Đau dạ dày có uống được cà phê không?

Với những bệnh nhân mắc bệnh đau dạ dày thì chế độ ăn uống, kiêng cữ phải được thực hiện nghiêm ngặt, tránh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình điều trị. Vậy bị đau dạ dày có uống cafe được hay không? Chi tiết lời giải đáp sẽ được chuyên mục cung cấp trong bài viết sau đây.

Đau dạ dày có uống được cà phê không?

Các nhà khoa học nhận định, những người uống cà phê có nguy cơ mắc phải bệnh lý đau dạ dày cao gấp 3 lần người bình thường. Một số nghiên cứu đã khẳng định rằng vị đắng của cà phê có khả năng kích thích sản xuất axit dạ dày. Đó là lý do tại sao uống cà phê gây ra một số triệu chứng như ợ nóng, loét, buồn nôn, trào ngược axit, khó tiêu.

Uống cà phê khi đói đặc biệt có hại do không có thức ăn để ngăn cản axit cà phê làm hỏng niêm mạc dạ dày. Thực tế, các nghiên cứu đã chứng minh, trong cafe có chứa nhiều thành phần gây hại cho dạ dày, khiến cho vết loét bị tổn thương nghiêm trọng hơn. Nếu sử dụng lâu dài, người bệnh còn phải đối diện với hàng loạt biến chứng nguy hiểm khác.

Đau dạ dày có uống được cà phê không
Người bệnh đau dạ dày không nên uống cà phê

6 lí do người bệnh đau dạ dày không nên uống cà phê

Dùng một cốc cà phê mỗi ngày giúp con người tỉnh táo và có thể năng lượng để hoạt động. Tuy nhiên ít người bệnh biết rằng, cà phê có chứa nhiều hoạt chất kích thích, gây hại cho dạ dày và cơ thể.

1/ Acid chlorogenic gây viêm loét dạ dày

Chất này gây kích thích niêm mạc dạ dày khi bụng người bệnh bị rỗng, đói. Một khi niêm mạc dạ dày bị kích thích sẽ khiến cho bệnh nhân có cảm giác buồn nôn, ợ hơi, ợ chua, đau nhói ở bụng,… Nếu tình trạng này kéo dài, người bệnh sẽ bị viêm loét, tổn thương dạ dày nghiêm trọng hơn. Thậm chí, vết loét gây khó chữa trị nếu người bệnh vẫn tiếp tục sử dụng cafe.

2/ Hợp chất Tanin gây thiếu máu dạ dày

Các nghiên cứu cho thấy chất này là một dạng Polyphenol. Chúng có thể gây ra tình trạng hấp thụ chất sắt trong cơ thể con người. Khi chất dinh dưỡng trong cơ thể được hấp thụ ít, suy giảm nhiều sẽ gây ra tình trạng thiếu sắt, thiếu máu, gây ảnh hưởng trực tiếp đến các cơ quan nội tạng, trong đó có dạ dày. Nếu bệnh nhân bị thiếu máu kéo dài sẽ khiến cho bệnh chuyển biến thành loét dạ dày, rất nguy hiểm.

Cà phê có thể gây thủng dạ dày
Cà phê có thể gây thủng dạ dày

3/ Cafein khiến dạ dày bị thủng

Thành phần này gây kích thích lên não bộ và hệ thần kinh trung ương giúp con người có cảm giác tỉnh táo, thoải mái, dễ chịu hơn. Tuy nhiên, nếu sử dụng caffein nhiều sẽ gây ra tình trạng tăng tiết dịch vị dạ dày. Bên cạnh đó, sử dụng cafe kết hợp với sữa sẽ càng khiến cho vết loét ở niêm mạc bị tổn thương nhiều hơn. Tình trạng này kéo dài có thể khiến cho người bệnh bị thủng dạ dày, co thắt cơ bụng.

4/ Rối loạn tiêu hóa

Thành phần trong cafe sẽ làm giảm sự hấp thu Magie. Đây là một trong những chất có tác dụng rất quan trọng trong việc xây dựng hệ miễn dịch cho cơ thể, hệ tiêu hóa và dạ dày. Sự thiếu hụt thành phần này sẽ khiến cho những bệnh lý ở đường tiêu hóa diễn ra nhanh hơn. Do đó, bệnh nhân bị đau dạ dày sẽ bị rối loạn tiêu hóa, viêm tá tràng, viêm loét dạ dày, cản trở quá trình phục hồi bệnh.

