Đau thần kinh tọa khi mang thai có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị!

Chứng đau thần kinh tọa khi mang thai khiến mẹ bầu vô cùng mệt mỏi, khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày. Vậy nguyên nhân nào gây nên tình trạng trên và làm sao để giảm đau tốt nhất? Hãy theo dõi những gợi ý từ chuyên gia được cập nhật trong bài viết dưới đây.

Đau thần kinh tọa khi mang thai là gì? Có nguy hiểm không?

Đối với bà bầu, đau thần kinh tọa là tình trạng phổ biến mà số đông gặp phải. Thực chất, đau thần kinh tọa không phải là một bệnh mà nó là một trong những triệu chứng biểu hiện của tình trạng bệnh nào đó. Một số bệnh lý có thể gây đau thần kinh tọa bao gồm: thoái hóa đĩa đệm, thoát vị đĩa đệm thắt lưng, trượt đốt sống hoặc hẹp ống sống,…

Đau thần kinh tọa khi mang thai vô cùng phổ biến
Đau thần kinh tọa khi mang thai vô cùng phổ biến

Thông thường, phụ nữ khi mang thi sẽ bị đau thần kinh tọa trong một thời gian ngắn, điển hình khi bước vào tam cá nguyệt thứ 3 ( 3 tháng cuối thai kỳ). Lúc này, khi em bé ngày càng phát triển nhanh, cân nặng của mẹ tăng nhiều dẫn đến sự ảnh hưởng đến một số dây thần kinh. Điều này khiến thần kinh tọa bị ảnh hưởng, gây đau dai dẳng. Tình trạng trên có thể xuất hiện ở một vài tháng hoặc lâu hơn sau khi bạn sinh con mặc dù sự đè ép dây thần kinh do thai không còn nữa.

Vậy đau thần kinh tọa ở phụ nữ mang thai có ảnh hưởng gì? Liệu có nguy hiểm không? Chuyên gia cho biết:

  • Khi bị đau thần kinh tọa, mẹ bầu sẽ phải chịu đựng cảm giác vô cùng khó chịu, âm ỉ, đau nhức, mỏi mệt, việc di chuyển và vận động khó khăn hơn cũng ảnh hưởng đến tâm lý.
  • Trường hợp nếu triệu chứng trên xuất phát từ bệnh lý thoát vị đĩa đệm có thể sẽ khiến mẹ bầu bị suy giảm chức năng vận động, thậm chí nguy cơ tê liệt tứ chi là rất cao.

Vì vậy mẹ bầu cần cẩn trọng, đừng chủ quan với chứng bệnh này. Hãy tìm cách khắc phục, điều trị để tránh ảnh hưởng đến bản thân cũng như thai nhi.

Nguyên nhân gây đau thần kinh tọa khi mang thai

Đau dây thần kinh tọa có thể xuất hiện do một số nguyên nhân điển hình sau:

  • Do sự phát triển của tử cung và thai nhi chén ép lên dây thần kinh gây đau, kích thích phản ứng viêm.
  • Mẹ bầu bị đau thần kinh tọa do đĩa đệm bị thoát vị và trượt ra khỏi đốt sống. Đồng thời, sự co thắt của cơ piriformis sâu trong mông cũng gây gây kích thích dây thần kinh tọa và dẫn đến các cơn đau.
  • Sự gia tăng của hóc môn relaxin trong thai kì có thể khiến các dây chằng ở khu vực xương chậu bị giãn nở, lỏng lẻo, khiến dây thần kinh tọa không còn được bảo vệ tốt và dẫn đến đau nhức khi gặp phải tác động từ bên ngoài.

Triệu chứng đau thần kinh tọa khi mang thai

Nếu thấy xuất hiện những biểu hiện dưới đây thì chắc hẳn chị em đã mắc chứng đau thần kinh tọa, hãy coi chừng nhé:

Đau thần kinh tọa khiến mẹ bầu vô cùng khó chịu
Đau thần kinh tọa khiến mẹ bầu vô cùng khó chịu
  • Cảm giác đau ở vùng thắt lưng, mông và chân.
  • Cơn đau có thể bắt đầu xuất hiện ở lưng dưới rồi lan tỏa xuống chân và khi bạn di chuyển hay vận động thì cảm giác đau nhức, khó chịu càng gia tăng trầm trọng.
  • Chân có cảm giác bị tê, ngứa hoặc châm chích,…
  • Các cơ ở lưng dưới và chân có dấu hiệu bị suy yếu
  • Chi dưới xuất hiện cảm giác nóng rát.
  • Đi lại, đứng, nằm ngồi, thay đổi tư thế và vận động khó khăn hơn.
  • Một số trường hợp xuất hiện tình trạng mất kiểm soát bàng quan và dẫn đến rối loạn đại tiện.

