Đau thần kinh toạ có nên đi bộ không? Nên đi bộ như thế nào để cải thiện đau nhức?
Đau thần kinh toạ có nên đi bộ không là câu hỏi của nhiều người bệnh. Việc đi bộ đúng cách có thể giúp người bệnh cải thiện đau nhức, tuy nhiên, áp dụng sai cách khiến bệnh tình có thể trở nên trầm trọng hơn. Tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Đau thần kinh tọa có nên đi bộ không?
Bệnh đau thần kinh tọa thường xuất hiện khá đột ngột và gây ra những cơn đau kéo dài. Thông thường cơn đau sẽ chạy dọc theo đường đi của dây thần kinh hông to, từ lưng đến bàn chân. Tình trạng đau nhức trong một thời gian dài sẽ khiến bệnh nhân gặp khó khăn trong việc di chuyển và vận động, thậm chí mọi sinh hoạt thường ngày cũng phải nhờ đến người thân giúp đỡ.

Thông thường, bệnh sẽ tự biến mất sau khoảng vài tuần. Tuy nhiên, không có nghĩa là người bệnh không cần phải vận động. Các chuyên gia y tế nhận định, khi mắc phải các bệnh liên quan đến xương khớp, đặc biệt là đau dây thần kinh tọa cần phải vận động và đi bộ thường xuyên. Bởi vậy hình thành thói quen đi bộ mỗi ngày không chỉ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe mà còn có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh.
Vậy đau thần kinh toạ có nên đi bộ không? Câu trả lời là có. Đặc biệt, đi bộ còn giúp người bệnh đau thần kinh tọa cải thiện được tình trạng cứng khớp, đau nhức, tê bì. Đồng thời, ngăn được sự chèn ép của dây thần kinh, giúp quá trình lưu thông máu diễn ra trơn tru hơn. Bên cạnh đó, đi bộ còn có tác dụng nuôi dưỡng phần sụn khớp, nâng cao sức bền, tăng độ linh hoạt. Từ đó giúp xương khớp chắc khỏe hơn.
Ngoài ra, khi bị mắc đau thần kinh tọa, việc đi bộ mỗi ngày sẽ mang lại những tác dụng sau:
- Tăng cường độ đàn hồi của cột sống
- Kiểm soát cân nặng, từ đó giảm áp lực lên đĩa đệm, tủy sống và cột sống
- Nâng cao độ linh hoạt, đàn hồi của các khớp xương
- Cải thiện khả năng vận động và di chuyển
Ngược lại, nếu người bệnh lười vận động, tình trạng có thể kéo dài hơn, thậm chí còn phải đối diện với nguy cơ bại liệt.
Tuy nhiên, không phải đi bộ với thời gian và tần suất cao sẽ tốt cho người bệnh. Khi đi bộ, người bệnh cần phải thực hiện đúng cách và tuân thủ phương pháp dưới đây.

Nên đi bộ như thế nào để giảm đau thần kinh toạ hiệu quả?
Người bệnh cần phải đi bộ đúng cách, nếu không có thể gây ra những phản ứng ngược, khiến bệnh tình ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Để áp dụng các bài tập đi bộ cải thiện đau thần kinh toạ một cách hiệu quả nhất, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:
Chuẩn bị trước khi đi bộ
Một số bước chuẩn bị trước khi bước vào bài tập đi bộ:
- Lựa chọn quần áo đi bộ mỏng, thoáng mát, rộng rãi tránh gây nóng bức, khó chịu khi đi bộ
- Dùng giày thể thao phù hợp, vừa kích thước, không gây khó chịu khi đi lại
- Lựa chọn không gian đi bộ thoáng mát, ít tiếng ồn, trong lành, địa hình bằng phẳng, không gồ ghề khó đi lại
- Nên ăn nhẹ, không ăn quá no trước khi đi bộ khoảng 30 phút đến 1 tiếng.
- Mang nước theo quá trình đi bộ
Trước khi đi bộ cần khởi động
Khởi động là thao tác bất kỳ một người nào cũng cần thực hiện trước khi bước vào một bài tập chữa đau thần kinh tọa hay bất kỳ bài tập nào. Khởi động giúp cơ thể nóng lên, thích nghi với cơ thể chuẩn bị bước sang giai đoạn vận động mạnh hơn, kéo giãn các cơ khớp. Điều này giúp tăng độ đàn hồi của xương, kích thích quá trình lưu thông máy, hỗ trợ tối đa bài tập đi bộ hiệu quả.
Điều này cũng giúp hạn chế các chấn thương khi đột ngột thay đổi thể chất của cơ thể, ngừa sự chèn ép dây thần kinh. Khởi động khoảng 10-15 phút trước khi đi bộ bằng các động tác nâng cao đùi, xoay khớp gối, xoay hông,…
Kỹ thuật đi bộ
Đối với người bị đau thần kinh tọa, khi đi bộ cần tuân thủ cường độ và kỹ thuật hợp lý. Nếu đi bộ với cường bộ mạnh, kỹ thuật không đúng có thể gây ra những tổn thương thậm chí khiến tình trạng đau thần kinh tọa thêm nghiêm trọng.
- Khởi động trước khi đi bộ khoảng 10-15 phút làm nóng người
- Ban đầu, đi bộ một cách nhẹ nhàng, chậm rãi. Sau dần có thể đi nhanh hơn với cường độ cao hơn. Cần tùy theo sức chịu đựng và thể lực của người bệnh.
- Thời gian đầu đi bộ có thể đi chậm, sau dần quen với cường độ có thể đi nhanh hơn
- Đi nhẹ nhàng, lưng, đầu, vai thẳng, thả lỏng chân tay. Không di chuyển quá nhanh hoặc bước quá dài.