5/ Đi tiểu nhiều hơn

Thực chất, cafe tác động lên cơ thể của con người giống như một loại thuốc lợi tiểu. Sử dụng cà phê càng nhiều sẽ khiến bạn đi tiểu thường xuyên hơn. Điều này cũng có nghĩa bạn sẽ bị mất nước nhiều hơn và có nguy cơ đối diện với tình trạng táo bón, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất tạo áp lực co bóp lên dạ dày.

Tác động của cà phê đến người bệnh đau dạ dày
Cà phê khiến người bệnh thường xuyên đi tiểu

6/ Mất ngủ

Sử dụng nhiều cafe, nhất là vào ban đêm sẽ khiến cho bệnh nhân đau dạ dày bị mất ngủ, thường xuyên lo lắng. Những thành phần trong cafe sẽ khiến cho thức ăn không được tiêu hóa tốt, ảnh hưởng đến não bộ, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, buộc dạ dày phải hoạt động hết công xuất.

Như vậy, có phê có nhiều hoạt chất gây hại cho dạ dày và cơ thể con người. Nếu không muốn bệnh trở nên tồi tệ hơn, người bệnh nên dừng sử dụng cà phê mỗi ngày. Thay vào đó, hãy sử dụng những loại nước uống tốt cho cơ thể, giảm đau dạ dày hiệu quả.

5 loại nước uống tốt cho dạ dày

Để làm giảm triệu chứng, hầu hết bệnh nhân đều tìm đến các loại thuốc tây. Mặc dù đem lại những tác dụng mau chóng nhưng cách điều trị này thường tiềm ẩn nguy cơ mắc tác dụng phụ. Để tránh gặp phải vấn đề này, bệnh nhân có thể sử dụng các loại nước uống trị đau dạ dày. Vậy đau dạ dày nên uống nước gì?

1/ Nước ép cà rốt và bạc hà

Đây là loại nước ép có tác dụng rất tốt trong việc khắc phục các triệu chứng bệnh đau dạ dày. Bởi trong thành phần của cà rốt có chứa nhiều chất Beta caroten. Nếu cơ thể hấp thụ chất này vừa đủ, nó sẽ giúp bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày. Đồng thời, cà rốt có tính kiềm nên giúp trung hòa lượng acid dư thừa, khắc phục các triệu chứng ợ nóng.

Cách làm: Chỉ cần dùng cà rốt tươi, để nguyên vỏ rồi rửa sạch, cắt khoanh. Cho chúng vào nồi và đun sôi với khoảng 4 cốc nước. Sau đó, nghiền nát cà rốt, vắt lấy nước để uống khi đang nóng.

Nước ép cà rốt
Nước ép cà rốt thơm ngon

2/ Trà gừng mật ong

Gừng có tác dụng kháng viêm, chống khuẩn, giúp trung hòa acid khắc phục các triệu chứng chướng bụng, ợ hơi… Khi được kết hợp với mật ong, hiệu quả của bài thuốc lại càng được tăng lên. Bởi trong thành phần của mật ong chứa nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe, nó cũng giúp kháng viêm, chống khuẩn.

Cách làm: Chuẩn bị một cốc nước nóng, cho vào đó khoảng 5 – 6 lát gừng tươi rồi đậy nắp kín. Khoảng 5 phút sau thì cho thêm ít mật ong vào, dùng thìa quấy đều lên rồi uống khi nước đang ấm nóng. Ngoài ra, có thể vắt thêm ít nước cốt chanh vào để dùng, nó sẽ làm tăng hiệu quả cho bài thuốc.

