Đau dạ dày có nên ăn bánh cuốn không? Nguy hại ẩn dấu từ món ăn quen thuộc

Bánh cuốn có vị thơm ngon từ gạo, kết hợp cùng nhân thịt, hành mỡ hoặc trứng rất phù hợp với nhiều đối tượng. Tuy nhiên, đối với người bệnh đau dạ dày có nên ăn bánh cuốn không lại là vấn đề khó giải đáp. Trong bài viết, chuyên mục sẽ phân tích lợi, hại của món ăn này và đưa ra lời khuyên. Hãy cùng theo dõi!

Đau dạ dày có nên ăn bánh cuốn không?

Bánh cuốn là món ăn dân dã rất phổ biến ở cả nông thôn lẫn các thành phố lớn của Việt Nam. Nhiều người vẫn nghĩ đây là món ăn lành tính vì nó chỉ sử dụng 2 nguyên liệu cơ bản là bột gạo pha với một lượng nhỏ bột năng. Nếu chỉ dùng đúng 2 nguyên liệu là bột gạo và bột năng, bánh cuốn làm ra sẽ có màu trắng đục.

Tuy nhiên, đa số bánh cuốn được bán tại các điểm ăn uống hiện nay lại có màu trắng tinh rất đẹp mắt. Để có được màu trắng này, đồng thời giúp bánh tươi ngon hơn, người làm bánh thường phải cho thêm vào hỗn hợp bột một số loại phụ gia làm trắng.

Tiêu biểu là chất phụ gia có thành phần lưu huỳnh và hàn the mang tên tinopal. Loại phụ gia này thường được ủ trong nguyên liệu qua đêm để làm bánh cuốn có ngoại hình hấp dẫn hơn nhưng lại có hại đến đường tiêu hoá, niêm mạc thành ruột dẫn đến nguy cơ có thể bị viêm loét dạ dày, viêm loét ruột.

Ngoài ra hàn the gây ảnh hưởng đến đường tiêu hoá gây ra tình trạng nôn ói, tiêu chảy, đau bụng. Bên cạnh đó, không ít người làm bánh còn cho thêm vào nguyên liệu các chất tẩy trắng hay chất làm chua độc hại khác.

Những thành phần thêm vào này có thể khiến bánh cuốn đẹp, dai và ngon hơn. Tuy vậy, hầu hết những thành phần cho thêm này đều là những hóa chất khá độc hại và không có nhiều người làm bánh lại thật sự có tâm để sử dụng các chất phụ gia an toàn đắt đỏ.

Đau dạ dày có nên ăn bánh cuốn không?
Nhiều người thắc mắc đau dạ dày có nên ăn bánh cuốn không?

Khi ăn bánh cuốn thường xuyên, các chất có hại này có thể bị tích tụ lại, gây nguy hiểm cho cơ thể. Đặc biệt là với người đã mang sẵn bệnh đau dạ dày, những cơn đau sẽ càng lúc càng tồi tệ hơn.

Vì lẽ này mà ta có thể kết luận rằng người bệnh đau dạ dày nói riêng hay đang gặp rắc rối với hệ tiêu hóa không nên thường xuyên sử dụng. Bên cạnh đó, thay vì sử dụng bánh cuốn người bệnh có thể bỏ sung thêm rau, củ, quả, thực phẩm giàu tinh bột, protein thúc đẩy quá trình làm lành niêm mạc dạ dày.

Lời khuyên về chế độ ăn uống cho bệnh nhân đau dạ dày

Đau dạ dày có nên ăn bánh cuốn đã được trả lời đó là nên hạn chế ăn. Vậy người bị đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để hỗ trợ cho việc điều trị bệnh dạ dày được hiệu quả?

Người bệnh đau dạ dày nên xây dựng thực đơn dinh dưỡng khoa học
Người bệnh đau dạ dày nên xây dựng thực đơn dinh dưỡng khoa học

1/ Đau dạ dày nên ăn gì?