Mẹo giảm đau thần kinh tọa cho bà bầu

Đối với phụ nữ đang trong quá trình mang thai thì việc cải thiện tình trạng đau nhức dây thần kinh tọa là rất cần thiết. Một số mẹo đơn giản mà bạn có thể áp dụng tại nhà như:

Chườm ấm

Sử dụng túi nước ấm để chườm lên vị trí bị đau là một trong những bí quyết đơn giản mà mẹ bầu nên áp dụng. Cách này thúc đẩy tăng cường lưu thông tuần hoàn máu, giảm sự căng tức của các dây chằng vùng lưng và mông, giúp mẹ bầu sẽ có cảm giác thoải mái và dễ ngủ hơn.

Massage vùng bụng dưới và thắt lưng

Bên cạnh chườm ấm thì massage cũng là mẹo đơn giản, làm giảm cơn đau nhanh chóng mà chị em nên tham khảo và áp dụng. Việc thường xuyên massage, xoa bóp vùng thắt lưng và phía bụng dưới sẽ giúp các cơ khớp tại đây được thư giãn, nghỉ ngơi.

Massage giúp giảm cơn đau thần kinh tọa cho mẹ bầu
Massage giúp giảm cơn đau thần kinh tọa cho mẹ bầu

Mỗi lần massage, xoa bóp bụng và vùng lưng dưới, mẹ bầu đã giải phóng được một lượng lớn endorphin, các cơn đau nhức do thần kinh tọa gây ra được đẩy lùi rõ rệt. Vì vậy hãy nhờ chồng hay những người thân xung quanh massage những bộ phận này càng nhiều càng tốt nếu muốn giảm đau nhé.

Tập yoga mỗi ngày

Không chỉ giúp cơ thể dẻo dai, cải thiện tinh thần, chống lão hóa mà yoga còn mang đến nhiều lợi ích cho bà bầu. Đặc biệt, với phụ nữ mang thai bị đau thần kinh tọa thì đây là gợi ý khá tốt. Mẹ bầu cố gắng mở rộng 2 chân hết sức có thể để tránh gây sức ép lên bụng bầu và luyện tập yoga đều đặn mỗi ngày khoảng 30 phút với bài tập đơn giản sẽ mang lại kết quả rất khả quan đấy!

Phương pháp điều trị đau thần kinh tọa khi mang thai

Khi mang thai, việc điều trị bất cứ bệnh lý nào đều cần cẩn trọng. Với tình trạng đau thần kinh tọa, thuốc giảm đau không kê đơn Acetaminophen thường được lựa chọn vì nó có tác dụng giảm đau nhưng ít gây rủi ro cho thai kỳ. Trong khi đó, các thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID) mặc dù có hiệu quả tốt hơn nhưng lại tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nên thường ít được bác sĩ chỉ định.

Mẹ bầu nên tìm gặp bác sĩ để nhận lời khuyên điều trị
Mẹ bầu nên tìm gặp bác sĩ để nhận lời khuyên điều trị

Đặc biệt, việc dùng thuốc với phụ nữ mang thai tiềm ẩn nhiều vấn đề nên không được khuyến khích sử dụng trong trường hợp nhẹ. Với người bị nặng, dùng thuốc uống không thể cải thiện được cơn đau, bác sĩ có thể khuyên bạn nên tiêm steroid vào cột sống để giảm đau nhanh hơn. Tuy nhiên, mọi phương pháp điều trị cần thông qua chỉ dẫn từ bác sĩ, mẹ bầu tuyệt đối không tự ý áp dụng để tránh nguy hiểm cho bản thân và thai nhi.

Bên cạnh điều trị thì mẹ bầu nên chú ý một số vấn đề sau:

  • Nghỉ ngơi nhiều khi bị đau và ngủ nghiêng người sang phía cơ thể không bị đau để giảm áp lực cho dây thần kinh.
  • Ngồi tư thế thoải mái khi làm việc văn phòng.
  • Không nên ngồi lâu mà 1 tiếng cần đứng dậy di chuyển.
  • Không mang vác vật nặng hay vận động mạnh khi mang bầu.
  • Nếu thai quá to, bạn có thể đeo đai nâng bụng. Vật dụng này rất hữu ích trong việc giảm áp lực từ tử cung và thai nhi lên dây thần kinh tọa.
Phụ nữ mang thai cần lưu ý sinh hoạt điều độ để giảm đau
Phụ nữ mang thai cần lưu ý sinh hoạt điều độ để giảm đau

Ngoài ra, mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất vừa tốt cho thai nhi vừa tốt cho hệ vận động, tránh thức khuya hay căng thẳng, lo âu quá mức. Đặc biệt, không tự ý sử dụng bất cứ loại thuốc nào trong quá trình mang thai.

Phía trên là những thông tin chúng tôi cung cấp về đau thần kinh tọa khi mang thai. Hy vọng bài viết hữu ích cho nhiều người. Nếu có bất cứ băn khoăn nào cần giải đáp, hãy để lại bình luận hoặc liên hệ chuyên gia Metaherb để được tư vấn chi tiết!

Có thể bạn quan tâm

5/5 - (2 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?