Đau dạ dày khi mang thai có nguy hiểm không? Nên xử lý thế nào?
Đau dạ dày khi mang thai đang là vấn đề mà rất nhiều người gặp phải. Vậy bệnh có nguy hiểm không và trong thời gian đặc biệt này thì mẹ bầu cần nên làm gì để xử lý tốt nhất, không gây ảnh hưởng đến thai nhi? Cùng tham khảo thông tin được gợi ý trong bài viết dưới đây.
Biểu hiện của đau dạ dày khi mang thai
Đau dạ dày khá phổ biến ở mẹ bầu và được biểu hiện vô cùng đa dạng. Tùy thuộc vào tình trạng khác nhau của mỗi mẹ bầu mà triệu chứng có thể sẽ khác biệt. Trong đó, một số triệu chứng điển hình phải kể đến như:
- Buồn nôn hoặc nôn
- Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng
- Đau vùng thượng vị (trên rốn) âm ỉ hay dữ dội
- Chướng bụng, đầy hơi, kém ăn và mệt mỏi
- Một số trường hợp người bệnh có thể bị chảy máu tiêu hóa vô cùng nguy hiểm

Đối với mọi người, triệu chứng của bệnh đau dạ dày vô cùng khó chịu thì với mẹ bầu cảm giác trên càng trầm trọng hơn. Với xuất phát nguyên nhân khác nhau có thể biểu hiện triệu chứng ở mỗi người cũng có sự khác biệt nhất định. Tuy nhiên dù với triệu chứng này thì chúng đều khiến mẹ bầu vô cùng khó chịu. Việc chú ý đến những triệu chứng bất thường trên là cách để mẹ bầu sớm phát hiện bệnh và có cách xử lý thích hợp.
Tại sao mẹ bầu bị đau dạ dày khi mang thai?
Tình trạng đau dạ dày ở mẹ bầu phổ biến hơn người bình thường cũng bởi những thay đổi lớn trong quá trình mang thai. Trong đó, một số lý do phải kể đến như sự phát triển của thai nhi ngày càng lớn khiến tử cung bị đẩy lên cao, vị trí của dạ dày theo đó cũng bị dịch chuyển nhẹ lên trên khiến thức ăn xuống dạ dày bị ứ đọng, khó tiêu và tạo áp lực, gây nên những cơn đau dạ dày âm ỉ hay dữ dội.
Trong khoảng 3 tháng đầu thai kỳ, hormone progesterone được cơ thể sản sinh ra nhiều gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh và làmxuất hiện những cơn đau dạ dày kèm tiêu chảy hay đầy bụng. Trong 3 tháng cuối thai kỳ hoạt động tiêu hóa dễ bị rối loạn khiến cơ thể không thể tiết ra dịch vị làm hệ tiêu hóa hoạt động kém, gây ảnh hưởng đến dạ dày và dẫn đến những cơn đau.

