Người bệnh đau dạ dày nên ăn rau gì? Tiết lộ 10 loại rau “đặc biệt” tốt cho hệ tiêu hóa
Rau xanh chứa nhiều vitamin, chất xơ, khoáng chất rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, đối với người bệnh đau dạ dày nên cẩn trọng khi sử dụng rau xanh. Vậy, đau dạ dày nên ăn rau gì?Trong bài viết, chuyên mục sẽ giới thiệu đến người bệnh 10 loại rau tốt cho hệ tiêu hóa. Hãy cùng theo dõi.
Người bệnh đau dạ dày nên ăn rau gì?
Theo nhiều chuyên gia tiêu hóa, rau xanh là thực phẩm không thể thiếu trong bữa cơm hàng ngày. Tuy nhiên, một số loại rau lại chứa một lượng lớn carbohydrate, chất xơ không hòa tan gây khó tiêu, đầy hơi, không tốt cho dạ dày. Để đảm bảo sức khỏe, người bệnh đau dạ dày chỉ nên bổ sung các loại rau sau đây.
1/ Bắp cải
Bắp cải chứa nhiều vitamin, chất xơ tốt cho sức khỏe. Mới đây, các nhà khoa học người Thụy Điển đã phát hiện trong bắp cải có chứa vitamin U – một chất có khả năng chống viêm loét dạ dày tá tràng, bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi sự tấn công của axit trong dịch vị.
Tuy nhiên, do tính chất dễ phân hủy của vitamin U ở nhiệt độ cao, bạn chỉ nên ăn rau ở dạng tươi trong các món như: nước ép bắp cải, salad bắp cải, bắp cải cuộn thịt để giữ lại tối đa hoạt chất có lợi cho sức khỏe.

2/ Loại rau bảo vệ niêm mạc dạ dày
Nhắc đến loại rau bảo vệ niêm mạc dạ dày người bệnh không nên bỏ qua măng tây và đậu rồng. Đây là 2 loại rau được nhiều chuyên gia y tế đánh giá có nhiều chất dinh dưỡng, tốt cho quá trình phục hồi viêm loét dạ dày:
- Măng tây: Chứa hàm lượng chất xơ phong phú, vitamin P, C, mannan, arginine dồi dào. Đây đều là những chất có khả năng gia tăng dịch nhầy bao bọc niêm mạc, bảo vệ dạ dày khỏi sự tấn công của axit. Nên chọn mầm non của măng tây để thu được giá trị dinh dưỡng cao nhất.
- Đậu rồng: Các chất gluxit, protit có trong loại rau này có khả năng tiết chất nhầy bao bọc, bảo vệ niêm mạc dạ dày. Một số thành phần dinh dưỡng như vitamin A, C, B1, B5, B6, các chất khoáng như sắt, chất xơ cũng đặc biệt hữu ích đến sức khỏe nói chung.
3/ Cải bẹ xanh
Cải bẹ xanh được các chuyên gia đánh giá là loại rau xanh quan trọng cần có mặt trong bữa ăn của bệnh nhân đau dạ dày:
- Thành phần đáng kể các vitamin A, B, C, K, axit nicotinic, carotene, albumin, chất xơ… từ đó giúp hạn chế tình trạng tiết dịch vị trong dạ dày.
- Cải bẹ xanh lành gúp ổn định hệ tiêu hóa, chữa chứng khó tiêu, hạn chế tình trạng tăng tiết axit, kích thích đường ruột, phòng ngừa xuất huyết dạ dày…
- Rau giúp thanh nhiệt, chữa viêm họng, giảm axit uric gây bệnh gout, kiểm soát tốt tiểu đường, phòng bệnh tim mạch.
Cải bẹ xanh có vị cay nhẹ, nhưng nếu dùng nấu canh sẽ có vị ngọt thanh và phát huy hiệu quả tốt.

4/ Lá mơ
Lá mơ tuy có mùi vị khá kén chọn người ăn nhưng loại rau này rất bổ dưỡng, đặc biệt là những người đau dạ dày dạ dày.
- Lá mơ có các thành phần chính là vitamin C, carotene, tinh dầu, và các protein giúp làm giảm triệu chứng sưng viêm.
- Trong Đông Y ghi nhận, lá mơ có tác dụng tốt trong cải thiện tình trạng tăng axit dạ dày. Nhai lá mơ sống được xem là cách giảm đau dạ dày tự nhiên, an toàn và hiệu quả.
- Loại lá này còn hỗ trợ phân giải các protein và giúp cơ thể hấp thu chúng nhanh chóng.
- Một số công dụng khác của lá mơ là chữa cảm lạnh, chữa đau nhức khớp ở người già, thanh nhiệt, tiêu viêm và cải thiện chứng đầy bụng khí tiêu.
5/ Rau mùi tây
Trong rau mùi có thành phần dinh dưỡng đa dạng, gồm vitamin A, B, C, khoáng chất photpho, sắt, canxi, kali… giúp loại bỏ các axit dư thừa tồn tại trong dạ dày. Nhờ thành phần dinh dưỡng trên, loại rau này mang đến rất nhiều lợi ích cho dạ dày:
- Kháng viêm tự nhiên, giảm đau ở dạ dày và ruột hiệu quả
- Cải thiện được chứng ợ nóng, ợ chua, khó tiêu của bệnh trào ngược dạ dày
- Tăng cảm giác ngon miệng nếu bạn thường xuyên buồn nôn và bị mất cảm giác trong ăn uống.
- Tăng cường đề kháng
- Hàm lượng sắt cao nên chúng có thể hỗ trợ phòng ngừa thiếu máu và phòng ngừa xuất huyết dạ dày. Vì những tác dụng này mà bạn không nên bỏ qua chúng trong thực đơn.

