Đau dạ dày dữ dội do đâu? Nguyên nhân và cách xử lý nhanh không để lại biến chứng
Những cơn đạu dạ dày dữ dội xuất hiện thực sự là nỗi ám ảnh kinh hoàng đối với nhiều người. Tuy nhiên tình trạng trên đo đâu, đi kèm những triệu chứng nào? Cần xử lý ra sao mới đúng? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc đó.
Đau dạ dày dữ dội thường đi kèm triệu chứng nào?
Theo nhiều chuyên gia y tế thì đau dạ dày có thể được hiểu phần lớn là tình trạng tổn thương ở niêm mạc dạ dày do các vết loét gây nên. Một số trường hợp xuất hiện cơn đau dạ dày dữ dội nhưng rất khó để xác định chính xác nguyên nhân. Chính vì vậy, theo dõi những triệu chứng đi kèm có thể phần nào giúp người bệnh hình dung được vấn đề bản thân gặp phải và dễ dàng “truy tìm” nguyên nhân cụ thể.
- Đau dạ dày quằn quại kèm biểu hiện nóng rát, cồn cào, tình trạng trên sẽ thuyên giảm khi người bệnh đi đại tiện.
- Đau dạ dày dữ dội kèm tình trạng hôi miệng, đắng miệng, ợ chua, ợ hơi.
- Tình trạng đau kèm theo chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu.
Bên cạnh đó, một số trường hợp cơn đau dạ dày dữ dội còn kèm theo triệu chứng buồn nôn hay nôn, nôn ra máu, tức ngực hay đi ngoài phân lỏng,… Tùy thuộc vào vấn đề mà mỗi người sẽ có những biểu hiện đi kèm khác nhau. Tuy nhiên, dù với bất cứ dấu hiệu nào thì cơn đau dạ dày dữ dội cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, cuộc sống, sinh hoạt và tiềm ẩn hiểm họa khôn lường mà người bệnh có thể chưa hình dung được.
Nguyên nhân nào gây đau dạ dày dữ dội?
Cơn đau dạ dày xuất hiện có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tùy mỗi biểu hiện mà xác định nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân gián tiếp, sâu xa tác động. Điển hình, đau dữ dội, quằn quại vùng thượng vị có thể là tình trạng đau dạ dày cấp, thủng dạ dày hay do viêm loét niêm mạc dạ dày gây nên. Tuy nhiên, dù với bất cứ vấn đề nào từ dạ dày thì nguyên nhân sâu xa, cơ bản hàng đầu kể đến như sau:

Nguyên nhân bên ngoài
Do sự xâm nhập của vi khuẩn HP, nấm, ký sinh trùng
Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên các bệnh lý về dạ dày mà có tới 80% số người gặp phải. Vi khuẩn HP có tên khoa học là Helicobacter pylori – đây là một loại xoắn khuẩn gram âm, chúng sống trong lớp nhày ở bên trên bề mặt niêm mạc dạ dày và gây nên tình trạng viêm loét niêm nạc dạ dày hay biến chứng nguy hiểm điển hình là ung thư. Sự xâm nhập của loại vi khuẩn trên dẫn đến các bệnh lý về dạ dày chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến cơn đau dạ dày dữ dội mà một số người gặp phải.
Do chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học
Bên cạnh sự xâm nhập của vi khuẩn HP hay một số loại nấm thì chế độ ăn uống và sinh hoạt cũng ảnh hưởng trực tiếp đến dạ dày. Nếu bạn ăn quá nhiều đồ cay nóng, đồ dầu mỡ, chiên rán, ăn quá no hay quá đói, ăn nhanh, nhai không kỹ, sử dụng quá nhiều rượu bia hay chất kích thích,… đều tác động tiêu cực đến hệ tiêu hóa nói chung và dạ dày nói riêng. Chính vì vậy đây là một trong những lý do gây nên cơn đau dạ dày âm ỉ hay dữ dội đấy!
Không chỉ chế độ ăn uống mà sinh hoạt không điều độ, thường xuyên ngủ muộn, làm việc quá sức và hoạt động mạnh ngay sau khi ăn,… gây áp lực lên dạ dày và dẫn đến sự xuất hiện những cơn đau dữ dội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống, công việc. Đây là lý giải vì sao những người làm việc quá sức thường có xu hướng mắc bệnh về dạ dày cao hơn bình thường.
