Đau dạ dày có được ăn mít không?

Hiện nay, vấn đề “đau dạ dày có ăn được mít không?” đang gây rất nhiều tranh cãi. Không ít ý kiến nhận định rằng thức quả này làm bệnh lý dạ dày trở nên trầm trọng. Thực hư sự thật như thế nào? Metaherb sẽ giải đáp trong bài viết.

Đau dạ dày có ăn được mít không?

Cơn đau dạ dày gây nên vô số khó chịu cho người bệnh. Vì vậy, để đẩy lùi và hạn chế triệu chứng, người bệnh nên thay đổi chế độ ăn uống khoa học, bổ sung nhiều hoa quả. Vậy, bên cạnh những loại quả tốt cho tiêu hóa như bơ, chuối, táo, thì đau dạ dày có ăn được mít không?

Mít được biết đến là loại trái cây có chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể:

  • Thành phần dinh dưỡng của quả mít bao gồm: Trong 165g múi mít chính có chứa: 155 calo0, 40g Carbs, 3g chất xơ, 3g, portein.
  • Mít chứa nhiều chất xơ chống táo bón (100g mít chứa 1.2g chất xơ) và đi tiêu dễ dàng hơn
  • Mít còn chứa các chất có thuộc tính giúp chống loét và rối loạn tiêu hóa, giữ cho hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh.
  • Chất xơ trong mít còn có tác dụng loại bỏ những màng nhầy bám ở ruột giúp cơ thể hạn chế nguy cơ mắc bệnh ung thư đại tràng.
  • Các hợp chất  lignans, saponin và phytonutrient có tác dụng ngăn ngừa tình trạng viêm loét dạ dày, làm chậm quá trình thoái hóa tế bào.
  • Lượng Kali dồi dào trong mít cũng giúp tinh thần thư giãn, tránh được chứng đau dạ dày do stress.
  • Tăng cường hệ miễn dịch: Vitamin C dồi dào trong mít (7.6 mg vitamin C trong 100g mít) có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn HP.
  • Hỗ trợ ngăn ngừa bệnh ung thư dạ dày: Mít có chứa Vitamin A, isoflavones và saponins cũng như các sắc tố Lutein, cryptoxanthin-Ay… Các hợp chất này kết hợp cùng nhau có thể loại bỏ các phân tử gốc tự do gây ung thư dạ dày.
Đau dạ dày có ăn được mít không
Mít là loại trái cây thơm ngon, chứa nhiều hàm lượng dinh dưỡng

Bên cạnh đó thức quả này còn có nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe như:

  • Ngăn ngừa tình trạng thiếu máu
  • Ổn định huyết áp, tốt cho tim mạch
  • Tốt cho mắt, hạn chế nhiễm trùng da

Từ tất cả các công dụng trên, có thể thấy người bị đau dạ dày hoàn toàn có thể ăn được mít. Bên cạnh đó, người bệnh có thể kết hợp mít với những thực phẩm để tạo ra những món ăn ngon lại bổ dưỡng cho dạ dày.

3 món ăn ngon và tốt cho dạ dày từ mít

Với tất cả những thông tin trên, chuyên mục đã lý giải đượcc âu hỏi “đau dạ dày có được ăn mít không?”. Người bệnh có thể thay đổi khẩu vị gia đình bằng những món ăn ngon từ mít.

1/ Sữa chua mít

Tác dụng của sữa chua mít:

Sữa chua có chứa lượng lợi khuẩn lớn giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, có tác dụng tăng cường sức khỏe cho hệ tiêu hóa, giảm các triệu chứng khó chịu của dạ dày và ruột khi bạn đi đau dạ dày.

Chuẩn bị: 50g mít chín, 1 hộp sữa chua, hoa quả khác

Thực hiện: 

  • Mít tách bỏ phần hạt xé nhỏ thành sợi dài. Các loại hoa quả khác cắt nhỏ vừa ăn.
  • Trộn mít và sữa chua cùng các loại hoa quả khác để sử dụng ngay.
Sữa chua mít
Sữa chua mít là món ăn tốt cho người bệnh đau dạ dày

2/ Mít xanh kết hợp với nghệ vàng

Tác dụng của mít xanh và nghệ:

Món ăn từ mít xanh sau đây cũng là một món ăn tốt cho người bị đau dạ dày. Món ăn này tốt cho người bị đau dạ dày vì ngoài thành phần là mít còn được kết hợp thêm các thành phần tốt cho dạ dày khác là nghệ, vừng.

Nghệ có tác dụng kháng khuẩn, giúp vết loét dạ dày và các tổn thương tại dạ dày chóng lành. Trong khi đó, vừng có tác dụng giảm chứng đau và sưng ở dạ dày.

Chuẩn bị: 150g mít xanh, 10g nghệ tươi, 2 củ sả, 100ml nước cốt dừa, 5g vừng rang, Gia vị

Thực hiện: 

  • Mít xanh đem gọt vỏ ngâm muối và rửa sạch cho ra hết nhựa. Cắt miếng vừa ăn và trần sơ qua nước sôi. Nghệ tươi giã nát, sả băm nhỏ.
  • Rán vàng mít sau đó cho sả, nghệ tươi giã nát thêm đường, muối, hạt tiêu vừa ăn kho nhỏ lửa trong 20 phút.
  • Món ăn sẽ có màu vàng, thơm. Rắc vừng lên trên món ăn là hoàn thành.

