Đau dạ dày khó thở có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách điều trị

Đau dạ dày khó thở tuy không quá phổ biến nhưng lại khiến nhiều người vô cùng lo lắng. Vậy thực tế bệnh có nguy hiểm không, nguyên nhân do đâu? Hiểu rõ về bệnh chính là cách giúp bạn có phương án xử lý thích hợp, hiệu quả, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy đến.

Nguyên nhân nào gây đau dạ dày khó thở?

Bên cạnh những triệu chứng điển hình của đau dạ dày như: Đau vùng thượng vị âm ỉ hay dữ dội, ợ hơi, ợ chua, nóng rát vùng bụng, buồn nôn, chán ăn, sút cân, mệt mỏi, đi ngoài,… thì một số trường hợp còn khó thở. Vậy tại sao đau dạ dày lại khó thở? Đây là câu hỏi chung đang khiến nhiều người lo lắng. Theo đó, triệu chứng khó thở kèm theo ở mỗi cơn đau dạ dày có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Theo đó, phần nhiều tình trạng trên xuất phát từ biến chứng trào ngược dạ dày thực quản, tác động trực tiếp đến hệ hô hấp và gây khó thở cho người bệnh. Khi hệ tiêu hóa nói chung và dạ dày gặp phải vấn đềm hoạt động không tốt sẽ dẫn đến lượng thức ăn tồn đọng và lên men, lúc này dịch vị và axit trong dạ dày bị đẩy cao lên thực quản. Đặc biệt, dòng axit từ dạ dày trong quá trình đi qua niêm mạc thực quản sẽ kích thích các đầu mút thần kinh trên bề mặt thực quản khiến bệnh nhân cảm thấy đau tức ngực.

Đau dạ dày khó thở xuất phát từ nhiều nguyên nhân
Đau dạ dày khó thở xuất phát từ nhiều nguyên nhân

Đồng thời, không chỉ ảnh hưởng tới thực quản mà vấn đề từ dạ dày còn tác động đến khí quản, làm chúng bị đè nén và hẹp hơn mới dẫn tới hiện tượng khó thở. Người bị đau dạ dày khó thở nhìn chung đều xuất phát từ vấn đề nghiêm trọng của dạ dày, vì vậy khi gặp triệu chứng trên bạn nhất định không được chủ quan.

Cai thien tieu hoa
Dạ dày Tá tràng Metaherb là một trong những thực phẩm ứng dụng công nghệ cao, giúp hỗ trợ người bị viêm dạ dày và bảo vệ sức khỏe

Đau dạ dày khó thở có nguy hiểm không?

Khó thở là biểu hiện hiếm gặp khi đau dạ dày càng khiến người bệnh thêm phần lo lắng, băn khoăn về mức độ nguy hiểm. Vậy thực tế đau dạ dày khó thở có nguy hiểm hay không? Câu trả lời đương nhiên là “có”. Ở mức độ nhẹ thì chúng chỉ khiến người bệnh khó chịu nhưng nếu nặng có thể làm tắc nghẽn đường thở, đe dọa tính mạng của con người.

Đồng thời, đau dạ dày khó thở đã cảnh báo mức độ nghiêm trọng vấn đề mà dạ dày gặp phải. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến ung thư dạ dày hay nhiều biến chứng khác. Thậm chí trong một số trường hợp, cơn đau dạ dày kèm theo biểu hiện khó thở, làm tắc nghẽn đường thở khiến người bệnh ngất và nguy cơ tử vong “cạn” rất cao nên cần lưu ý.

Đau dạ dày khó thở có thể gây nên biến chứng nguy hiểm
Đau dạ dày khó thở có thể gây nên biến chứng nguy hiểm

Bên cạnh đó, chúng còn nhiều ảnh hưởng tiêu cực khác như:

  • Axit từ dạ dày làm ảnh hưởng đến thanh quản, gây ho cũng như làm thay đổi giọng nói.
  • Thực quản bị tổn thương, vi khuẩn dễ xâm nhập gây viêm loét.
  • Dịch lâu ngày tích tụ có thể hình thành u bướu.
  • Tại các vị trí viêm loét lâu ngày có thể dẫn đến ung thư thực quản.

Mức độ nguy hiểm của bệnh đau dạ dày khó thở là rất lớn nên người bệnh cần tìm cách khắc phục và điều trị sớm, hạn chế ảnh hưởng cũng như ngăn ngừa biến chứng mà chúng có thể gây ra để bảo vệ sức khỏe.

Cách điều trị đau dạ dày khó thở

Khi bị đau dạ dày khó thở cần làm gì ngay và nên điều trị dứt điểm như thế nào? Vì tiềm ẩn nhiều vấn đề nguy hiểm nên khi có triệu chứng trên thì người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và xác định chính xác tình trạng mà bản thân gặp phải cũng như đưa ra liệu trình điều trị và các loại thuốc thích hợp. Người bệnh không được chủ quan và tuyệt đối không tự ý dùng thuốc tại nhà.

Đau dạ dày khó thở vô cùng nguy hiểm nên cần điều trị kịp thời
Đau dạ dày khó thở vô cùng nguy hiểm nên cần điều trị kịp thời

Sau khi xác định chính xác vấn đề mà dạ dày gặp phải, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ và liệu trình điều trị cụ thể, phù hợp với thể trạng riêng của mỗi người. Điều trị đau dạ dày bằng phương pháp tây y hiện đang phổ biến hàng đầu hiện nay. Bên cạnh đó, một số trường hợp chọn đông y hay thảo dược tự nhiên để chữa bệnh đau dạ dày cũng được nhiều người lựa chọn.