Tác dụng phụ từ thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh vốn được ví như con dao hai lưỡi, nếu sử dụng không đúng cách chúng có thể gây nên nhiều vấn đề nguy hiểm cho sức khỏe. Bên cạnh đó, một số loại thuốc kháng sinh liều cao gây ức chế và tiêu diệt vi si vật trong dạ dày, làm mất cân bằng độ pH của môi trường này,… khiến dạ dày chịu tổn thương và xuất hiện cơn đau quằn quại.
Nguyên nhân bên trong
Bên cạnh những nguyên nhân ngoại sinh thì một số vấn đề chủ quan mà người bệnh cần đặc biệt lưu ý phòng tránh. Trong đó, điển hình như:
Do bệnh lý khác bên trong cơ thể
Thiếu máu, bệnh lý đường tiêu hóa đều, ung thư,… đều gây ảnh hưởng đến dạ dày và là nguyên nhân khiến những cơn đau xuất hiện. Tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng khác nhau mà cơn đau có thể âm ỉ hay dữ dội kèm theo những triệu chứng như: xuất huyết tiêu hóa, đi ngoài ra máu, nôn ra máu, ợ hơi, ợ chua, chướng bụng,… mà người bệnh cần đề phòng.

Tâm trạng căng thẳng, stress thường xuyên
Có thể nhiều người còn chưa biết nhưng tình trạng thường xuyên căng thẳng và stress là nguyên nhân bên trong khiến nhiều bệnh lý có cơ hội xuất hiện. Yếu tố tâm lý gây áp lực không chỉ lên dạ dày mà còn nhiều hệ cơ quan và khiến cơ thể bị suy nhược. Chính vì vậy đây cũng là nguyên nhân điển hình gây đau dạ dày mà bạn cần lưu ý tránh.
Dạ dày đau dữ dội cần làm gì ngay?
Trong trường hợp xuất hiện những cơn đau dạ dày dữ dội, người bệnh cần lưu ý bình tĩnh và ứng phó kịp thời để tránh những hệ lụy nguy hiểm. Theo đó, người bệnh nên:
Xử lý tạm thời
Trước tiên cần bình tĩnh, ổn định tâm lý và nằm xuống trong tư thế thoải mái nhất. Đồng thời dùng tay massage vùng bụng đau quặn để giảm cơn đau. Điều này giúp tạo sự dễ chịu cho bệnh nhân. Tuy nhiên việc quan trọng nhất là chú ý những triệu chứng đi kèm với cơn đau để sớm duy đoán nguyên nhân và xử lý kịp thời.
Đưa đến bệnh viện
Tuy có thể xử lý tạm thời để giảm cơn đau cho người bệnh nhưng cơn đau dạ dày dữ dội tiềm ẩn nhiều vấn đề nguy hiểm như: thủng dạ dày, đau dạ dày cấp,… chính vì thế phương án tốt nhất là đưa bệnh nhân đến ngay bệnh viện hay cơ sở y tế gần nhất. Tại đây, các bác sĩ sẽ sử dụng các phương pháp khoa học, tiên tiến để chẩn đoán tình trạng cũng như xử lý tốt nhất.

Đặc biệt, trong trường hợp bệnh nhân khi xuất hiện cơn đau dữ dội như dao đâm, sốc, tụt huyết áp, tâm trạng hoang mang, hoảng sợ, ngất hay khó thở, có biểu hiện trụy tim, nôn ra máu,… thì cần gọi ngay cấp cứu bởi tình trạng này vô cùng nguy hiểm.
Triệu chứng trên nếu là biểu hiện của thủng dạ dày hay xuất huyết tiêu hóa nặng nếu không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Chính vì vậy, trong trường hợp xuất hiện cơn đau dữ dội dù có biểu hiện đi kèm hay không, nhẹ hay nặng thì lời khuyên tốt nhất vẫn là di chuyển người bệnh đến cơ sở y tế để được bác sĩ điều trị.