Bên cạnh nguyên nhân kể trên thì một số mẹ bầu nghén ăn đồ chua, thường xuyên ăn hoa quả hay những đồ ăn chua khiến gia tăng lượng acid, tác động đến dạ dày và gây đau. Những trường hợp này thì triệu chứng biểu hiện ợ hơi, ợ chua là điển hình nhất. Đây cũng là nguyên nhân mà nhiều mẹ bầu mắc phải.
Ngoài ra, tâm lý căng thẳng, lo âu, suy nghĩ quá mức của mẹ bầu cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến những cơn đau. Một số trường hợp đặc biệt, mẹ bầu bị đau dạ dày do sự xuất hiện của vi khuẩn HP nên cần lưu ý.
Đau dạ dày khi mang thai nguy hiểm như thế nào?
Không chỉ đối với mẹ bầu mà tất cả mọi người khi mắc bệnh đều chịu những ảnh hưởng tiêu cực. Đau dạ dày cùng triệu chứng bệnh khiến mẹ bầu mệt mỏi, sức khỏe suy giảm, khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống. Đồng thời, khi hệ tiêu hóa và dạ dày gặp vấn đề thì chúng cũng tác động đến sự phát triển của thai nhi.
Bên cạnh đó, một số mẹ bầu đau dạ dày nôn nhiều khiến cơ thể bị mất nước, suy nhược. Trong 3 tháng đầu, dấu hiệu của đau dạ dày cũng cảnh báo sảy thai vô cùng nguy hiểm mà mẹ bầu cần đặc biệt chú ý. Một số trường hợp đau dạ dày gây biến chứng chảy máu dạ dày có thể nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và thai nhi. Chính vì vậy, bị đau dạ dày khi mang thai vô cùng nguy hiểm mà bạn nhất định đừng chủ quan.
Bà bầu có nên sử dụng thuốc trị đau dạ dày hay không?
Theo khuyến cáo từ chuyên gia y tế thì mẹ bầu không tự ý sử dụng bất cứ loại thuốc nào trong suốt quá trình mang thai mà chưa có sự chỉ dẫn từ bác sĩ. Bên cạnh những tác dụng phụ khi sử dụng thuốc đối với mẹ bầu thì chúng còn gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành và phát triển của thai nhi, cụ thể:

- Trong 3 tháng đầu thai kỳ: Tim, cơ quan thần kinh, tay, chân,… của thai nhi bắt đầu hình thành. Chính vì vậy khi bị đau dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu thì việc sử dụng thuốc có thể gây nên tác dụng phụ làm dị tật, quái thai hay nguy hiểm hơn là sảy thai nên mẹ bầu cần nhất định lưu ý.
- Ở 3 tháng giữa thai kỳ: Có thể nói đây là giai đoạn mà thai nhi ít chịu ảnh hưởng bởi thuốc nhưng mẹ bầu cũng nên lưu ý không được chủ quan hay sử dụng bừa bãi các loại thuốc giảm đau dạ dày bởi một số hệ cơ quan như hệ thần kinh, hệ sinh dục ngoài đang có quá trình biêt hóa. Nếu sử dụng thuốc sai cách cũng gây nên những hậu quả khôn lường.
- Ở 3 tháng cuối thai kỳ: Các cơ quan của thai nhi cơ bản đã hoàn thiện nhưng việc sử dụng thuốc có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi cũng như quá trình sinh nở của mẹ. Đây là lý do mà mẹ bầu đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối cũng không nên sử dụng thuốc.
Cách xử lý đau dạ dày khi mang thai
Để chữa đau dạ dày cho bà bầu như thế nào mới hiệu quả mà không làm ảnh hưởng xấu đến mẹ và thai nhi? Đây là câu hỏi chung mà nhiều người tìm kiếm. Trong thời gian nhạy cảm này, thay vì sử dụng thuốc, mẹ bầu có thể làm giảm cơn đau bằng một trong số những cách dưới đây:
Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý
Đây là một trong những vấn đề quan trọng mà mẹ bầu nào cũng cần lưu ý, đặc biệt là những người thường xuyên gặp cơn đau dạ dày trong quá trình mang thai. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học không chỉ giảm đau dạ dày mà còn bảo vệ sức khỏe và tốt cho sự phát triển của thai nhi.