Về thời gian đi bộ
Thời gian cũng là vấn đề người bị đau thần kinh tọa cần lưu ý. Nếu thời gian tập luyện quá lâu với cường độ cao, người bệnh không tự lượng sức có thể gây ra những tác dụng ngược trong việc điều trị bệnh.
- Vào thời gian đầu mới đi bộ, người bệnh có thể đi bộ 20-30 phút một ngày, một tuần đi bộ 3-4 buổi tùy vào thể trạng từng người
- Khi thể trạng tăng lên, đau nhức cải thiện, người bệnh có thể tăng lên với cường độ khoảng 45 phút – 1 tiếng. Hoặc bạn có thể chia nhỏ 2 lần vận động mỗi ngày.
- Đi bộ vào buổi sáng hoặc chiều muộn sau khi tan làm là thời điểm tốt nhất
- Nếu trong khi đi bộ có các triệu chứng đau nhức, mệt mỏi, cần nghỉ ngơi ngay để quay về tình trạng ban đầu, điều chỉnh thời gian cũng như cường độ tập luyện.
Lưu ý khi áp dụng các bài tập nói chung dành cho người đau thần kinh toạ
Khi áp dụng bài tập đi bộ để cải thiện bệnh hay bất cứ bài tập nào khác, người bệnh cũng cần phải tuân thủ một số lưu ý dưới đây để hỗ trợ điều trị bệnh một cách hiệu quả nhất:
Lựa chọn bài tập
Cơn đau sẽ được khởi phát khi cơ xương và dễ thần kinh bị chèn ép. Khi bị bệnh, khả năng chịu áp lực của cột sống, nhất là vùng lưng sẽ bị suy giảm. Bởi vậy, việc vận động sẽ trở nên khó khăn hơn những người bình thường.
Vì thế, người bệnh cần phải lựa chọn các bài tập phù hợp với tình trạng của mình. Những người đau nhức dữ dội không nên chọn các bài tập quá nặng bởi có thể làm gia tăng các cơn đau. Tuy nhiên cũng không nên chọn những bài tập quá nhẹ bởi nó không thể phát huy được hiệu quả. Thực tế có những bài tập chuyên biệt dành cho người bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định các bài tập phù hợp với tình trạng của mỗi người.

Cường độ tập luyện
Cường độ tập luyện cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả của bài tập. Việc luyện tập với cường độ phù hợp sẽ giúp bạn mang lại kết quả khả quan hơn, đồng thời hạn chế những chấn thương không đáng có.
Người bệnh nên tập luyện với cường độ tăng dần từ thấp đến cao, việc tập luyện với cường độ cao ngay từ ban đầu khiến cơ thể không có thời gian làm quen, có thể gây tác dụng ngược lại với cơ thể.
Thời gian tập luyện
Đối với người bình thường, việc tập thể thể dục có thể kéo dài hàng tiếng đồng hồ. Tuy nhiên, bệnh nhân cần phân bổ thời gian luyện tập hợp lý. Mỗi ngày người bệnh chỉ nên dành 20-30 phút để tập luyện.
Thời điểm tốt nhất để luyện tập đó là buổi sáng. Nên lựa chọn những nơi thật thoáng mát, địa hình bằng phẳng để luyện tập. Nếu cảm thấy mệt, bạn hãy dành ra vài phút để nghỉ ngơi, nạp năng lượng và tập luyện trở lại.
Trên đây là giải đáp của Metaherb cho câu hỏi: “Đau thần kinh toạ có nên đi bộ không?”. Người bệnh nên duy trì việc đi bộ mỗi ngày để đẩy lùi bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, cần phải áp dụng đúng cách để tránh làm bệnh tình nặng hơn. Tốt nhất nên tham vấn ý kiến của bác sĩ để áp dụng các bài tập luyện phù hợp với tình trạng. Nếu còn thắc mắc, vui lòng để lại bình luận bên dưới bài viết, các dược sĩ sẽ phản hồi sớm nhất.
Có thể bạn quan tâm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!