Đau thần kinh toạ là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị bệnh

Đau thần kinh toạ là chứng bệnh liên quan đến dây thần kinh thường gặp phải ở người cao tuổi. Vậy nguyên nhân, triệu chứng của bệnh là gì? Làm thế nào để điều trị và phòng ngừa? Cùng Metaherb tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Đau thần kinh tọa là gì?

Đau thần kinh toạ là chứng bệnh dễ gặp phải ở người cao tuổi. Dây thần kinh tọa là dây thần kinh dài nhất của cơ thể, kéo dài từ tủy sống đến hông và mặt sau của cẳng chân. Đau thần kinh tọa là tình trạng dây thần kinh tọa bị tổn thương hoặc chèn ép gây ra đau nhức dữ dội.

Đau thần kinh toạ
Đau thần kinh toạ gây đau nhức kéo dài

Đây là triệu chứng biểu hiện của các bệnh lý về dây thần kinh, chứ không phải là một loại bệnh, nên người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát sau thời gian điều trị từ 4 – 8 tuần.

Triệu chứng đau thần kinh tọa

Các triệu chứng của đau thần kinh toạ khá dễ nhận biết trong giai đoạn đầu. Người bệnh có thể phát hiện bệnh nhờ một số biểu hiện dưới đây:

  • Đau lưng dưới kéo dài qua hông và mông, xuống một chân.
  • Cơn đau trở nên trầm trọng hơn khi ngồi, ho hoặc hắt hơi.
  • Có thể bị tê chân như bị kiến cắn, châm chích.
  • Cơn đau có thể nhẹ, đau nhức buốt, nóng rát hoặc đau cực độ.
  • Đau thần kinh tọa nghiêm trọng có thể gây khó khăn khi di chuyển, thậm chí không đi lại được.

Các triệu chứng này thường xuất hiện khá đột ngột, có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần.

Nguyên nhân đau thần kinh tọa

Để có phương pháp điều trị và phòng ngừa đau thần kinh toạ hiệu quả, người bệnh cần hiểu rõ các nguyên nhân dẫn đến bệnh dưới đây:

Thoát vị đĩa đệm

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đau thần kinh toạ, chủ yếu là do biến chứng của các bệnh xương khớp gây ra, trong đó phổ biến nhất là thoát vị đĩa đệm. Đĩa đệm là bộ phận vô cùng quan trọng giúp liên kết các đốt sống và khiến cho cột sống luôn được dẻo dai vững chắc. Khi địa đệm bị tổn thương hoặc lồi ra sẽ chèn ép vào dây thần kinh dẫn đến đau thần kinh toạ.

Hẹp cột sống

Theo quá trình lão hoá, sự hao mòn tự nhiên của cột sống có thể dẫn đến tình trạng hẹp ống sống. Hẹp ống sống có thể gây áp lực lên rễ của dây thần kinh tọa, gây đau thần kinh tọa, thường gặp ở người cao tuổi trên 60 tuổi.

Hẹp cột sống
Hẹp cột sống là nguyên nhân dẫn đến đau thần kinh toạ

Khối u cột sống

Mặc dù khá ít gặp phải song đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến đau thần kinh toạ. Đau thần kinh tọa có thể do các khối u phát triển bên trong hoặc dọc theo tủy sống hoặc dây thần kinh tọa. Khi khối u phát triển, nó có thể gây áp lực lên các dây thần kinh phân nhánh từ tủy sống.

Viêm khớp thoái hóa

Đây cũng có thể là nguyên nhân gây đau dây thần kinh tọa. Khi bị viêm khớp, thoái hóa sẽ gây kích thích hoặc sưng dây thần kinh tọa, dẫn đến tình trạng đau nhức.

Hội chứng cơ hình lê

Cơ hình lê là cơ nằm ở phía sau mông. Nó kết nối cột sống dưới với xương đùi trên và chạy trực tiếp qua dây thần kinh tọa. Khi cơ gặp tình trạng co thắt, nó có thể gây áp lực lên dây thần kinh tọa, gây ra các triệu chứng đau thần kinh tọa. Hội chứng này thường gặp ở phụ nữ.

Chấn thương hoặc nhiễm trùng

Các nguyên nhân khác của đau thần kinh tọa bao gồm viêm cơ, nhiễm trùng hoặc chấn thương,…

Nói chung, bất kỳ tình trạng kích thích hoặc nén dây thần kinh tọa có thể gây ra các triệu chứng đau thần kinh tọa. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, không thể phát hiện được nguyên nhân dẫn đến bệnh. Lúc này việc điều trị trở nên khá khó khăn.