3/ Mít non kho thịt chuẩn hương vị miền Bắc

Chuẩn bị: 300 gr thịt ba chỉ, 200 gr mít non, 3 – 4 củ hành tím, hành lá, mắm, muối, hạt nêm, bột ngọt, hạt tiêu, dầu ăn, đường kính trắng.

Thực hiện:

  • Hành khô bóc vỏ băm nhỏ, hành lá nhặt sạch thái khúc.
  • Thịt ba chỉ rửa sạch, thái miếng, tẩm ướp gia vị (1 thìa canh nước mắm, 1 thìa café bột ngọt, 1 thìa café hạt tiêu, 1 thìa café hạt nêm, 1 thìa café dầu ăn), trộn đều 30 phút cho ngấm.
  • Mít non gọt vỏ ngoài, rửa hết nhựa, hoặc phơi héo 1 nắng, rồi thái miếng nhỏ, vừa ăn, luộc xơ với chút muối rồi đổ ra rổ, để ráo.
  • Phi thơm hành khô, đổ thịt tẩm ướp vào xào săn, thêm 2 -3 thìa café đường kính trắng, tiếp tục đảo đều rồi đổ nước xâm xấp, vặn lửa nhỏ, đậy vung kho tới khi thịt đổi màu cánh gián, nước sắp cạn thì đổ mít đã sơ chế vào đảo đều. Đun tiếp với lửa nhỏ tới khi thịt và mít chín quyện vào nhau, cho thêm hành lá đổ ra đĩa ăn nóng với cơm, kèm dưa chua/cà muối.
Mít kho thịt
Mít kho thịt là món ăn lạ miệng, đưa cơm

Với 3 món ăn ngon từ mít, người bệnh có thể giúp bữa cơm gia đình không bị nhàm chán. Tuy nhiên, để hạn chế cơn đau dạ dày người bệnh nên ghi nhớ một số lưu ý về đối tưởng sử dụng, định lương mít trong mỗi món ăn.

Lưu ý ăn mít đúng cách, tốt cho dạ dày

Rất nhiều người thắc mắc: Đau dạ dày có ăn được mít không? Mít tốt như vậy nhưng đâu là cách dùng mít đúng và chuẩn nhất? Ăn mít đúng cách mới có thể mang lại tác dụng tốt cho cơ thể và cho dạ dày. Cách sử dụng mít đúng cách như sau:

  • Lượng mít ăn một ngày: Mỗi ngày, người bị đau dạ dày nên ăn khoảng 100g mít. Không nên ăn với lượng nhiều hơn. Khi ăn quá nhiều mít, dạ dày sẽ bị quá tải gây cản trở quá trình tiêu hóa thức ăn.
  • Tần suất ăn mít: Không nên ăn mít quá thường xuyên. Mỗi tuần, bạn chỉ nên ăn mít khoảng 2 lần. Mít có tính nóng nên nếu ăn nhiều có thể gây nhiệt và nóng trong.
  • Nên ăn mít sau khi đã ăn cơm xong. Không ăn mít khi bụng đói vì lượng Vitamin C cao trong mít có thể gây tăng nồng độ axit trong dạ dày tạo ra cảm giác cồn cào trong bụng. Tránh ăn mít vào buổi tối vì sẽ khiến hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả gây ra chứng đầy bụng, khó tiêu.
  • Nên làm sạch phần nhựa của mít: Loại bỏ phần nhựa mít trước khi ăn giúp dạ dày tiêu hóa tốt hơn và hấp thu các chất dinh dưỡng hiệu quả hơn.
  • Nên ăn mít đã chín: Ăn mít non có thể gây ra hiện tượng khó tiêu và các phản ứng phụ xấu cho sức khỏe.
  • Người bệnh gan nhiễm mỡ: Mít có chứa đường. Do đó, người bị gan nhiễm mỡ kèm viêm gan nên tránh ăn mít vì dễ dẫn tới khó tiêu, nóng trong không tốt cho gan.
  • Đối thượng không nên sử dụng mít: Bệnh tiểu đường, suy thận mạn
  • Khi ăn mít, nên bổ sung đủ nước (đủ 2-2,5l/ngày) và ăn thêm rau xanh (200-300g/ngày). Nước và rau xanh có tác dụng làm mát cơ thể và giúp tiêu hóa tốt hơn, tránh tình trạng bị nóng trong và nổi mụn do mít.
Lưu ý khi ăn mít dành cho người bệnh đau dạ dày
Để giảm đau dạ dày, người bệnh cần ăn mít đúng cách

Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn không còn băn khoăn với câu hỏi: “Đau dạ dày có ăn được được không?”. Có thể thấy mít là loại quả chứa hàm lượng dinh dưỡng cao và tốt cho người bị đau dạ dày. Nếu ăn đúng cách, ăn với lượng thích hợp, mít mang lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.

Nếu còn bất cứ thắc mắc gì về bệnh lý đau dạ dày và cách điều trị, người bệnh hãy để lại bình luận bên dưới, dược sĩ của chuyên mục sẽ giải đáp chi tiết.

Có thể bạn quan tâm:

vote
Hoàng Vân
Chuyên khoa

Dạ dày, Tiểu đường, Gout, Sinh lý

Nơi công tác

Phòng tư vấn và chăm sóc bệnh nhân Metaherb

Nếu có một trong các biểu hiện sau cần tư vấn tôi sẽ hỗ trợ miễn phí

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?