Đau dạ dày có nên ăn chuối không?
Đau dạ dày có nên ăn chuối không? Đây là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm hiện nay. Có nhiều ý kiến cho rằng, đau dạ dày không nên ăn thức quả này. Có nhiều tài liệu lại khẳng định, sử dụng chuối hàng ngày rất tốt cho quá trình phục hồi niêm mạc bị tổn thương. Vậy, thực hư sự thật của vấn đề này ra sao? Chuyên mục sẽ đưa ra câu trả lời chi tiết nhất trong bài viết. Người bệnh hãy cùng theo dõi.
Lợi ích của chuối đối với hệ tiêu hóa
Đau dạ dày ngày càng phổ biến trong cuộc sống của con người. Bệnh lý thường xuyên gây ra một số triệu chứng khó chịu như ợ chua, ợ hơi, đau rát thượng vị, buồn nôn, đầy bụng, khó tiêu, acid trào ngược. Theo cảnh báo của Bộ Y tế, nếu không chữa trị nhanh chóng, bệnh lý có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong đó có ung thư dạ dày.

Đa số bác sĩ tiêu hóa khuyên rằng, người bệnh đau dạ dày nên thường xuyên bổ sung chất xơ, vitamin, khoáng chất tốt cho sức khỏe từ rau củ và trái cây. Tuy nhiên, không phải loại trái cây nào cũng có tác dụng tốt cho cơ thể. Và người đau dạ dày có nên ăn chuối không? Vấn đề này vẫn là một ẩn số.
Để giải đáp câu hỏi trên, chuyên mục đã thu thập rất nhiều thông tin về loại quả này và đúc rút được:
- Chuối có chứa hàm lượng tinh bột, protein, vitamin A, E, C, vitamin 11 và rất nhiều khoáng chất khác giúp tăng cường sức đề kháng, tránh nhiễm trùng, giảm sưng, hạn chế tình trạng xuất huyết tiêu hóa.
- Hàm lượng Kali trong chuối rất cao, giúp ngăn ngừa tình trạng tăng huyết áp, giúp hạ đường huyết và giảm cholesterol trong máu.
- Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, chuối có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, kháng nấm, đặc biệt là vi khuẩn HP – một trong những nguyên nhân gây nên ung thư dạ dày.
- Thực tế cho thấy, trong một quả chuối có chứa khoảng 27,7g chất bột đường, 1,1g đạm, 74g nước và rất nhiều khoáng chất như magie, mangan…hỗ trợ hệ tiêu hóa, khắc phục triệu chứng đau dạ dày, kích thích sản sinh một hoạt chất giúp bảo vệ thành và niêm mạc dạ dày.
- Trong chuối còn chứa hoạt chất Pectin, một loại sợi vô cơ có thể hòa tan trong môi trường dạ dày. Từ đó, kích thích sản sinh chất nhầy, giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, giảm táo bón, đầy bụng, đau thượng vị.
- Hoạt chất oxy hóa Delphinidin trong chuối có khả năng khống chế sự phát triển và lây lan của khối u, ngăn sự phát triển của các gốc tự do. Các chuyên gia khuyến cáo, sử dụng chuối trong thời gian dài có khả năng chống ung thư hiệu quả.

Với những lợi ích kể trên, chuyên mục có thể khẳng định, người bệnh đau dạ dày nên ăn chuối thường xuyên. Để thay đổi khẩu vị trong gia đình, người bệnh có thể chế biến chuối đa dạng trong nhiều món ăn, kết hợp với nhiều thực phẩm khác.
4 món ăn từ chuối mang đến hiệu quả chữa đau dạ dày thần kỳ
Chuối có vị ngọt, tính mát, người lớn và trẻ em đều yêu thích loại trái cây này. Để tăng thêm phần thơm ngon mà vừa mang hiệu quả giảm đau dạ dày, người bệnh nên biến tấu nhiều món ăn cùng chuối. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu 4 món ăn thơm ngon, bổ dưỡng từ chuối giúp bạn giảm đau dạ dày hiệu quả:
1/ Chuối chiên sốt mật ong
– Chuẩn bị: 4 quả chuối chín, 200gr bột mì, mật ong
– Chế biến: Chuối bóc vỏ để nguyên quả. Sau đó khuấy đều 200gr bột mì cùng 300ml nước thành hỗn hợp lỏng. Nhúng chuối vào hỗn hợp, sau đó chiên trên chảo ngập dầu đến khi vàng. Khi ăn dưới thêm mật ong để tăng hương thơm.
2/ Bánh chuối chiên
– Chuẩn bị: 3 quả chuối, 200gr bột mì, 50gr đường
– Chế biến: Chuối bóc vỏ, cắt đôi theo chiều dọc. Người bệnh sử dụng 2 lát chuối, nhúng trực tiếp vào bột mì đã hòa với nước và đường. Sau đó chiên trên chảo ngập dầu đến khi vàng. Nên ăn khi nóng để thấy được độ giòn ngon.