3/ Đau dạ dày nên uống nước lá bạc hà

Tthành phần của lá bạc hà có chứa các loại tinh dầu như menthone và menthol. Chúng đều là những hoạt chất có tác dụng kháng viêm, ức chế cơ trơn bao tử và ruột. Từ đó nó giúp làm giảm cơn đau, đồng thời giúp sát khuẩn cực mạnh. Vì thế nếu chưa biết bị đau dạ dày nên uống nước gì, bạn có thể dùng nước lá bạc hà theo cách sau:

Cách làm: Chuẩn bị lá bạc hà tươi, đem đi rửa sạch. Cho chúng vào ấm và đun sôi lên với chút nước rồi chắt lấy nước này để uống là được. Hoặc bạn cũng có thể thêm ít tinh dầu bạc hà vào ly nước trà xanh để uống cùng.

Trà bạc hà tốt cho người bệnh dạ dày
Nước ép lá bạc hà giảm nhanh đau dạ dày

4/ Giấm táo

Các loại acid nitric tự nhiên có trong loại giấm này sẽ làm cho hệ tiêu hóa phân giải tinh bột tốt hơn, giúp kích thích quá trình tiêu hóa thức ăn. Đồng thời, giấm táo còn có khả năng giúp cho các vi khuẩn trong đường ruột được khỏe mạnh.

Cách làm: Chuẩn bị một ly nước ấm hoặc nước lạnh cũng được, cho khoảng 2 – 3 thìa giấm táo vào rồi khuấy đều để uống. Với cách chữa trị này, bệnh nhân nên sử dụng trước bữa ăn và nên uống thường xuyên sẽ thấy được tác dụng của nó.

5/ Nước dừa kết hợp với nghệ vàng

Theo các nghiên cứu cho thấy, trong nước dừa chứa nhiều enzyme kháng khuẩn. Nó sẽ làm ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn gây hại cho đường ruột. Ngoài ra, nước dừa còn chứa nhiều khoáng chất tốt cho sức khỏe như canxi, kali… Vì vậy khi được kết hợp với nghệ vàng, chúng sẽ làm tăng hiệu quả. Cách thực hiện như sau:

Cách làm:

  • Đem dừa tươi đi chặt phần đầu rồi chọc thủng lỗ, bắc dừa lên bếp đun sôi với ngọn lửa nhỏ. Khoảng 30 phút sau thì chắt nước ra cốc, cạo cả cùi dừa để dùng.
  • Chia lượng nước dừa vừa thu được thành 2 lần dùng, uống trước bữa ăn khoảng 30 phút để mang đến hiệu quả như mong muốn.
  • Nghệ vàng đem rửa sạch, giã nhuyễn và vắt lấy nước cốt. Uống nước nghệ vào lúc 4 giờ sáng, rồi nên lấy gối kê lưng để  ngủ tiếp. Kết hợp dừa và nghệ theo cách này sẽ giúp các cơn đau dạ dày thuyên giảm đáng kể.
Kết hợp nghệ và dừa chữa đau dạ dày
Nước dừa và nghệ làm lành niêm mạc dạ dày

Với căn bệnh dạ dày, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi có vai trò rất quan trọng. Để dễ dàng kiểm soát căn bệnh này, bệnh nhân nên thiết lập cho bản thân một chế độ sống khoa học. Sử dụng thực phẩm có nhiều chất, xơ vitamin, tinh bột, thúc đẩy quá trình làm lành niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Từ đó giảm đau dạ dày hiệu quả.

Tất cả thông tin trong bài viết đã giúp người bệnh giải đáp được câu hỏi: “Đau dạ dày có uống được cà phê không?”. Cà phê có chứa nhiều hoạt chất bào mòn niêm mạc, khiến bệnh trở nên tồi tệ hơn. Thay vào đó người bệnh nên sử dụng 5 loại nước tốt cho tiêu hóa chuyên mục vừa cung cấp.

Nếu còn bất cứ băn khoăn gì về bệnh lý và cách điều trị, người bệnh hãy để lại bình luận bên dưới, dược sĩ của Metaherb sẽ giải đáp nhanh chóng.

Có thể bạn quan tâm:

vote
Hoàng Vân
Chuyên khoa

Dạ dày, Tiểu đường, Gout, Sinh lý

Nơi công tác

Phòng tư vấn và chăm sóc bệnh nhân Metaherb

Nếu có một trong các biểu hiện sau cần tư vấn tôi sẽ hỗ trợ miễn phí

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?