Nguyên nhân đau thần kinh toạ
Chấn thương và nhiễm trùng có thể gây đau thần kinh toạ

Đối tượng dễ bị đau dây thần kinh tọa

Đau thần kinh toạ thường gặp phải ở một số nhóm đối tượng nhất định, đặc biệt là những người có nguy cơ gặp các áp lực lên dây thần kinh do lão hoá, mang thai hay mắc các bệnh lý xương khớp. Cụ thể:

  • Những người ở độ tuổi từ 30 – 50.
  • Phụ nữ mang thai dễ gặp phải do áp lực lên dây thần kinh tọa từ tử cung.
  • Người mắc các bệnh lý xương khớp như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa khớp cột sống…

Chẩn đoán đau dây thần kinh tọa

Các dấu hiệu chỉ giúp người bệnh nhận biết bệnh khi bệnh mới khởi phát. Để biết được chính xác nguyên căn dẫn đến đau thần kinh toạ, người bệnh cần phải thăm khám và tiến hành các xét nghiệm, chẩn đoán cần thiết. Dưới đây là các biện pháp chẩn đoán bệnh cần thực hiện.

Bác sĩ khám

Ban đầu, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám tổng quát bằng cách yêu cầu người bệnh thực hiện một bài tập nhỏ đó là ngồi xổm, đi bằng ngón chân, gót chân hoặc nâng cao chân mà không uống cong đầu gối. Đây là cách giúp bác sĩ xác định có thể là dây thần kinh tọa bị kích thích hay không. Bên cạnh đó, việc xác định vị trí của cơn đau, nơi bắt đầu cơn đau cũng giúp bác sĩ có những chẩn đoán ban đầu về bệnh.

Chẩn đoán hình ảnh

Để có kết quả chính xác, người bệnh cần kết hợp cả thăm khám với chẩn đoán bằng hình ảnh. Người bệnh cần tiến hành một số chụp chiếu sau đây:

  • Chụp X – quang: Xác định bất thường xương nhưng không thể phát hiện các vấn đề về thần kinh.
  • Chụp cắt lớp vi tính CT: Dùng thuốc nhuộm tương phản để thu về hình ảnh của tủy sống và dây thần kinh. Nhờ đó xác định nguyên nhân đau thần kinh tọa và có hướng điều trị.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: Thấy được sự liên kết của các đốt sống, dây chằng và cơ bắp.
chup x quang
Chụp X-quang

Đau thần kinh tọa có nguy hiểm không?

Bệnh đau thần kinh toạ có thể tự khỏi sau vài ngày hoặc vài tuần nếu áp dụng đúng phương pháp điều trị. Kết quả thống kê cho thấy, có đến 90% bệnh nhân đau thần kinh tọa bình phục và hoạt động bình thường sau khi điều trị đúng cách. Tuy nhiên, trong một số rất ít trường hợp, có thể xảy ra biến chứng mất kiểm soát bằng quang hoặc ruột. Khi đó, cần phải đến bệnh viện thăm khám ngay lập tức, tránh hậu quả vĩnh viễn.

Dưới đây là những biến chứng nguy hiểm của bệnh đau dây thần kinh tọa:

  • Mất khả năng kiểm soát đôi chân.
  • Mất khả năng di chuyển.
  • Teo cơ, cứng khớp.
  • Vẹo cột sống, dị dạng sống lưng, gù lưng.
  • Liệt chi dưới vĩnh viễn.
  • Hội chứng đuôi ngựa.
  • Chèn ép cơ quan nội tạng.
  • Bài tiết mồ hôi bất thường.

Cách điều trị đau thần kinh tọa hiệu quả nhất

Có khá nhiều phương pháp điều trị đau thần kinh toạ. Mỗi phương pháp sẽ phù hợp với tình trạng cũng như nguyên nhân dẫn đến bệnh khác nhau. Dưới đây là một số phương pháp điều trị phổ biến.

Phương pháp nhiệt lượng

Đây là phương pháp sử dụng nhiệt độ nóng hoặc lạnh để giúp ức chế cơn đau tạm thời. Cách áp dụng phương pháp này khá đơn giản như sau:

Dùng một miếng đệm nóng hoặc túi nước đá chườm lên vị trí đau nhức khoảng 20 phút. Thực hiện liên tục, các lần cách nhau hai giờ. Có thể thử nghiệm hai cách chườm nóng hoặc chưởng lạnh để xem cách nào mang lại sự dễ chịu, thoải mới hơn hoặc xen kẽ giữa hai cách.

Thuốc kê đơn

Đây là phương pháp điều trị đau thần kinh toạ khá phổ biến. Trong điều trị, một số loại thuốc dưới đây thường được sử dụng:

  • Thuốc giảm đau không kê đơn có thể giảm đau ngắn hạn như Acetaminophen.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như aspirin, ibuprofen và naproxen.
  • Bác sĩ có thể chỉ định tiêm steroid để giảm viêm.
Điều trị bằng thuốc
Sử dụng thuốc là phương pháp điều trị phổ biến

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là phương pháp áp dụng các bài tập để phục hồi chức năng vận động và giảm sưng viêm cho người bệnh. Áp dụng vật lý trị liệu như kéo nhẹ gân kheo, lưng dưới. Kết hợp với tập yoga hoặc thái cực quyền để ổn định khu vực bị ảnh hưởng và tăng cường hiệu quả điều trị bệnh.