3/ Chuối và sữa chua
– Chuẩn bị: 1 quả chuối, 20gr mít, nho, táo, kiwi, dâu tây, 2 hộp sữa chua có đường, 5ml sữa đặc.
– Chế biến: Chuối, nho, táo, kiwi, dâu tây cắt hạt lựu. Mít xé sợi dài. Trộn sữa chua, sữa đặc và các loại hoa quả để thưởng thức. Có thể cho thêm đá tùy theo khẩu vị mỗi người bệnh.
4/ Kem chuối
– Chuẩn bị: 3 quả chuối chín, 2 hộp sữa chua không đường, bột năng, 1 hộp nước cốt dừa, 200ml sữa tươi, lạc rang, dừa nạo sợi, khuôn kem.
– Chế biến: Đun hỗn hợp sữa tươi, nước cốt dừa trên bếp. Không được đun sôi, khi hỗn hợp ấm ấm, cho thêm bột năng và sữa chua không đường vào. Nấu trên lửa nhỏ đến khi hỗn hợp đặc lại. Tắt bếp và để nguội. Chuối cắt miếng tròn, mỏng. Trộn hỗn hợp chuối, lạc rang, dừa nạo vào sữa vừa nấu. Đổ vào khuôn kem, bảo quản trong ngăn đông tủ lạnh 8 tiếng là hoàn thành.
– Chú ý: Đây là một món ăn lạnh, vì vậy người bệnh nên sử dụng một lượng vừa phải để bảo về họng và thực quản. Ngoài ra, món ăn này nên sử dụng vào mùa hè, xua tan nóng bức.

Cũng như những thực phẩm khác, khi sử dụng thức quả người bệnh nên nằm lòng một số lưu ý. Từ đó, sử dụng đúng cách và bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hóa.
Top những lưu ý “đặc biệt” khi người bệnh đau dạ dày thưởng thức chuối
Chuối rất phổ biến trong bữa tráng miệng của gia đình Việt. Không những thơm ngon, loại trái cây này còn có tác dụng rất tốt, làm giảm đau dạ dày hiệu quả. Bác sĩ đầu ngành tiêu hóa khuyên rằng, duy trì ăn chuối đúng cách, người bệnh đau dạ dày có thể cải thiện đáng kể tình trạng đau thượng vị, đánh bay nhiều triệu chứng.
Vì vậy, trước khi sử dụng thức quả hãy nằm lòng những lưu ý dưới đây:
- Người bệnh đau dạ dày chỉ nên ăn chuối chín. Tránh ăn chuối xanh, đặc biệt là chuối tiêu xanh, vì nó khiến bụng bạn khó chịu, cồn cào, gây khó tiêu, chướng bụng…Điều này không giúp bệnh đau dạ dày thuyên giảm mà ngày càng trở nặng.
- Hãy đảm bảo bạn ăn chuối khi no, cách bữa ăn khoảng 20-30 phút. Tuyệt đối không nên ăn chuối khi bụng đang trống rỗng.
- Những người bị đau dạ dày ưu tiên ăn chuối cau, chuối ngự, chuối tây…Lưu ý, chuối tiêu dễ gây nên tình trạng đầy bụng, khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng, không tốt cho dạ dày.
- Mỗi ngày chỉ nên ăn từ 2-3 quả chuối chín là đủ, nếu ăn nhiều quá dễ gây ra các tác dụng phụ. Chẳng hạn như trong chuối có tính hàn nên khi quá dư thừa sẽ gây ra rối loạn chức năng dạ dày, đường ruột. Không những vậy, còn gây ra mất cân bằng tỉ lệ giữa khoáng chất như kali, natri, magie, canxi trong cơ thể.
- Khi chọn mua chuối cần đảm bảo chuối sạch, nếu là chuối chín cây càng tốt, tránh mua chuối không an toàn, có nhiều chất trừ sâu, bảo vệ thực phẩm, chất kích thích làm chín.
- Kết hợp với thực đơn ăn uống khoa học: Tuyệt đối không sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích, thực phẩm cay nóng, thực phẩm có nhiều chất phụ gia, thức ăn nhanh, giảm lượng muối trong thức ăn
- Hạn chế thức khuya, căng thẳng, giúp dạ dày thư giãn giảm co bóp
- Tăng cường bổ sung rau xanh, vitamin, khoáng chất
- Bổ sung protein cũng là một điều cần thiết trong quá trình điều trị

Theo thống kê trong nhiều nghiên cứu khoa học, Việt Nam nằm trong nhóm nước có dân số mắc bệnh lý đau dạ dày cao nhất thế giới. Nguyên nhân chính xuất phát từ thới quen ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học của chúng ta. Bệnh lý này có diễn biến phức tạp và nhanh chóng dẫn sang biến chứng. Vì vậy, người bệnh hãy chữa trị ngày khi có dấu hiệu nhẹ.
Trong bài viết này, Metaherb đã cung cấp thông tin chi tiết nhất giải đáp cho câu hỏi: “Đau dạ dày có nên ăn chuối không?”. Đồng thời, chuyên mục đã tổng hợp đầy đủ những bài thuốc chữa đau dạ dày từ chuối. Mong rằng với những thông tin bổ ích trên, có thể giúp người bệnh thiết lập được thực đơn ăn uống phù hợp, phương pháp điều trị bệnh hiệu quả. Chúc bạn sớm khỏi bệnh!
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!