3 phương pháp điều trị xuất huyết dạ dày phổ biến cho kết quả tốt nhất hiện nay
Thuốc tân dược, thảo dược tự nhiên và phẫu thuật là 3 phương pháp điều trị xuất huyết dạ dày phổ biến hiện nay. Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, mỗi phương pháp đều có nhưng ưu, nhược điểm riêng. Trước khi áp dụng điều trị, người bệnh nên cân nhắc kỹ
Cách xử lý bệnh nhân xuất huyết dạ dày ngay tại nhà
Xuất huyết dạ dày là thuật ngữ y tế đề cập đến tình trạng máu chảy ra khỏi lòng mạch của dạ dày (chủ yếu là vùng hang vị) với biểu hiện điển hình là đại tiện ra máu hoặc nôn ra máu (bã nôn có máu tươi hoặc màu cà phê). Đây là một dạng cấp cứu nội hoặc ngoại khoa thường gặp cần được chẩn đoán và điều trị sớm.
Vì vậy, khi có dấu hiệu đau thượng vị, nôn ra máu, đi ngoài ra phân đen có mùi hôi tanh, người bệnh hãy tiến hành thăm khám và điều trị ngay.
Trong trường hợp người bệnh bị xuất huyết dạ dày ngay tại nhà, người bệnh cần được nằm nghỉ ngơi, không cử động; nằm đầu thấp để máu có thể lưu thông lên não, hai chân kê cao hơn đầu để máu đi về tim dễ hơn. Ngoài ra có thể chườm đá vào vùng thượng vị để cầm máu.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể được cấp cứu bằng thực phẩm:
- Dùng muối: Pha loang 6-8g muối với 100ml nước lạnh cho bệnh nhân uống từ từ
- Củ sen: Giã nát, nghiền thành bột, lọc láy nước uống
- Cỏ tranh: Bạch mao căn 20g, a giao 6g, trắc bách diệp 16g, gừng nướng cháy 21g, sắc lấy nước uống ngày 2-3 lần.

Bên cạnh đó, người bệnh cần tiếp nhận điều trị thuốc tại các trung tâm y tế uy tín.
Phác đồ điều trị xuất huyết dạ dày
Theo YH hiện đại, hiện nay, có hai phương pháp điều trị xuất huyết dạ dày phổ biến, đó là:
- Thuốc Tây y
- Phẫu thuật
Tùy vào tình trạng mức độ xuất huyết tiêu hóa của mỗi bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị khác nhau. Người bệnh có thể tham khảo thông tin sau.
1/ Điều trị bằng thuốc và truyền máu
Điều trị xuất huyết dạ dày bắt đầu từ tìm hiểu và đối phó với căn nguyên của bệnh. Phác đồ bệnh nhân cần được kiểm tra với bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng. Cụ thể quy trình điều trị bệnh chủ yếu gồm những bước sau:
- Phương pháp được thực hiện đầu tiên là truyền máu để bổ sung lượng máu bị hao hụt. Bác sĩ sẽ xác định nhóm máu và truyền đủ liều lượng máu chảy.
- Bệnh nhân sẽ được truyền dịch và vitamin để hồi phục. Bác sĩ cũng có thể rửa dạ dày bằng nước lạnh để làm sạch vị trí bị chảy máu.

Song song việc truyền máu và truyền dịch, bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng những loại thuốc để ngăn chặn tình trạng chảy máu và phục hồi tổn thương ở niêm mạc.
- Cimetidin: truyền từ 400 – 800mg/ngày vào tĩnh mạch
- Omeprazole: truyền từ 20 – 40mg/ngày vào tĩnh mạch
- Gastropulgite: thuốc dạng dung dịch uống, có tác dụng kháng axit và tạo màng bảo vệ, giúp liền sẹo ở niêm mạc bị tổn thương.
- Thuốc giảm co thắt đường tiêu hóa (Atropine, Baralgin,…)
Đánh giá hiệu quả: Phương pháp truyền máu và sử dụng thuốc tân dược áp dung cho bệnh nhân giai đoạn nhẹ. Trong quá trình sử dụng thuốc người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ như: buồn nôn, chóng mặt, đau đầu, tụt huyết áp. Nếu trong vòng 24h điều trị, có biểu hiện khác lạ hãy thông báo ngay với bác sĩ chuyên khoa.
2/ Phẫu thuật cầm máu
Phương pháp điều trị ngoại khoa được chỉ định cho một số trường hợp viêm loét dạ dày, thủng dạ dày gây xuất huyết đặc biệt nghiêm trọng. Điều trị phẫu thuật chủ yếu hướng đến nhóm đối tượng đã qua điều trị bảo tồn nhưng không đạt được kết quả như kỳ vọng. Trong đó mục đích chính của phẫu thuật dạ dày là cầm máu và bảo toàn tính mạng cho bệnh nhân.
Tùy thuộc vào vị trí và diện tích của vùng niêm mạc bị tổn thương mà bác sĩ điều trị có thể cắt bỏ một phần hoặc toàn phần dạ dày của người bệnh. Thời gian theo dõi và hồi sức sau khi phẫu thuật được chỉ định cụ thể từ bác sĩ điều trị. Tuy nhiên do phẫu thuật dạ dày là phẫu thuật mở nên người bệnh cần nằm viện ít nhất 2 tuần cho đến khi cơ thể phục hồi hoàn toàn.