Giảm đau dạ dày bằng thảo dược thiên nhiên

Một số loại cây thuốc có tác dụng chữa đau dạ dày phải kể đến như: nghệ, khôi tía, chè dây, bồ công anh, cam thảo. khổ sâm, cây lược vàng, cây dạ cẩm,… Đây là những loại cây thuốc có tác dụng điển hình trong việc điều trị đau dạ dày cũng như mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe.

  • Nghệ: Có chứa hoạt chất curcumin giúp ức chế vi khuẩn HP, giảm tiết dịch vị, phục hồi tổn thương, bảo vệ niêm mạc dạ dày cũng như ngăn ngừa hình thành khối u tại dạ dày.
Giảm đau dạ dày hiệu quả nhờ nghệ
Giảm đau dạ dày hiệu quả nhờ nghệ
  • Lá khôi tía: Chứa thành phần tanin và glucosid có khả năng chống viêm, làm se vết loét, liền sẹo, giảm gia tăng dịch acid tại dạ dày và giảm những triệu chứng của bệnh.
  • Cam thảo: Có tác dụng ức chế tiết acid dịch vị và histamine, thúc đẩy bài tiết dịch nhờn và tăng cường quá trình sản sinh tế bào mới ở niêm mạc, phục hồi tổn thương, se vết loét dạ dày rất tốt.
  • Cây dạ cẩm: Đây cũng là một trong những loại cây có nhiều tác dụng cho sức khỏe, điển hình là giảm đau dạ dày hữu hiệu. Sử dụng cây dạ cẩm là một trong những cách đơn giản đang được nhiều người áp dụng hiện nay.

Các loại thảo dược từ thiên nhiên không chỉ giảm đau dạ dày mà còn an toàn, tránh gây ảnh hưởng đến các hệ cơ quan khác nên được nhiều người yêu thích. Một số loại thảo dược còn mang đến nhiều tác dụng tuyệt vời khác nên bạn có thể tham khảo.

Lưu ý khi bị đau dạ dày khó thở

Đối với người mắc bệnh đau dạ dày nói chung và kèm theo biểu hiện khó thở nói riêng cần được nghỉ ngơi trong không gian thoáng ngay lập tức. Đồng thời, bên cạnh điều trị dứt điểm, người bệnh cần lưu ý chế độ ăn uống, sinh hoạt cũng như tâm lý sao cho hỗ trợ quá trình chữa bệnh nhanh chóng và tốt nhất. Theo đó, khi bị đau dạ dày bạn cần lưu ý:

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống của người bị đau dạ dày nói chung và kèm theo triệu chứng khó thở cần được chú ý. Một số gợi ý từ chuyên gia y tế mà bạn nên nắm được như:

  • Người bệnh nên hạn chế đồ uống có ga, cafein, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ cay, nóng, chua, thực phẩm chứa nhiều axit hay lên men,…
  • Không nên ăn quá no, chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày sẽ tốt hơn.
  • Bổ sung thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa và dạ dày.
  • Không ăn quá mặn hay quá nhạt, hạn chế đồ ăn chế biến sẵn.
  • Uống nhiều nước (đủ 1,5-2 lít/ngày)
  • Không hút thuốc lá hay sử dụng chất kích thích, tránh xa đồ uống chứa cồn như rượu bia,…
Chế độ ăn uống khoa học giúp giảm đau dạ dày
Chế độ ăn uống khoa học giúp giảm đau dạ dày

Sinh hoạt khoa học

Bên cạnh ăn uống thì chế độ sinh hoạt điều độ và tránh xa những thói quen xấu cũng là cách để bảo vệ sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

  • Sinh hoạt điều độ, ngủ nghỉ hợp lý, không thức khuya.
  • Không vận động mạnh sau khi ăn và tập luyện nhẹ nhàng hàng ngày.
  • Luôn duy trì tâm trạng thoải mái, hạn chế căng thẳng, lo âu,…
  • Kê gối cao hơn và nghiêng đầu về bên trái khi ngủ sẽ giúp người bệnh dễ thở hơn.

Đau dạ dày dẫn đến khó thở có thể tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nên bạn cần thường xuyên thăm khám sức khỏe để nắm bắt được tình trạng của bản thân và sớm phát hiện những bất thường của cơ thể. Đừng quên tuân thủ liệu trình điều trị khoa học theo chỉ dẫn của bác sĩ để bệnh mau khỏi và tránh biến chứng hay ảnh hưởng đến các hệ cơ quan khác.

Người bị đau dạ dày nên thăm khám sức khỏe thường xuyên
Người bị đau dạ dày nên thăm khám sức khỏe thường xuyên

Phía trên là những thông tin mà Metaherb cung cấp về bệnh đau dạ dày khó thở, nguyên nhân cũng như cách xử lý, lưu ý khi bị bệnh, hy vọng sẽ hữu ích cho nhiều người. Hãy chia sẻ đến bạn bè, người thân và để lại bình luận ở khung phía dưới nếu bạn có điều băn khoăn, thắc mắc cần chúng tôi giải đáp nhé!

Có thể bạn quan tâm

5/5 - (1 bình chọn)
Hoàng Vân
Chuyên khoa

Dạ dày, Tiểu đường, Gout, Sinh lý

Nơi công tác

Phòng tư vấn và chăm sóc bệnh nhân Metaherb

Nếu có một trong các biểu hiện sau cần tư vấn tôi sẽ hỗ trợ miễn phí

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?