Lưu ý: Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của người bệnh, một số bài tập có thể không được khuyến khích tập. Người bệnh có thể được khuyên nên đi bộ ngắn, nhẹ nhàng.

Sử dụng thuốc nam

Lá lốt

Lá lốt là trong những vị thuốc chữa bệnh xương khớp hiệu quả. Một số bệnh như phong thấp, đau dây thần kinh tọa, đau lưng, thoái hóa khớp, lão hóa xương… rất hiệu quả.

Rau má

Rau má được biết đến với tác dụng thanh nhiệt giải độc, mát gan, ăn ngon hiệu quả. Nhưng rất ít người biết đến sử dụng nước cốt rau máu cũng là cách chữa đau thần kinh tọa an toàn, hiệu quả.

Chỉ cần uống 1 – 2 bát nước cốt rau má mỗi ngày, sau một thời gian tình trạng đau dây thần kinh tọa được cải thiện rõ rệt.

Cỏ xước

Theo nhiều nghiên cứu, cỏ xước có nhiều tác dụng trong hỗ trợ và điều trị bệnh xương khớp, tim mạch, đau thần kinh tọa là một trong số đó.

Sâm ngọc linh

Là loại sâm quý chỉ có ở Việt Nam, mọc tự nhiên ở vùng đồi núi cao ở Quảng Nam, Kontum…

Sử dụng sâm ngọc linh giúp tái tạo lại lớp sụn ở các khớp, cân bằng sự tái tạo và thoái hóa sụn, tránh cọ xát hai đầu xương, đĩa đệm gây phình đĩa đệm…

Điều trị ngoại khoa – Phẫu thuật

Nếu đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm và bệnh vẫn gây đau dữ dội sau 4 – 6 tuần thì bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật. Phương pháp này sẽ loại bỏ một phần của đĩa đệm giúp giảm áp lực lên dây thần kinh tọa.

Phẫu thuật
Phẫu thuật là cách điều trị triệt để nhưng có thể gây ra biến chứng

Theo thống kê, khoảng 90% bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp này. Cũng có thể dùng phương pháp phẫu thuật khác để giảm đau dây thần kinh tọa do hẹp ống sống.

Sau phẫu thuật, người bệnh cần tránh lái xe, nâng hoặc cúi người về phía trước trong khoảng một tháng. Để mang lại hiệu quả nhanh hơn, bác sĩ có thể đề nghị vật lý trị liệu.

Liệu pháp bổ sung

Một số biện pháp bổ sung khi điều trị đau thần kinh tọa như châm cứu, yoga, xoa bóp, điều chỉnh chiropractic có thể giúp làm giảm đau hiệu quả.

Tiêm corticosteroid

Một số trường hợp, bác sĩ có thể tiêm thuốc corticosteroid vào vị trí xung quanh nơi dây thần kinh tọa bị tổn thương. Cách này giúp giảm đau bằng cách ức chế phản ứng viêm quanh dây thần kinh. Hiệu quả của thuốc sẽ hết trong vòng một vài tháng.

Tuy nhiên, bạn không được sử dụng corticosteroid đường tiêm quá nhiều vì có thể gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng.

Các liệu pháp thay thế

Một số liệu pháp thay thế có khả năng cải thiện triệu chứng đau thắt lưng gồm:

  • Châm cứu
  • Trị liệu thần kinh cột sống (chiropractic)

Cách phòng ngừa đau thần kinh toạ

Đau thần kinh toạ thường đến đột ngột, nhưng người bệnh vẫn có thể phòng ngừa các cơn đau bằng một số cách dưới đây:

  • Tập luyện thể dục đều đặn
  • Duy trì tư thế đúng khi đứng, ngồi hay nâng vật nặng.
  • Bổ sung các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Bổ sung diinh dưỡng
Bổ sung dinh dưỡng giúp người bệnh phòng ngừa đau thần kinh toạ

Trên đây là một số thông tin về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị cũng như phòng ngừa của bệnh lý đau thần kinh toạ. Khi thấy xuất hiện các dấu hiệu của bệnh, người bệnh không nên quá lo lắng mà cần đến các bệnh viện chuyên khoa để thăm khám và chẩn đoán nguyên nhân, từ đó áp dụng phương pháp điều trị cho phù hợp.

Nếu còn bất cứ câu hỏi nào liên quan đến bệnh lý đau thần kinh toạ, vui lòng để lại bình luận bên dưới bài viết, các chuyên gia của Metaherb sẽ phản hồi một cách sớm nhất.

Có thể bạn quan tâm

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?