Đánh giá hiệu quả điều trị: Phẫu thuật áp dụng với những người bệnh có tình trạng xuất huyết nặng. Sau quá trình điều trị người bệnh thường mất thời gian dài nằm viện và khôi phục sức khỏe. Bên cạnh đó, để chống xuất huyết dạ dày tái phát, người bệnh vẫn nên sử dụng thuốc.
Chống tái phát bệnh xuất huyết dạ dày bằng thảo dược tự nhiên
Với cơ chế “giảm tấn công, tăng bảo vệ, ôn bổ tỳ vị, phục hồi nhu động ruột”, những vị thảo dược tự nhiên có thể khôi phục chức năng dạ dày, nâng cao sức khỏe người bệnh sau quá trình điều trị bằng thuốc tân dược và phẫu thuật. Từ đó, phòng chống bệnh tái phát hiệu quả.
Nhiều chuyên gia khuyên rằng, người bệnh nên sử dụng một số sản phẩm có thành phần thảo dược quý dưới đây:
- Lá khôi có chứa tanin và glucosid – những hoạt chất có khả năng chống viêm và làm se vết loét cực tốt. Ngoài ra, chúng còn làm giảm sự gia tăng dịch acid tại dạ dày, làm liền sẹo nhanh hơn cũng như hỗ trợ giảm cơn đau.
- Bồ Công Anh: có chứa nhiều hoạt chất kháng sinh như: xanthophyl, lecithin, violaxanthin, taraxanthin,… cùng vitamin, khoáng chất có tác dụng kháng viêm, giảm đau mà còn giảm vết loét và cầm máu.
- Khổ Sâm: Alcaloid toàn phần – một trong những thành phần chính của khổ sâm có tác dụng tốt cho bệnh nhân đau dạ dày. Bên cạnh đó chúng giàu tannin và chứa hợp chất polyphenl… mang đến khả năng kháng khuẩn, kháng sưng viêm, tiêu diệt vi khuẩn HP.
- Ô tặc cốt: Cầm máu, trung hòa aicd dạ dày, hỗ trợ đẩy lùi cơn đau thượng vị.
- Quán chúng: Vị thuốc kháng viêm hiệu quả, có thành phần bồi bổ nâng cao sức khỏe người bệnh, chống xuất huyết dạ dày tái phát.

Nhiều chuyên gia y tế đã nhận định, thảo dược tự nhiên rất an toàn, lành tính, không có tác dụng phụ. Người bệnh có thể sử dụng lâu dài để bồi bổ cơ thể. Đặc biệt ưu tiên những bài thuốc ứng dụng công nghệ cao khi nghiên cứu và sản xuất.
Để nâng cao hiệu quả điều trị, người bệnh nên kết hợp chế độ ăn uống hợp lý, giàu dinh dưỡng, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Lưu ý dành cho người bệnh xuất huyết dạ dày
Bên cạnh việc tìm hiểu nguyên nhân đau dạ dày để phòng tránh thì bạn cũng nên lưu ý triệu chứng để sớm nhận biết bệnh và có cách điều trị thích hợp. Đặc biệt, chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học và một số lưu ý khác mà người bị đau dạ dày cần lưu ý như sau:
- Chú ý chế độ ăn uống khoa học: Nói “không” với đồ ăn chiên rán, đồ cay nóng, đồ chua, thực phẩm đóng hộp,…. Đồng thời ăn chậm, nhai kỹ, không ăn quá no hay quá đói và uống nhiều nước.
- Tránh xa rượu bia, thuốc lá, chất kích thích.
- Xây dựng chế độ sinh hoạt điều độ: Tập luyện nhẹ nhàng thường xuyên, không thức khuya, làm việc quá sức, vận động quá mạnh sau khi ăn,…
- Giữ tâm trạng luôn thoải mái, vui vẻ, tránh căng thẳng, stress, lo âu.
- Điều trị dứt điểm các bệnh lý khác để tránh gây áp lực lên dạ dày.

Trong bài viết chuyên mục đã cung cấp chi tiếp 3 cách điều trị xuất huyết dạ dày phổ biến. Dựa vào ưu, nhược điểm và mức độ xuất huyết dạ dày, người bệnh có thể lựa chọn phương pháp chữa bệnh thích hợp.
Nếu còn bất cứ lo lắng gì về cách điều trị dứt điểm bệnh lý, người bệnh hãy để lại bình luận bên dưới, Metaherb sẽ giải đáp nhanh nhất.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!