Lưu ý sau khi bị đau dạ dày dữ dội
Đối với bệnh nhân sau khi đau dạ dày dữ dội và được điều trị tại cơ sở y tế thì cần chú ý tuân thủ nguyên tắc cũng như phác đồ điều trị của bác sĩ. Việc chẩn đoán lâm sàng cùng những phương pháp xác định khoa học có thể tìm ra nguyên nhân chính xác và bệnh lý mà bạn gặp phải. Lúc này hãy kiên trì điều trị theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Đồng thời, với bệnh nhân đau dạ dày dữ dội, sau khi được điều trị khỏi cần chú ý chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học. Người bệnh nên ăn đồ mềm, tránh đồ chua, cay, nóng, đồ ăn đóng hộp,… hay rượu bia, chất kích thích,… Đồng thời nghỉ ngơi, hồi phục cơ thể và giữ tâm trạng luôn vui vẻ, thoải mái nhất. Đặc biệt, đối với người bệnh sau khi điều trị đau dạ dày cơ thể tương đối yếu, hệ tiêu hóa và dạ dày tổn thương cần thời gian hồi phục và chăm sóc tốt nhất.
Cách phòng bệnh đau dạ dày
Xây dựng chế độ ăn uống “3 KHÔNG”
Chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa cũng như cơ quan tiêu thụ thức ăn như dạ dày. Chính vì vậy, trong chế độ ăn uống của mình thì người bệnh cần đặc biệt lưu ý một số điểm sau:
- Không ăn đồ cay, nóng, đồ chua và những thực phẩm quá cứng.
- Không ăn nhanh, nhai không kỹ.
- Không ăn quá no hay quá đói
Thay vào đó, bạn nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày và nạp đủ năng lượng cho bản thân bằng việc cung cấp dinh dưỡng đầy đủ. Bên cạnh đó, hạn chế những thực phẩm gây hại cho dạ dày, tăng cường thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa như: cà rốt, nghệ, mật ong, táo, đậu Hà Lan, chuối,… để ngăn ngừa hình thành và làm lành nhanh vết loét, giảm tiết và trung hòa acid trong dạ dày cũng như bảo vệ lớp niêm mạc được khỏe mạnh.

Sinh hoạt điều độ, khoa học
Để phòng ngừa bệnh đau dạ dày thì chế độ sinh hoạt cần được điều chỉnh sao cho khoa học và những thói quen xấu được loại bỏ. Hãy tập thói quen ngủ sớm thay vì thức quá khuya, như vậy sẽ giúp dạ dày có thời gian được nghỉ ngơi. Đồng thời, hãy tập thể dục thường xuyên, đều đặn với những bài tập nhẹ nhàng như yoga, thiền hay vận động nhẹ,… để cơ thể dẻo dai cũng như tăng sức đề kháng.
Một trong những lưu ý lớn là bạn hạn chế làm việc quá khuya, quá sức hay thường xuyên lao động mạnh,… điều này tạo nên áp lực lớn đến dạ dày, khiến chúng như bị “bóp nghẹt”, tổn thương và gây nên nhiều vấn đề khác nguy hiểm. Hãy chú ý xây dựng chế độ làm việc cũng như sinh hoạt khoa học để phòng ngừa bệnh dạ dày cũng như bảo vệ sức khỏe nhé.
Duy trì tâm lý thoải mái
Đây là một trong những yếu tố khá quan trọng không chỉ đối với điều trị mà còn giúp phòng ngừa nhiều bệnh, trong đó có dạ dày. Ông bà ta có câu “một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ” cũng để hàm ý sự lạc quan, vui vẻ, tâm lý thoải mái là nền tảng để duy trì sức khỏe ổn định và phòng tránh bệnh hữu hiệu.
Với những thông tin mà Metaherb cung cấp về đau dạ dày dữ dội do đâu, phải làm sao để xử lý cùng thông tin liên quan hy vọng hữu ích cho nhiều người. Hãy lưu lại và chia sẻ đến bạn bè để có thể phòng tránh và xử lý nếu tình huống trên chẳng may xuất hiện. Đừng ngại để lại thông tin phía dưới khung bình luận nếu bạn muốn chia sẻ với chúng tôi nhé!
Có thể bạn quan tâm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!