6/ Súp lơ xanh
Người bị bệnh trào ngược dạ dày nên ăn rau súp lơ xanh. Súp lơ xanh còn được gọi là bông cải xanh, trong súp lơ có chứa nhiều chất cần thiết cho cơ thể như protein, thiamin, riboflavin, đồng thời còn có các vitamin A, C, K, vitamin B6, folate…..
Nguyên nhân chính khiến súp lơ xanh trở thành loại rau xanh phù hợp với người bệnh trào ngược là do sulforaphane. Đây là một hoạt chất kháng viêm có khả năng tiêu diệt vi khuẩn helicobacter pylori (HP) –nguyên nhân chính gây viêm loét và trào ngược dạ dày. Một số tác dụng khác của súp lơ xanh là phòng ngừa táo bón, bệnh tim mạch và bệnh ung thư.
7/ Rau ngót
Đau dạ dày có được ăn rau ngót không? Đây là vấn đề được rất nhiều người bệnh quan tâm. Rau ngót có tính mát, có khả năng thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể. Đây cũng là nguồn vitamin, chất khoáng, chất xơ phong phú, cần thiết cho cơ thể. Bạn có thể dùng rau ngót để chế biến món canh trong thực đơn dinh dưỡng.
Tuy nhiên, do chứa hàm lượng lớn chất Papaverin (chất có khả năng giảm viêm, hạ huyết áp, giảm đau, gây co thắt tử cung) nên phụ nữ mang thai không nên ăn để tránh hiện tượng tử cung co thắt mạnh gây sẩy thai.

8/ Rau muống
Rau muống giàu chất xơ và nước nên rất tốt để làm sạch hệ tiêu hóa. Những ai thường bị táo bón nên ăn nhiều rau muống. Trong rau muống chứa nhiều photpho và sắt rất tốt cho dạ dày. Một số nghiên cứu cũng cho rằng, ăn nhiều rau muống sẽ cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày và đau dạ dày.
9/ Rau chân vịt
Tên gọi khác của rau chân vịt là cải bó xôi, loại rau này chứa thành phần dinh dưỡng cao và tốt với mọi đối tượng từ già đến trẻ. Những dưỡng chất chính có trong rau chân vịt là thành phần chất xơ, axit folic, kẽm, sắt, canxi, các vitamin A, C…
- Rau chân vịt tiết ra các chất chống viêm giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, giảm nguy cơ viêm loét dạ dày
- Hàm lượng chất xơ cao của rau chân vịt hỗ trợ rất tốt cho hệ thống tiêu hóa
- Axit folic có trong thực phẩm này rất có lợi cho não bộ, cải thiện trí nhớ và điều hòa huyết áp, giảm stress hiệu quả
Rau chân vịt thường được kết hợp nấu canh cùng tôm, hoặc xào, kết hợp với trái cây thành món sinh tố ngon miệng.

10/ Rau thì là
Thì là cũng được các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá cao đối với bệnh trào ngược dạ dày. Sở dĩ thì là tốt cho người bệnh trào ngược dạ dày vì rau thì là rất giàu chất xơ, cùng các vitamin như A, C cùng nhiều khoáng chất khác.
Thành phần chất chống oxy hóa flavonoid của rau thì là có tác dụng giúp giảm viêm, làm xoa dịu cơn co thắt trong dạ dày, từ đó bảo vệ hệ thống tiêu hóa hoạt động ổn định. Các nghiên cứu đã nhận định tình trạng viêm loét dạ dày có thể cải thiện tốt dưới những tác dụng của flavonoid.
Một số tác dụng khác của rau thì là gồm có: chữa cảm lạnh, điều trị viêm đường hô hấp, giảm đau, chống sưng khớp. Bạn có thể chế biến rau thì là thành các món canh, món xào hoặc dùng sống kèm với thịt để hỗ trợ phân giải các chất tốt.
Bên cạnh những loại rau tốt cho dạ dày người bệnh cũng nên chú ý đến một số loại thực phẩm gây hại cho hệ tiêu hóa. Từ dó hạn chế cơn đau thượng vị, bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Đau dạ dày không nên ăn rau gì?
Mặc dù có nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe nhưng những loại rau sau đây được xem là không phù hợp, người bị đau dạ dày nên hạn chế ăn, bao gồm:
- Các loại rau muối chua: Cà muối, dưa muối… có khả năng kích thích sự tăng tiết dịch vị trong hệ tiêu hóa, tạo cảm giác ngon miệng. Bên cạnh đó, đồ muối chua cũng giúp bổ sung thêm cho hệ tiêu hóa một số vi sinh có lợi như acidophilus, lactobacillus,và plan-taru, làm giảm nguy cơ mắc bệnh ruột kết, trĩ…
- Các loại rau sống: Hầu hết các loại rau xanh đều tốt cho người bị đau dạ dày, tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn khi chúng được nấu chín. Một số loại rau ăn sống như húng chó, rau mùi… có chứa nhiều chất xơ dạng không hòa tan, có thể kích ứng niêm mạc dạ dày nếu dùng quá nhiều.

Tất cả những thông tin trong bài viết đã giúp người bệnh giải đáp được câu hỏi “Đau dạ dày nên ăn rau gì?”. Mong rằng với 10 loại rau kể trên sẽ giúp người bệnh thiết lập được thực đơn ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, chất xơ, vitamin tốt cho dạ dày. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào về bệnh đau dạ dày, hãy đặt lại bình luận bên dưới, bác sĩ sẽ giúp bạn giải đáp.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!