- Phụ nữ mang thai bị đau dạ dày nên bổ sung các dưỡng chất đầy đủ và thực phẩm tốt cho dạ dày.
- Chú ý ăn đồ mềm, ăn chậm, nhai kỹ.
- Không nên ăn quá no hay quá đói mà nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày.
- Nên ăn những món luộc, hấp thay vì đồ chiên xào nhiều dầu mỡ.
- Tránh xa chất kích thích như: rượu, bia, café,…
- Không ăn đồ cay, nóng hay thực phẩm chứa nhiều acid (điển hình là đồ chua) để không gây tổn thương cho dạ dày.
- Thường xuyên ăn hải sản, điển hình là loại chứa kẽm để bổ sung dưỡng chất cho thai nhi cũng như giúp làm lành vết loét dạ dày nhanh chóng, tốt nhất.
- Không vận động mạnh hay nằm ngay sau khi ăn,…
Thực hiện chế độ ăn uống khoa học là cách xử lý tốt nhất khi bị đau dạ dày. Đây là cách an toàn, không những không ảnh hưởng xấu đến thai nhi mà còn mang đến tác dụng tích cực, giúp mẹ bầu khỏe, thai nhi phát triển được tốt nhất.
Sinh hoạt, nghỉ ngơi, vận động khoa học
Bên cạnh chế độ ăn uống thì sinh hoạt khoa học, vận động và nghỉ ngơi điều độ cũng là cách để giảm đau dạ dày cho mẹ bầu. Theo đó, nếu những cơn đau dạ dày thường xuyên xuất hiện, “làm phiền” đến bạn thì hãy thay đổi những thói quen xấu trong sinh hoạt, thay vào đó:
- Ngủ đủ giấc (8 tiếng/ngày), nên ngủ trước 22 giờ và dậy không sớm hơn 5 giờ sáng.
- Dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn nhiều hơn thông thường.
- Vận động nhẹ nhàng như yoga, thiền, đi bộ hay tập hít thở hàng ngày,…
- Không sử dụng thuốc lá hay chất kích thích.

Đây không chỉ là bí quyết để giảm đau dạ dày cho mẹ bầu mà còn tăng cường sức đề kháng, bảo vệ sức khỏe và hỗ trợ mẹ bầu trong quá trình vượt cạn được thuận lợi. Vì vậy hãy chú ý đến thói quen sinh hoạt và điều chỉnh chúng sao cho khoa học nhé.
Hạn chế căng thẳng, lo âu
Tâm trạng của mẹ bầu rất quan trọng, nếu thường xuyên lo lâu, stress có thể dẫn đến nhiều vấn đề nguy hiểm, thậm chí là trầm cảm sau sinh. Thay vì làm việc quá sức hay suy nghĩ quá nhiều thì mẹ bầu cần dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn cũng như duy trì tâm lý thoải mái, vui vẻ, tránh tối đa việc lo âu có thể dẫn đến đau dạ dày hay những ảnh hưởng tiêu cực khác.
Xem thêm: Đau dạ dày cấp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách ứng phó kịp thời!
Lưu ý khi mẹ bầu bị đau dạ dày
Phụ nữ mang thai không được tự ý sử dụng thuốc nên quá trình điều trị đau dạ dày cũng thêm phần khó khăn. Tuy nhiên nếu xuất hiện cơn đau dữ dội, quằn quại, có dấu hiệu ra máu ở bụng dưới, nôn mửa nhiều, kém ăn trong thời gian dài hay hoa mắt, chóng mặt, ngất xỉu,… thì cần đưa ngay mẹ bầu đến cơ sở y tế trước khi quá muộn.

Với chị em phụ nữ, sinh con là cả một hành trình dài đầy khó khăn và vất vả. Lúc này hệ miễn dịch và sức đề kháng bị suy giảm nên dễ có nguy cơ mắc nhiều bệnh lý. Chính vì vậy, mẹ bầu cần luôn đảm bảo duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học để ngăn ngừa bệnh cũng như là phương án xử lý tạm thời cho những cơn đau. Vì không thuộc bệnh nan y nên đau dạ dày ở mẹ bầu có thể tạm hoãn điều trị bằng thuốc, sau khi sinh con và hết khoảng thời gian cho con bú thì bạn có thể tìm gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị dứt điểm bệnh.
Với những thông tin về đau dạ dày khi mang thai có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách xử lý được Metaherb cung cấp như trên hy vọng sẽ hữu ích dành cho nhiều người. Nếu cần chia sẻ hay liên hệ với chúng tôi hãy để lại bình luận ở khung phía dưới bài viết này nhé!
Có thể bạn quan tâm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!