trị hiệu quả các chứng đau nhức xương khớp, á khẩu,…
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!