Hãy lưu ý một số thực phẩm sau đây:

  • Bánh mì: Bánh mì chủ yếu được làm từ bột mì hoặc các loại ngũ cốc xay nhuyễn, ủ men và nướng chín. Bánh mì cung cấp năng lượng cho người ăn và còn có tác dụng thấm hút bớt lượng axit dịch vị bị dư. Do đó mà người bị đau dạ dày ăn bánh mì sẽ góp phần đẩy lùi các cơn đau một cách mau chóng. Mỗi khi đau, người bệnh có thể dùng một ít bánh mì khô để làm giảm cơn đau, không nên ăn bánh mì phô mai hoặc bánh mì ngọt…
  • Bánh quy: Bánh quy nói riêng và các loại bánh làm từ bột mì ít ngọt nói chung khá thích hợp cho người đang bị đau dạ dày vì chúng có khả năng bao bọc lấy niêm mạc dạ dày, thấm hút bớt dịch vị, từ đó bảo vệ thành dạ dày khỏi tổn thương và giảm thiểu đau đớn.
  • Chuối: Chuối giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất, chống nhiễm  trùng đường tiêu hóa hiệu quả. Trong chuối còn chứa một lượng lợi khuẩn đáng kể, giúp người dùng tránh khỏi tình trạng đầy bụng, giúp kích thích sản sinh các tế bào niêm mạc dạ dày. Ngoài ra thì chuối còn có chất delphinidin – chất chống oxy hóa, hạn chế các khối u dạ dày phát triển.
  • Đu đủ chín: Loại trái cây nhiệt đới này không chỉ thơm ngon mà còn có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư đường tiêu hóa. Hàm lượng chất xơ cực lớn trong đu đủ chín rất hữu hiệu trong việc loại bỏ độc tố tích tụ, ngăn ngừa nhiễm độc đường tiêu hóa.
  • Sữa chua: Acid lactic trong sữa chua có khả năng bám vào bề mặt phía trong dạ dày (niêm mạc dạ dày). Chúng bảo vệ niêm mạc dạ dày và làm tiết ra các kháng sinh tự nhiên để kìm hãm khuẩn Helicobacter pylori, không cho chúng phát triển. Vi khuẩn H.pylori là nguyên nhân lớn gây ra bệnh đau dạ dày, do đó mà ngăn chặn vi khuẩn H.pylori chính là cách hiệu quả để điều trị dứt điểm chứng viêm loét dạ dày.

2/ Những thực phẩm có hại cho dạ dày nên tránh xa

Một số thực phẩm có thể làm tình trạng viêm loét dạ dày, khiến bệnh đau dạ dày thêm trầm trọng và dai dẳng. Người bị bệnh dạ dày nên tránh xa những món ăn này để bảo vệ sức khỏe.

Thường xuyên ăn đồ cay nóng làm hại dạ dày - tá tràng
Thường xuyên ăn đồ cay nóng làm hại dạ dày – tá tràng
  • Gia vị cay nóng: các loại gia vị cay nóng như tiêu, tỏi, ớt, gừng khô… đều làm tổn thương niêm mạc dạ dày, khiến cơn đau ngày càng nặng hơn. Ăn cay đau dạ dày
  • Các món ăn chiên xào ngập dầu như khoai tây rán, gà rán, thịt quay… đều khiến dạ dày bị kích thích, gây ra tình trạng khó tiêu, đầy bụng…
  • Thực phẩm có độ axit cao: Các loại thực phẩm có độ axit cao như trái cây chua (quýt, cam, chanh, bưởi), các loại giấm, mẻ, nước trái cây có ga… có thế khiến niêm mạc dạ dày bị chảy máu, gây đau đớn kéo dài.
  • Thức ăn làm tăng tiết acid: Các loại thịt có độ đạm lớn như thịt cá đậm đặc, nước sốt thịt… sẽ làm dạ dày tiết nhiều acid, gây ra những cơn đau đớn, làm mất cân bằng tiêu hóa…
  • Thức ăn dai, cứng: Các món ăn dai, cứng, khó tiêu như khô bò, khô mực, gân sụn… gây cọ xát và hư hại niêm mạc dạ dày.

Bên cạnh thực đơn ăn uống khoa học, người bệnh nên kết hợp tập luyện thể dục nâng cao sức khỏe, từ đó hạn chế triệu chứng đau dạ dày. Hy vọng với những thông tin trong bài viết, người bệnh đã giải đáp được vấn đề “đau dạ dày có nên ăn bánh cuốn không?”. Đồng thời, chuyên mục đã cũng cấp những danh sách thực phẩm tốt và hại cho hệ tiêu hóa. Còn ngại gì mà không áp dụng ngay.

Nếu còn bất cứ thắc mắc gì về bệnh lý đường tiêu hóa và cách điều trị hãy để lại bình luận bên dưới, chuyên gia Metaherb sẽ giải đáp nhanh nhất có thể.

Có thể bạn quan tâm

5/5 - (1 bình chọn)
Hoàng Vân
Chuyên khoa

Dạ dày, Tiểu đường, Gout, Sinh lý

Nơi công tác

Phòng tư vấn và chăm sóc bệnh nhân Metaherb

Nếu có một trong các biểu hiện sau cần tư vấn tôi sẽ hỗ trợ miễn phí

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?